Home > Giảng Kinh > Xuat-Xu-Cua-Tam-Kinh

Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Quyển 1


Phẩm 3: Tu Tập Tương Ưng. Hán Dịch: Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập

Tôn giả Xá lợi phất bạch đức Phật: “Bạch đức Thế Tôn! Bồ tát ma ha tát tu tập tương ưng Bát nhã ba la mật như thế nào để tương ưng với Bát nhã ba lamật?”

Đức Phật bảo: “Xá lợi phất! Bồ tát ma ha tát tu tập tương ưng sắc là Không, đây gọi là tương ưng với Bát nhã ba la mật; tu tập tương ưng thọ, tưởng, hành và thức đều Không, đây gọi là tương ưng với Bát nhã ba la mật.

“Lại nữa, Xá lợi phất! Bồ tát ma ha tát tu tập tương ưng nhãn là Không, đây gọi là tương ưng với Bát nhã ba la mật; tu tập tương ưng nhĩ, tỷ, thiệt, thân và tâm đều Không, đây gọi là tương ưng với Bát nhã ba la mật.

“Bồ tát ma ha tát tu tập tương ưng sắc là Không, đây gọi là tương ưng với Bát nhã ba la mật; tu tập tương ưng thanh, hương, vị, xúc và pháp đều Không, đây gọi là tương ưng với Bát nhã ba la mật.

“Bồ tát ma ha tát tu tập tương ưng nhãn giới là Không, sắc giới là Không và nhãn thức giới là Không; đây gọi là tương ưng với Bát nhã ba la mật; tu tập tương ưng nhĩ giới, thanh giới và nhĩ thức giới đều Không; tỷ giới, hương giới và tỷ thức giới đều Không; thiệt giới, vị giới và thiệt thức giới đều Không; thân giới, xúc giới và thân thức giới đều Không; ý giới, pháp giới và ý thức giới đều Không, đây gọi là tương ưng với Bát nhã ba la mật.

“Bồ tát ma ha tát tu tập tương ưng Khổ là Không; tu tập tương ưng Tập, Diệt và Đạo đều là Không, đây gọi là tương ưng với Bát nhã ba la mật.

“Bồ tát ma ha tát tu tập tương ưng vô minh là Không; tu tập tương ưng hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh và lão tử đều Không, đây gọi là tương ưng với Bát nhã ba la mật.

“Bồ tát ma ha tát tu tập tương ưng tất cả các pháp là Không, dù là hữu vi hay vô vi, đây gọi là tương ưng với Bát nhã ba la mật.

“Lại nữa, Xá lợi phất! Bồ tát ma ha tát tu tập tương ưng tánh Không, đây gọi là tương ưng với Bát nhã ba la mật. Như vậy, Xá lợi phất! Bồ tát ma ha tát tu hành Bát nhã ba la mật, tu tập tương ưng bảy thứ Không, được gọi là: tánh Không, tự tướng Không, chư pháp Không, vô sở đắc Không, vô pháp Không, hữu pháp Không và vô pháp hữu pháp Không, đây gọi là tương ưng với Bát nhã ba la mật.”

Đức Phật bảo: “Xá lợi phất! Khi tu tập tương ưng bảy thứ Không, Bồ tát ma ha tát chẳng thấy sắc là tương ưng hay là không tương ưng, chẳng thấy thọ, tưởng, hành và thức là tương ưng hay là không tương ưng; chẳng thấy sắc là tướng sinh hay tướng diệt, chẳng thấy thọ, tưởng, hành và thức là tướng sinh hay tướng diệt; chẳng thấy sắc là tướng cấu hay tướng tịnh, chẳng thấy thọ, tưởng, hành và thức là tướng cấu hay tướng tịnh; chẳng thấy sắc hợp với thọ, chẳng thấy thọ hợp với tưởng, chẳng thấy tưởng hợp với hành, chẳng thấy hành hợp với thức. Vì sao vậy? Vì tánh của các pháp là Không, nên không có pháp nào hợp với pháp nào.

“Xá lợi phất! Trong sắc vốn Không nên không có sắc; trong thọ, tưởng, hành và thức vốn Không nên không có thọ, tưởng, hành và thức.

“Xá lợi phất! Sắc là Không nên không có tướng não hoại; thọ là Không nên không có tướng lãnh thọ; tưởng là Không nên không có tướng tri nhận; hành là Không nên không có tướng tạo tác; thức là Không nên không có tướng giác tri. Vì sao vậy? Xá lợi phất! Sắc chẳng khác Không; Không chẳng khác sắc. Sắc tức là Không; Không tức là sắc. Thọ, tưởng, hành và thức cũng như vậy.

“Xá lợi phất! Tướng Không của các pháp ấy không sinh không diệt, không cấu không tịnh, không tăng không giảm. Pháp Không ấy không phải quá khứ, không phải vị lai, không phải hiện tại. Thế nên, trong Không không có sắc, thọ, tưởng, hành, thức; không có nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; không có sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; không có nhãn giới, cho đến không có ý thức giới; cũng không có vô minh, cũng không có hết vô minh; cho đến cũng không có lão tử, cũng không có hết lão tử; không có Khổ, Tập, Diệt và Đạo; cũng không có trí và không có đắc; cũng không có Tu đà hoàn, không có quả Tu đà hoàn, không có Tư đà hàm, không có quả Tư đà hàm, không có A na hàm, không có quả A na hàm, không có A la hán, không có quả A la hán, không có Bích chi Phật, không có tuệ giác Bíchchi Phật; không có Phật, cũng không có tuệ giác Phật.

“Xá lợi phất! Bồ tát ma ha tát tu tập tương ưng như vậy, được gọi là tương ưng với Bát nhã ba la mật.”

(Đại chánh tạng, Vol. 08, No. 223, tr. 222c08 223a25.)

摩訶般若波羅蜜經 (鳩摩羅什譯) 卷第一習應品第三

舍利弗白佛言︰世尊!菩薩摩訶薩云何習應般若波羅蜜與般若波羅蜜相應?佛告舍利弗︰菩薩摩訶薩習應色空,是名與般若波羅蜜相應;習應受、想、行、識空,是名與般若波羅蜜相應。復次舍利弗!菩薩摩訶薩習應眼空,是名與般若波羅蜜相應;習應耳、鼻、舌、身、心空,是名與般若波羅蜜相應;習應色空,是名與般若波羅蜜相應,習應聲、香、味、觸、法空,是名與般若波羅蜜相應;習應眼界空、色界空、眼識界空,是名與般若波羅蜜相應;習應耳聲識、鼻香識、舌味識、身觸識、意法識界空,是名與般若波羅蜜相應。習應苦空,是名與般若波羅蜜相應;習應集、滅、道空,是名與般若波羅蜜相應。習應無明空,是名與般若波羅蜜相應;習應行、識、名色、六入、觸、受、愛、取、有、生、老死空,是名與般若波羅蜜相應。習應一切諸法空,若有為、若無為,是名與般若波羅蜜相應。復次舍利弗!菩薩摩訶薩習應性空,是名與般若波羅蜜相應。如是舍利弗!菩薩摩訶薩行般若波羅蜜,習應七空,所謂性空、自相空、諸法空、無所得空、無法空、有法空、無法有法空,是名與般若波羅蜜相應。佛告舍利弗︰菩薩摩訶薩習應七空時,不見色,若相應若不相應,不見受、想、行、識,若相應若不相應;不見色,若生相、若滅相,不見受、想、行、識,若生相、若滅相;不見色,若垢相、若淨相,不見受、想、行、識,若垢相、若淨相。不見色與受合,不見受與想合,不見想與行合,不見行與識合。何以故?無有法與法合者,其性空故。舍利弗!色空中無有色,受、想、行、識空中無有識。舍利弗!色空故無惱壞相,受空故無受相,想空故無知相,行空故無作相,識空故無覺相。何以故?舍利弗!色不異空,空不異色;色即是空,空即是色;受、想、行、識亦如是。舍利弗!是諸法空相,不生不滅,不垢不淨,不增不減。是空法,非過去、非未來、非現在。是故空中無色,無受、想、行、識;無眼、耳、鼻、舌、身、意;無色、聲、香、味、觸、法;無眼界,乃至無意識界。亦無無明,亦無無明盡,乃至亦無老死,亦無老死盡。無苦、集、滅、道;亦無智亦無得;亦無須陀洹、無須陀洹果,無斯陀含、無斯陀含果,無阿那含、無阿那含果,無阿羅漢、無阿羅漢果,無辟支佛、無辟支佛道,無佛、亦無佛道。舍利弗!菩薩摩訶薩如是習應,是名與般若波羅蜜相應。

Kinh Sách Liên Quan

 
1.    Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh, Cư Sĩ Viên Đạt | Cư Sĩ Vọng Tây, Việt Dịch
2.    Kinh Đại Bát Nhã Tập 1, Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang | Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm, Việt Dịch
3.    Bát Nhã Tâm Kinh, Đời Dao Tần, Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập | Cư Sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền, Việt Dịch
4.    TInh Túy Bát Nhã Tâm Kinh, Hòa Thượng DaLai Lama | Cư Sĩ Hồng Như, Việt Dịch
5.    Tâm Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa Chú Giải, Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang | Hòa Thượng Thích Trí Thủ, Việt Dịch
6.    Bát Nhã Tâm Kinh Qua Cái Nhìn Của Duy Thức, Đại Lão Hòa Thượng Thích Thắng Hoan
7.    Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh Lược Sớ, Đại Sư Pháp Tạng Hiền Thủ | Cư Sĩ Quảng Minh, Việt Dịch
8.    Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh Sớ, Pháp Sư Tuệ Tịnh | Cư Sĩ Quảng Minh, Việt Dịch
9.    Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh Thiêm Túc, Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang | Cư Sĩ Quảng Minh, Việt Dịch
10.    Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh Trực Thuyết, Đời Minh, Sa Môn Thích Đức Thanh Ở Chùa Hải Ấn, Núi Na La Diên | Cư Sĩ Quảng Minh, Việt Dịch
11.    Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh U Tán, Đại Sư Khuy Cơ | Cư Sĩ Quảng Minh, Việt Dịch
12.    Bát Nhã Tâm Kinh Chỉ Chướng, Cổ Sơn, Truyền Pháp Sa Môn Nguyên Hiền | Cư Sĩ Quảng Minh, Việt Dịch
13.    Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh Thích Yếu, Đại Sư Linh Phong Ngẫu Ích Trí Húc | Cư Sĩ Quảng Minh, Việt Dịch
14.    Bát Nhã Tâm Kinh Luận, OsHo | Vạn Sơn, Việt Dịch
15.    Bát Nhã Tâm Kinh Chú Giải, Hòa Thượng Thích Thái Hòa
16.    Kinh Kim Cang Bát Nhã Luận Giải Toát Yếu, Đời Đường Sa Môn Tông Mật | Hòa Thượng Thích Bảo Lạc, Việt Dịch
17.    Kinh Kim Cang Bát Nhã Tán Thuật, Đại Từ Ân tự Sa Môn Khuy Cơ | Hòa Thượng Thích Bảo Lạc, Việt Dịch
18.    Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh Nghĩa Mầu, Đại Sư Khuy Cơ | Hòa Thượng Thích Bảo Lạc, Việt Dịch
19.    Những Đóa Hoa Thiền Trong Bát Nhã Tâm Kinh, Thiện Phúc