Home > Pháp Luận > Kinh-Dieu-Phap-Lien-Hoa-Thong-Nghia

Lời Giới Thiệu


Ngài Hám Sơn Thích Đức Thanh sinh ngày 5 tháng 11 năm 1546, mất năm 1623. Quê hương ngài ở Huyện Trần Tiêu thuộc Châu phủ Chúc Trừ (nay huộc Tỉnh An Huy). Ngài vào chùa năm 12 tuổi, chính thức xuất gia năm 19 tuổi, đầu sư với Hòa thượng Tây Lâm.

Ngài là một nhân vật đặc biệt trong các Tôn túc chấn hưng Phật giáo đời Minh, từng bị đi đày vì tiếp cận với các mối tranh chấp trong Hoàng tộc. Trong thời gian bị đày, gần 18 năm, dù khó khăn ngài vẫn nỗ lực hoằng dương Phật pháp ở nơi biên cương hẻo lánh. Tác phẩm Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Thông nghĩa ra đời trong hoàn cảnh ấy.

Đối với Kinh Pháp hoa ngài đã có nhân duyên từ thuở mới vào chùa. Nay với sự uyên bác về thế học và Phật học, Ngài có tầm nhìn mới mẻ, những lý giải sâu sắc về kinh Pháp hoa, mà giáo nghĩa của kinh từ trước vốn bị ảnh hưởng tư tưởng của Ngài Trí Khải. Ngài Đức Thanh lấy bốn chữ KHAI THỊ NGỘ NHẬP để triển khai toàn bộ kinh, lý giải rõ nét tư tưởng “Hội tam quy nhất” hay “Quyền tức Thật” làm cho đường hướng Kinh Pháp hoa sáng tỏ và tăng khả năng dung nhiếp hơn.

Nhân duyên của bản dịch Kinh Pháp hoa Thông nghĩa nầy là nhờ sự khích lệ, trợ duyên của Thượng Tọa Thích Thanh An, Thầy có tâm nguyện truyền bá tư tưởng Pháp hoa Thông nghĩa từ lâu nhưng chưa có điều kiện thực hiện. Trước tâm nguyện thiết tha của Thầy, tôi mạo muội và cố gắng hoàn tất dịch phẩm. Công đức của Thượng tọa rất lớn.

Bản dịch nầy được dịch từ nguyên bản Hán văn Diệu pháp Liên hoa Kinh Thông nghĩa, gồm 7 quyển. Do ngài Hám Sơn Thích Đức Thanh thuật, được xếp vào Tục Tạng chữ Vạn (Tục Tạng Vạn tự), tập 49, trang 799. Trong khi dịch có tham khảo tài liệu viết tay của Thượng tọa Thích Minh Bá do Hòa Thượng Thích Trí Tịnh giảng và một số tài liệu, tự điển liên quan. Ngài Đức Thanh giảng Kinh Pháp hoa Thông nghĩa theo cách thông thường là giảng từng đoạn trong từng phẩm. Mỗi phẩm giảng có hai phần: Phần một là đại ý toàn phần, phần hai đại ý từng đoạn. Lời văn là lối văn giảng nói nên có nhiều chỗ lặp lại, những từ đệm hơi nhiều nên người đọc không kiên trì sẽ chán. Mặt khác nữa trong nguyên bản Hán văn, không in đủ nguyên văn bản Kinh Pháp Hoa mà chỉ nói: “Từ câu … đến câu …”. Vậy người đọc phải có bản Hán văn Kinh Pháp Hoa để đối chiếu, hoặc nếu bản chữ Việt thì phải có bản Kinh Pháp Hoa Việt dịch, người dịch sử dụng bản dịch của Hòa Thượng Trí Tịnh, vì lẽ bản dịch của ngài quá phổ biến, hầu như chùa nào, Phật tử nào cũng có.

Các thân hữu đề nghị in hẳn phần chánh văn để cho người đọc tiện theo dõi. Điều đó hoàn toàn chính xác. Nhưng có điều bất tiện là tác phẩm sẽ quá dày, sẽ ngán cho người đọc, hơn nữa chi phí sẽ cao.

Chúng tôi cho rằng tác phẩm này đối với quần chúng Phật tử bình thường rất khó tiếp cận, chỉ thích hợp cho những người nghiên cứu học hỏi như Tăng Ni sinh các Trường Phật Học và các nhà nghiên cứu tham khảo. Như vậy việc có bản Kinh để đối chiếu theo dõi là việc bình thường của những người quan tâm.

Với trình độ Hán văn còn non yếu, bản dịch không tránh khỏi những sơ sót hay bất cập. Kính mong Chư Tôn đức hoan hỷ chỉ giáo những lỗi lầm để dịch phẩm được hoàn chỉnh hơn.

Thành phố Hồ Chí Minh ngày 01 04 2002
Tỳ kheo Thích Viên Giác

Kinh Sách Liên Quan

 
1.    Lược Giải Kinh Pháp Hoa, Hòa Thượng Thích Trí Quảng
2.    Kinh Pháp Hoa, Đời Dao Tần, Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập | Thượng Tọa Thích Chánh Lạc, Việt Dịch
3.    Kinh Pháp Hoa - Phẩm Phổ Môn, Đời Dao Tần, Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập | Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh, Việt Dịch
4.    Kinh Pháp Hoa Tinh Yếu, Hòa Thượng Thích Thái Hòa
5.    Kinh Pháp Hoa Huyền Nghĩa, Cư Sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền
6.    Nghi Thức Lạy Tam Bảo, Hòa Thượng Thích Trí Thủ
7.    Kinh Pháp Hoa Giảng Giải, Cư Sĩ Lê Sỹ Minh Tùng
8.    Yếu Chỉ Kinh Pháp Hoa, Đại Lão Hòa Thượng Thích Thắng Hoan
9.    Pháp Hoa Tông Yếu, Đại Sư Hám Sơn | Ni Sư Hải Triều Âm, Việt Dịch
10.    Pháp Hoa Huyền Luận, Đại Sư Gia Tường Cát Tạng | Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh, Việt Dịch
11.    Pháp Hoa Nghĩa Sớ, Đại Sư Gia Tường Cát Tạng | Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh, Việt Dịch
12.    Pháp Hoa Kinh Nghĩa Ký, Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh, Việt Dịch
13.    Pháp Hoa Bộ 1, Đời Dao Tần, Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập | Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh, Việt Dịch
14.    Pháp Hoa Bộ 2, Đời Dao Tần, Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập | Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh, Việt Dịch
15.    Kinh Pháp Hoa Giảng Luận, Hòa Thượng Thích Thông Bửu
16.    Pháp Hoa Thông Nghĩa, Ni Sư Hải Triều Âm
17.    Pháp Hoa Tông Yếu, Sư Nguyên Hiểu Nước Tân La | Hòa Thượng Thích Như Điển, Việt Dịch
18.    Pháp Hoa Huyền Tán Nghĩa, Tỳ Kheo Thích Huệ Chiểu Chùa Đại Vân Ở Chuy Châu | Hòa Thượng Thích Như Điển, Việt Dịch
19.    Cương Yếu Kinh Pháp Hoa, Hòa Thượng Thích Trí Quảng