Home > Kinh Sách Tịnh Độ > Tay-Phuong-Hop-Luan

Bài Tựa


Hương Quang Tử chùa ở Khiêu sơn, tu tập Tịnh độ. Có một thiền nhân bước đi khoan thai, ánh nhìn rộng qua nơi ở mà trò chuyện, thấy trên bàn có Tân soạn Tịnh độ hợp luận của Thạch Đầu cư sĩ, giở ra đọc chưa hết đã lên tiếng nói rằng: “Nếu luận bàn thì pháp môn này vốn dùng để dắt dẫn các căn cơ trung hạ. Vì người trung căn, hạ căn thì trí tuệ thấp kém, nghiệp lực sâu nặng, nhớ Phật niệm Phật được sinh Tịnh độ, như hòn đá xanh nương thuyền có thể đến được bờ, nên thích hợp niệm Phật. Còn với bọn ta là những người thấu triệt bổn nguyên, tâm này đã là Phật, thế thì còn đi đâu mà tìm kiếm Phật nữa, tâm này đã là cõi, thế thì còn đi đâu mà thấy cõi? Đối với lý thật tế, đi tìm tướng chúng sinh, Phật, đến đi sinh tử ba đời, không một mảnh lông thật có. Vừa nói thành Phật thì đã trở thành lời thừa, thì đâu còn những việc chia tịnh chia uế, bỏ đây sinh kia, nếu ngộ được điều ấy thì là người tự tại ở nhân gian, tức dâm nội si đều là A di bình đẳng đạo trường, như như bất động, sao lại bỏ Phật mình mà lạy tượng đồng, vàng kia. Hơn nữa ngộ hay chưa ngộ đều phải nên tu tập, vô sự sinh sự là điều ta không hiểu.

Hương Quang Tử nghe xong thở dài mà nói: “Như lời ông nói chỉ là lời ở đầu môi, mà không biết rằng giở chân lên là rơi vào hầm lửa. Sinh tử vô thường, chớp mắt đã đến, tại sao lời nói của các tông môn hiện nay đều giống nhau, đều cho rằng ta đã thành Phật, không cần niệm Phật. Nếu nói về lý thì bất cứ một con sâu bọ nào trên thế gian cũng đều có Như Lai thanh tịnh giác thể, không hai không khác. Cho đến chư Phật thành đẳng Chánh giác, chứng đại Niết bàn, bổn thể cũng không hề tăng thêm một phân. Chúng sinh đọa xuống ba đường, trôi trong biển sinh tử, bổn thể vẫn không hề giảm đi một chút nào. Thể như như, thường tự bất động, sinh tử, Niết bàn” đều là vọng kiến, cũng không có Như Lai, cũng không có chúng sinh, ở đây chứng nhập, cũng không có người năng chứng, cũng không có pháp sở chứng. Dứt bặt tâm lượng siêu việt tình hữu, mặt đất không có tấc đất, thì chữ Phật biết đặt vào đâu? Còn việc tiến tu pháp môn, trong vô tu chứng mà tu chứng, trong vô đẳng cấp mà đẳng cấp ngàn muôn khác nhau, tuy rằng vị thì đến Đẳng giác, nhưng chưa biết được nơi Như Lai cất bước và đặt bước. Chư Tổ sư trước đây sở dĩ trách Phật quở đạo đó đều là pháp “giá”, chỉ do lòng người cố chấp giáo tướng, theo lời mà sinh giải, không ngộ được bản thể bên ngoài lời nói, chỉ biết mạn chấp phương tiện trong lời nói. Một bề nói tâm, nói tánh, nói không, nói huyễn, nói đốn, nói tiệm, nói nhân nói quả, muôn kinh ngàn luận không gì là không hiểu cả. Nhưng khi hỏi đến bổn mệnh nguyên thần, bèn lấy những lời trong kinh luận để đối đáp lại, loại trừ hết những lời nói hiện hành thì vẫn chới với vô phương như cũ, không biết nói gì ngoài dẫn chứng kinh luận. Gọi là đếm vật báu cho người khác, còn mình thì chẳng có một hào. Hoặc khi có những người tu hành thực sự, không thấy Phật tánh, khổ cực hành trì, như kẻ mù không người dẫn đường, chỉ đạt được quả trời người mà không sinh vào nhà Như Lai. Từ đây, các Tổ biết được việc này, bèn dùng độc thủ, xóa hết ngôn ngữ để lấp bít đường thông hiểu của họ, ép buộc tình thức của họ, khiến họ cố gắng tham cứu, đi nghịch với dòng chảy sinh diệt, tình hết sinh diệt, niệm thủ xả không, mới hiểu được cha mẹ thân sinh, kho báu nhiều kiếp, bèn phải xem kinh xem giáo, mỗi việc theo đúng như Đạo gia. Sau đó đúng như lời dạy tiến tu, dùng tri kiến Phật, đối trị dư tập, lạy Như Lai như hoa đốm trong hư không, tu phạm hạnh như trăng đáy nước, bước lên giai cấp như dương diệm, độ chúng sinh như tiếng vang trong hang trống. Không chấp tịch chứng, đó gọi là Phật chủng. Giống như mặt trời soi rọi giữa hư không, đi trên đường của Đại vương, không còn như đêm tối bước đi đạp gai đâm xước, há cho rằng khi đã ngộ thì đồng cực quả, như Cung Phụng hỏi Sầm Đại Trùng:

- Quả Niết bàn tối thượng, Thiện tri thức trong thiên hạ chứng chưa?

Sầm trả lời: Chưa chứng. Phụng hỏi: Tại sao chưa chứng?

Sầm nói: Công đức chưa bằng các Thánh.

Phụng nói: Nếu thế, tại sao gọi là Thiện tri thức?

Sầm nói: Thấy rõ Phật tính, cũng được gọi là Thiện tri thức.

Thiền sư Hoằng Biện nói: Đốn rõ tự tính, được xem ngang bằng với Phật. Nhưng còn có vô thỉ tập nhiễm nên giả đối trị khiến cho thuận tính khởi dụng. Như người ta ăn cơm vậy, không phải và một đũa là no ngay.

Quy Sơn nói:

- Sơ tâm từ duyên mà đốn ngộ tự lý, vẫn còn tập khí nhiều kiếp từ vô thỉ, chưa thể đốn tịnh. Phải dạy rửa sạch, trừ lưu thức hiện nghiệp tức là tu, không thể có pháp nào khác, dạy bảo tu hành thú hướng, nếu luận các Tổ Sư là chỗ của người, vách đứng cao muôn nhẫn, trong đống lửa lớn, chạm vào thì bị cháy rụi. Trong rừng gươm đao, động đậy là bị thương ngay. Không hề mở miệng, đã cách xa nhau ngàn muôn dặm, đến ngoài cơ duyên, bình thực thương lượng, không hề dứt hết giai cấp, đều ngăn tu hành. Trong “Truyền Đăng Lục” có nói rõ ràng tường tận. Đại Tuệ Trung Phong ngôn giáo rất là khẩn thiết, chí thành khuyên gắng, chỉ sợ không hiểu mà sa vào việc ma. Đâu từng nói rằng sau khi ngộ ra không cần tu hành vẫn đốn đồng đấng Lưỡng túc, đầy mãn quả Niết bàn. Người đời sau không hiểu được ý nghĩa của lời dạy, không đạt Tổ cơ, chỉ chọn lấy những câu chửi Phật báng Tổ để mà hành trì, thật đáng sợ thay. Người xưa bị kinh luận làm chướng ngại, vẫn còn ăn lẫn lộn gạo, lúa mì, không thể vận hóa, người sau thì ghi nhớ ngữ cú Thiền tông, bài bác nhân quả, còn quá đáng hơn người xưa, coi đậu nành như là trà cơm. Tự gây khó cho mình và làm lỡ việc người khác, sự tệ hại này đâu có cùng cực. Khi mới nhập vào pháp môn này liền xem thường các Như Lai mười phương, ai cũng tự cho rằng không có Phật khả thành, không có hạnh để tu. Gặp người niệm Phật thì nói rằng tự tính là Phật, thấy người tu Tịnh độ thì bảo rằng ngay nơi tâm là tịnh. Nói đến tham Thiền thì tôn xưng lên đến chín tầng mây, đề cập đến niệm Phật thì chà đạp, hạ thấp xuống chín tầng địa ngục, hoàn toàn không hề nghĩ đến việc tham Thiền, niệm Phật đều là để giải quyết chuyện sinh tử, đều là chiếc cầu nối để bước ra khỏi biển khổ, là bè báu, vượt ra ba cõi, sự đồng một nhà, nào hơn nào kém. Trong những điều mà tham Thiền sở ngộ cũng có cạn sâu, những người niệm Phật tu hành cũng có cao có thấp, vì sao cứ cho rằng người tham Thiền là thượng căn, kẻ niệm Phật chỉ là trung căn hạ căn. Từ khi Đạt ma từ Ấn độ đến lập ra tông môn này đã nói rằng: “Hai trăm năm sau kẻ hiểu đạo thì nhiều, kẻ hành đạo thì ít, người nói lý thì nhiều, kẻ hiểu được lý thì ít.” Nay trong Truyền Đăng Lục, đa số đều nói rằng đã ngộ nhập, kỳ thực khác xa, như duyên Bát nhã sâu xa, gốc linh vốn đã trồng Ca lăng phá tà, hương tượng cắt dòng, hoặc thấy căn tông trong một lời nói, hoặc hiển bày uy dụng trong một tiếng hét. Một nghe ngàn ngộ, đắc đại Tổng trì, hoặc người có tâm xuất thế, có chí lớn của trượng phu, xả tình trần kia, nghiên cứu việc lớn này, không cậy sự hiểu biết nhỏ nhoi, chỉ cần thật biết. Nếm mật nằm gai, ăn sương nuốt tuyết, như thế ba mươi, bốn mươi năm sau, hoặc gặp minh sư, đau tựa kim đâm, tâm trộm chết hết, hoa tâm mới nở. Sau khi ấy lại phải âm thầm mật tu, tiêu dung ác dư tập, pháp kiến còn bỏ, huống gì không phải pháp, như Triệu Châu trừ hai thời cháo cơm là tạp dụng tâm. Dũng Tuyền bốn mươi năm mới có chỗ tẩu tác, Hương Lâm bốn mươi năm đả thành một khối, khắc khắc nghiệp nghiệp như giữ đầu mắt, cho đến khi khói tan tro tàn thì tự nhiên một niệm không sinh, nghiệp không buộc được mé sinh tử, tùy ý tự tại, vặn hỏi sở chứng, e cũng chưa thể vượt được thượng phẩm thượng sinh, vì sao mà biết? Bồ tát Long Thụ, là tỷ tổ của tông môn, đắc đại trí tuệ, có đại biện tài, trụ trì Phật pháp. Vì mấy trăm năm trước trong hội Lăng già, được Thế Tôn thụ ký cho từ xa, nhưng cũng chẳng qua gọi là chứng sơ hoan hỷ địa, vãng sinh cõi An lạc mà thôi. Còn “Thượng phẩm thượng sinh” trong Quán kinh thì sinh về cõi ấy trong khoảng một sát na, cũng chứng Sơ địa. Nay tông môn chư đại Tổ sư, dù cho kiến lìa triền cái, lời nói ra khỏi hang ổ làm sao có thể vượt được Long Thụ, Long Thụ đã ngộ được nghĩa vô sinh vô tướng, đã có kiến giải không rơi vào giai cấp mà sinh về An dưỡng, ngang bằng với quả sở chứng của Thượng phẩm thượng sinh cho nên sở chứng của các vị trong Thiền môn đâu thể vượt quá. Ấy là do Thượng phẩm thượng sinh, hiểu nghĩa đệ nhất, lại đồng với chỗ ngộ của Thiền môn, tín sâu nhân quả, lại đồng với cái tu của Thiền môn, chỉ khác ở việc niệm Phật vãng sinh mà thôi. Nhưng tôi cho rằng người ngộ tu trong thiền môn, đã không thể có được Niết bàn Vô dư đồng Như Lai, lại không chịu nhận Niết Bàn có dư, đồng với nhị thừa, chắc chắn sẽ vào biển hạnh nguyện của Phổ Hiền. Nếu không xả một thân, thọ một thân, cứu giúp chúng sinh, thì sẽ từ một cõi đến một cõi, cúng dường chư Phật, đã gặp chư Phật, lại đồng vãng sinh, rốt ráo cùng thượng phẩm thượng sinh, chỉ ở giữa Nhan Hành và Bá Trọng. Tại sao lại đề cao Tổ sư, xem nhẹ Tịnh lữ, hoặc ngộ môn đã nhập, nghỉ ngơi quá sớm, trí không nhập vi, thì đạo khó thắng tập khí.

Một niệm không hết, tức là cội gốc sinh tử, bị gió nghiệp lôi kéo lại vào bào thai, như Ngũ tổ giới lại làm Đông Pha, Thanh Thảo Đường lại làm Lỗ công. Sau khi cách ấm thì theo duyên trôi lăn, đạo chỉ có tiêu trừ mà không tăng trưởng, nghiệp chỉ có tăng thêm mà không giảm bớt, thì cho dù duyên Bát nhã sâu, không bị đày xuống ba đường, thì việc xuất phòng nhập phòng cũng rất gian khổ. Lại xem chúng vãng sinh trung hạ, trời đất không đủ để ví dụ sự bỉ thái. Huống gì đời sau tông phong ngày càng suy yếu, căn khí con người cũng ngày càng kém tệ, phát tâm tuy nhiều nhưng đa số không thật lòng, công phu lại không thuần nhất, tình cờ trong lời dạy bảo của Đức Phật bằng ngôn ngữ hiểu biết mà hoặc ngộ được chỗ xưa nay thành Phật, chỗ ngay đây chính thị, chỗ ý thức không đến, nói năng không được, tất cả đều không có tức là chỗ bất khả đắc. Lấy câu cú của người xưa so sánh đều tương tự nhau, hiểu được sự giống nhau ấy, bèn nói rằng: “Rong ruổi tìm cầu đã hết, ta là đạo nhân vô sự”, hiểu được rằng phiền não là huyền ảo, thì lại cứ mặc sức dung túng phiền não; hiểu được tu hành vốn không, nên bèn mặc ý phế bỏ tu hành, cho rằng bố thí vốn không, nên bỏ bố thí, chấp vào san tham. Cho rằng nhẫn vốn không, nên buông thả tâm, không còn tu nhẫn. Nói đến thiền thì cho rằng vốn không có định hay loạn, cần gì bỏ loạn giữ định, tùy tình thuận ý, đạp trên hữu nhưng bàn nói không, đã nói rằng pháp còn phải lìa bỏ, thế tại sao lại còn giữ lấy cái phi pháp. Đã bảo rằng “chân cũng không cầu”, hà cớ lại bỏ chân để cầu vọng. Đã nói tu quán tập định, đều thuộc về dấu vết hữu vi sao lại tham danh cầu lợi, riêng hợp đạo vô vi. Lửa yêu, ghét, chê, khen, vừa xúc chạm thì liền cao. Ngọn gió sinh già bệnh chết chỉ thổi nhẹ mà đã động, tranh nhau giữa ta và người, nói phải nói quấy, thậm chí cho hỏa tính là khí phách, cho ngã mạn là gánh vác, cho xảo quyệt là cơ dụng, dùng lời dối gạt làm phương tiện, dùng buông lung làm vui chơi, dùng lời nhơ uế để cởi mở dính mắc. Khen ngợi kẻ phá luật vô hạnh, khinh lờn bậc giữ gìn phép tắc. Riêng hiển bày đường lý nên cùng huyền cực diệu, không có dấu vết, quét sạch hạnh môn nên túng ý nhậm tâm, không còn khuôn phép, miệng nói vãng sinh là pháp Tiểu thừa, kêu gọi người khác tu tập còn mình thì an nhiên, hoặc suốt năm không lễ một Phật, suốt năm không lạy một sám, suốt năm không tụng một kinh. Lại xem những sách không nên có ở thế gian, làm những việc mà người hành đạo không nên làm, khiến hậu sinh tiểu tử, chuyên thể hiện sự thông minh, chỉ tìm kiến giải, mới có sở tri liền cho là nhất siêu trực nhập, lại còn khinh cuồng ngạo mạn, cống cao buông lung, miệng không biết lựa lời mà nói, thân không biết chọn việc mà làm, cha đã báo thù, con còn làm kẻ cướp.

Viết ô thành mã, xoay vần khác nhau, không nghĩ rằng thế gian tình dục không bờ, đắp đê ngăn lại vẫn tràn ra. Nếu ngày nào dùng những lời êm ái để đại phá cánh cửa nhân quả, vứt bỏ chướng ngăn thì chắc chắn sẽ chảy thông. Tự làm lỡ việc mình và lỡ việc người khác, làm sao tránh khỏi đắm chìm, nếu không bị ma thu nhiếp thì cũng sẽ mãi bị sa lầy trong ba đường, núi đao cây kiếm đều trả nhân trước, mang lông đội sừng để đền nợ trước.

Đừng nói rằng ta là người ngộ đạt, nghiệp không thể ràng buộc. Cho rằng nghiệp không thể ràng buộc, chẳng phải rằng có mà không có, chính cho rằng không mà tự không. Khi còn sống đã theo cảnh tức động, thì khi chết làm sao tránh khỏi không theo nghiệp thọ sinh, trước mắt tướng của một niệm sân, tức là hình tướng của con quái mãng. Trước mắt tướng của một niệm tham, tức là hạt giống ngạ quỷ, niệm nhân vô hình rất nhỏ, quả báo hữu hình rất lớn. Chỉ một niệm nhỏ mà ruộng thức giữ gìn qua nghìn muôn kiếp cũng không bao giờ mất, như một Tỳ kheo, vì có trí tuệ nên thân thể có ánh sáng. Vì nói dối nên miệng tuôn ra trùng bọ. Chỉ một lời nói mà phải nhận nhận lãnh ác quả như thế, tuy có trí tuệ, nhưng vẫn không thể tiêu trừ được, huống gì nay vô minh phiền não rực cháy không dứt, muốn dùng kiến giải tương tự để tiêu trừ ác nghiệp này, mong thoát khỏi ba đường, thì không có việc ấy. Không được mới có chút thành quả đã thỏa mãn, phải thường đúng theo lời dạy mà tu hành, không bao giờ tự nói mình đã ngộ đạt, tức tâm là Phật, làm sao có thể đồng với hàng trung hạ niệm Phật cầu sinh, hiểu rõ sinh vốn vô sinh thì ngại gì cầu sinh ngay nơi tâm là cõi, Liên bang không ở ngoài tâm, không bỏ lễ bái, không bỏ niệm tụng. Trí lực hành lực hai bên cùng tiến, mới được lên đài xen thượng phẩm, ngồi trên lầu báu giữa hư không, sáng ăn cơm Hương tích, tối dạo chơi mãn nguyệt. Nhìn lại phẩm thai sinh, đi trên đất báu, không nghe pháp ngữ, không thấy pháp thân, tượng mã khó gần nhau, gà phụng chẳng giống, huống gì tiểu quả trời người chỉ như lăn quăng trong lu mà lại bụng trống lòng cao, đắm không phá hữu, lại dùng thiên chấp vọng hiểu, phá quả báo phi thường, không làm đệ tử Phật Di đà, lại làm tù nhân của Diêm la, không làm bạn với tịnh chúng mà lại nhập bọn với A bàng, từ bỏ rừng báu để chọn con đường chông gai, từ bỏ Phạm âm mà nghe tiếng kêu gào, xét những điều phải chịu còn không thể cùng với những người vô tri vô kiến trên thế gian làm chút việc lành, làm chút công đức, người sinh lên cõi trời và người có sự khác nhau đến từng chi tiết nhỏ, trời đất cách xa nhau, không đáng buồn sao. Nhưng người trong tông môn, bậc thượng thì có thể vượt lên thượng phẩm thượng sinh, còn hạ thì đã đọa trong ba đường. Cho nên biết đường này hiểm khó, chưa dễ được. Nếu thành thì là Phật, bại sẽ thành ma, là vua hoặc là giặc chỉ trong thời gian búng ngón tay. Đời nay cửa ngộ một đường không dứt như trong Thiền môn vắng vẻ không người, chỉ có hai, ba cư sĩ tại gia, đường lối ngay thẳng có thể lưu thông pháp này, nhưng đã là cư sĩ thì không giống với Sa môn Thích tử có giới luật ràng buộc, mới có thể dấn thân trong lửa dữ, đắm tâm trong biển phiền não. Tuy làm việc đời nhưng thỉnh thoảng có một người nhập môn, nhưng đạo lực thì rất cạn mà nghiệp lực lại quá sâu, tức thô nhất chẳng gì bằng nghiệp sát dâm, vẫn không thể chiết phục thân đừng hành, huống gì là tinh tế? Giữa sinh tử làm sao thoát được. Chỉ thấy hào nhoáng như Vu Tụ, gian ác như Lữ Tuệ Khanh, vội vã như Trương Thiên Giác, phong lưu diêm dúa như Bạch Lạc Thiên, Tô Tử Chiên, đều xếp vào trong Truyền Đăng, bèn nói rằng tất cả vô ngại, không biết là từ các vị ở trên tuy có chính kiến, nếu cho rằng từ đó họ không còn thọ thân phần đoạn, nghiệp không thể ràng buộc, thì ta không dám chắc, rồi sẽ đêm dài chịu báo, chưa có lúc thoát khỏi, cho nên biết niệm Phật đối với cư sĩ vẫn rất thích hợp và cần thiết, nghiệp lực tuy nặng, nhưng nhờ năng lực Phật tránh khỏi đắm chìm, giống như là người ôm nợ trốn trong hoàng cung thì khỏi được trả nợ. Đã sinh cõi Phật, thì sở ngộ, sở giải lúc còn sống đều không luống uổng, sinh tử hối thúc, hơi thở ra khó vào, sớm tìm lối về, tránh được bấn loạn. Cho dù chí ở tham thiền, nhưng cũng nên kiêm việc niệm Phật, làm quan làm quyền trên thế gian còn không ngại huống gì sớm tối niệm tụng, lễ bái. Đồng thời nhờ sự tinh thành chí thiết của việc niệm Phật, có thể nhắc nhở tâm tham Thiền, mượn sự rỗng suốt của tham môn, có thể làm vững chắc lòng tin Tịnh độ, hai bên dựa vào nhau là vững chắc và thực tế nhất. Nếu như vậy mà không tin thì thật là quá hạ lưu ngu dốt. Cư sĩ Thạch Đầu, từ thuở còn trẻ đã để tâm vào việc tham Thiền, căn tính mạnh mẽ, trong mười năm đã có sở nhập, cơ phong bén nhạy, ngữ ngôn viên chuyển, thường cùng với người bàn luận việc này, hạ bút ngàn lời, không lập lại lời Tổ, trực tiếp thoát ra từ trong lòng, hổ sống rồng sống, không một lời nào mà không có nghĩa, bèn cũng tự cho là liễu ngộ, không việc gì đáng tôn thờ, tuy thế tình giảm ít, bất nhập trần lao, nhưng gió sớm ngắm trăng, lên núi ngắm cảnh, lưu chuyển ở chốn tửu văn, đắm chìm vào nghiệp tao nhã, biếng nhác sơ cuồng, chưa khỏi buông lung tâm ý, như bệnh ngày trước, chưa thể hoàn toàn thoát được, vướng mắc sinh tử, tâm thiết tha không lâu dài, chìm ngập đau khổ, thấy cảnh sinh tâm, gặp việc bị vướng mắc, giải phù nhưng tình thật, chưa thể tương thắng, ngộ mà không tu hành, nhất định sẽ rơi vào cảnh ma, sự khác biệt giữa Phật và ma chỉ trong khoảnh khắc, nó hạn chế trong cái chấp thiên không. Vào biển Phổ Hiền. Lại tư duy đầu mối hạnh môn không gì bằng niệm Phật, mà quyền dẫn nghi ngờ của bậc trung, bậc hạ, vẫn chưa phá hết, về sau xem rộng kinh luận, mới biết pháp môn này vốn nhiếp nhất thừa và người chưa ngộ, đều nên tu tập, bấy giờ mượn sự tuyên dương của miệng vàng, sự mở mang của Bồ tát, sự phát huy của các đại Thiện tri thức, kèm với ý của mình, ngàn sóng tranh nhau sinh khởi, muôn phái hoành lưu, hỏi sự tụ hợp thì đều đồng một nguồn. Luận này lấy Đệ nhất nghĩa không thể nghĩ bàn làm tông, lấy sự giác ngộ để dẫn dắt, lấy việc trì danh hiệu Phật trong mười hai thời, nhất tâm bất loạn, niệm niệm nối tiếp nhau để làm hành trì, lấy Lục độ muôn hạnh làm nhân trợ giúp, lấy việc tin sâu nhân quả làm cửa vào. Luận này vừa mới thành mà số đồng tham phát tâm, trì giới, niệm Phật có đến năm người, cùng muốn lưu hành để giải thích những nghi hoặc đối với tông giáo. Ngài Hương Quang căn thức kém cỏi, từ lâu bị chấp không mê hoặc, buông thả tâm chí giống như con voi điên đêm năm ngoái bị đắm chìm trong nước xoáy, tự thân dạo chơi địa ngục Cách tử, lửa mạnh soi tỏ, thấy những người quen biết thường bàn về không và những tăng nhân phá giới hình dung tiều tụy, nghiêng ngã đi qua, tiếng khóc làm rung chuyển đất thật chẳng đành nghe, lại lông trên người đều dựng đứng bèn phát tâm quy y Tịnh độ. Sau đọc luận này những nghi ngờ xưa đều tan rã, cho nên ngày nay không cần sự nhọc công, như kẻ lang bạt thương cho khách, ông nên vứt hết những tri kiến ngày xưa, tâm trống rỗng tụng học tự sẽ có vào, sinh tử việc lớn chớ nên nghi ngờ mãi. Do đây thiền giả rơi lệ bi lã chã, tự nói: Nếu không gặp ông đã do chấp không mà luống qua một đời. Ông chính là người sinh ra tôi. Nói xong thành khẩn xin lễ lạy sách trên án rồi đi.

Ngày 23, trung xuân, năm Canh tý, niên hiệu Vạn Lịch. Viên Tông Đạo Bá sửa bản này tại Bạch Tô Trai.

Từ Ngữ Phật Học Trong: Bài Tựa