Nói đến THÂN VÔ THƯỜNG nó Sanh – Diệt từng phút, từng giây, xâu chuỗi thời gian âm thầm đẩy đưa chúng ta tiến dần vào cõi chết. Khoa học cũng đã chứng minh các tế bào trong cơ thể con người luôn luôn thay đổi làm cho ta mau lớn, chóng già rồi chết. Mỗi phút giây trong cơ thể đều có sự SANH – DIỆT – không ngừng.
Nói đến Vô Thường, trong kinh Kim Cang Đức Phật dạy:
Tất cả các Pháp trong đời,
Cũng như giấc mộng khác gì huyễn thôi,
Tựa hồ bọt nước dòng khơi,
Mảnh thân bào ảnh chút hơi xương tàn,
Ngày qua chớp nhoáng lẹ làng,
Phải nên suy xét hợp tan đó là.
Thật vậy, cái thân con người chẳng khác nào như tuyết gá cành cây, sương đầu ngọn cỏ, mới thấy đó rồi lại mất đó. Đứng trước thảm trạng ấy, Thái Tử Tất Đạt Đa nghiệm thấy thân này là Tứ Khổ, nên Ngài xuất gia đắc đạo hiệu là Thích Ca Mâu Ni, đem giáo pháp cứu độ chúng sanh đưa họ vào cõi Niết Bàn bất sanh bất diệt.
Thưa quý vị,
Cái thân của ta có gì là thật đâu. Tất cả không ai thoát khỏi cảnh SANH – LÃO – BỆNH – TỬ. Từ lúc còn nằm trong bụng mẹ đã là khổ rồi, bốn bên bao bọc đen tối chẳng khác nào ở chốn ngục tù đầy nhơ uế. Từ lúc mới chào đời cho đến khi trưởng thành, trải qua không biết bao nhiêu là bệnh hoạn, tai nạn, âu sầu, khổ não lúc nào cũng rình rập bên mình. Tuổi về chiều lại càng khổ hơn, da nhăn, má hóp, răng rụng, tóc bạc, thân thể gầy yếu, đi đứng khó khăn, đau
ôm triền miên, khổ không tả xiết, lần hồi bước vào cõi chết.
Trong giờ phút hấp hối tâm thần rối loạn, vẩn vơ, kinh sợ vô cùng, rồi lần mòn đến lúc lâm chung, từ giã cõi đời tạm bợ theo đường Tội – Phước, dẫu cho có nhiều phương thuốc ngừa trước, ngăn sau cũng không thoát khỏi luật tuần hoàn.
Nói đến cái chết trong Kinh Tứ Thập Nhị Chương, kể rằng:
Thuở Phật còn tại thế, một hôm Ngài cho gọi chư Tỳ Kheo đến hỏi rằng: Mạng người sống được bao lâu?
1. Vị thứ nhất thưa rằng: Mạng người sống được 100 năm.
2. Vị thứ hai nói sống được 70 năm.
3. Còn vị thứ ba bảo vài tháng, vài ngày v.v…
4. Vị thứ tư Bạch Thế Tôn! Mạng người sông chỉ có một hơi thở.
Phật khen rằng: Ông hiểu và nói được như vậy mới thật là người giác ngộ. Thật vậy, chúng ta sống được là nương vào hơi thở, hễ thở ra mà không hít vào là ôi thôi: Ô hô! Tam thốn khí tại thiên ban dụng Nhất đáng vô thường vạn sự hưu. Hơi vừa dứt mạng người ôi cũng dứt. Nào của cải, vợ con, tài vật đều bỏ lại. Nhắm mắt rồi cũng nắm tay không, bất luận hàng vương giả hay thứ dân, giàu nghèo, sang hèn, ai ai rồi cũng phải chết.
Thân này nào có ra chi?
Của kia lại có chắc gì mà ham.
Hay là:
Sau đường ân ái hai tay trắng,
Cuối lớp ân tình nấm mộ xanh.
Vậy mà thiên hạ cứ nghĩ mình sống hoài muôn đời trên vũ trụ, nên họ cứ mãi giành giật cấu xé lẫn nhau, ai cũng tham giàu sang quyền tước. Nhưng dù có kho vàng, núi bạc, lộc cả quyền cao, gác tía lầu son, ngọc ngà châu báu, tất cả đều bị định luật Vô Thường đào thải. Có nghĩa lý chi mà thiên hạ lại nỡ đang tâm sát phạt, tranh giành, chung qui rồi cũng trở về với cát bụi…
Nói đến đây tôi nhớ đến mẩu chuyện thuở Phật còn tại thế. Một hôm, Ngài cùng tôn giả Tích Sa đứng trên một ngọn núi gần biển. Phật hỏi:
– Này Tích Sa! Ông có thấy trước mắt ông là gì không?
Tôn giả Tích Sa thưa rằng:
– Bạch Thế Tôn, con chỉ thấy trước mắt con toàn là biển nước mênh mông.
Nhân đó Đức Phật dạy:
“Cũng vậy, nước mắt của chúng sinh khóc vì những nỗi khổ của mình và đưa tiễn người thân đi vào cõi chết từ vô thỉ đến nay nhiều hơn là nước của đại dương, còn xương thịt chất chồng cao hơn cả núi Thái Sơn”.
Một hôm khác, Đức Phật cho gọi các Tỳ Kheo đến và hỏi:
– Sắc là thường hay vô thường?
Chư Tỳ Kheo đáp: Sắc là vô thường.
Phật lại hỏi tiếp:
– Thọ – Tưởng – Hành – Thức là thường hay vô thường là Khổ hay Lạc? Bạch Đức Thế Tôn là Khổ.
Vậy các ông có nên chấp cái thân này là tự Ngã của ta, vật chất là của mình không?
– Bạch Thế Tôn, chúng con không nên chấp vì thân mạng, của cải, vật chất đều là vô thường giả tạm.
Phật dạy:
“Các ông nên nhớ từ hiện tại, quá khứ cho đến vị lai, không có cái gì là tự ngã của ta. Cho đến Thọ – Tưởng – Hành – Thức cũng là như thế. Các ông phải quan sát như vậy để nhàm chán xa lìa nó mà thẳng tiến trên con đường giải thoát tri kiến”.
Cái thân này là vô thường giả tạm. Vậy mà người ta cứ lầm chấp cho nó là thật. Họ quan niệm là Vật dưỡng Nhơn, nên thẳng tay sát sinh hại vật.
Nhưng thử hỏi: muỗi mòng, lang sói… chúng cũng có quyền nói: Người sinh ra nhơn để dưỡng vật được sao?
Chẳng qua là Khôn Sống – Dại Chết – Mạnh Được – Yếu Thua là chuyện xưa nay.
Tại sao người con Phật phải trường trai giới sát? Vì con cá cắn câu thì hoảng sự. Con chim thấy cung tên, súng đạn liền vỗ cánh bay cao. Ngựa trâu còn chảy nước mắt ròng ròng khi sắp bị đập đầu, thọc huyết.
Điểu thú còn tham sống, sợ chết, tại sao ta đành lòng giết chúng mà ăn. Ban đầu, người giết cầm thú, sau rồi người lại giết người. Bởi quen mùi máu tanh hôi, nên sanh ra hiếu sát chiến tranh giặc giã, giết hại lẫn nhau. Sơn hào hải vị, một bữa ăn mà kẻ khóc người than, thú kia chết thảm gây thù chuốc oán luân hồi thường mạng lẫn nhau, chi cho bằng cơm rau đạm bạc cũng qua ngày hai buổi rảnh chí tu hành.
Bởi vậy tôi ước mong sao mọi người trên thế gian hãy xót thương tất cả muôn loài. Vì chúng đều có tri, có giác, ta đừng làm chúng nó đau khổ. Đó là lẽ đạo Từ Bi mà đức Phật từng dạy các hàng đệ tử.
Đời người chẳng khác nào như con thuyền lạc giữa phong ba, nước mắt thế nhân là đại hải bao la, bôn ba giành giật sát sinh, hại vật ăn cho vinh thân phì da, rốt cuộc rồi cũng chết. Con người vì thân mà gây ra lắm oan nghiệt nên khổ trước chưa nguôi, sầu sau đã tới.
Nói đến vô thường thuở Phật còn tại thế. Một hôm, vua Ba Tư Nặc cùng bá quan văn võ xa giá đến yết kiến Đức Phật và thưa rằng:
Bạch Thế Tôn! Con là vua Ba Tư Nặc, cai trị nước Câu Tác La có bốn binh chủng hùng mạnh. Hôm nay, con đến viếng thăm Đức Thế Tôn, vua Ba Tư Nặc nói như vậy là nhằm để khoe với Đức Phật, ông là vị vua hùng mạnh nhất thời đó để cho Đức Phật khen ngợi. Nhưng ngược lại Đức Phật không khen mà còn hỏi rằng:
Này Đại Vương, giả sử như ở phương Đông, Tây, Nam, Bắc có bốn ngọn núi cao chọc trời đang lăn về đây, mỗi khi di chuyển đến đâu là nghiền nát người và vật đến đó, thử hỏi Đại Vương lấy cái gì ra để chống ngăn đó?
Vua Ba Tư Nặc ngẫm nghĩ thưa rằng:
Bạch Thế Tôn con không thể nào đem bôn binh chủng, kho tàng, thần dân ra mà ngăn chông được, vì nếu đem ra sẽ bị nó nghiền nát hết.
Nhân đây Đức Phật dạy:
Đúng như vậy đó Đại Vương, bốn ngọn núi đó chính là: sinh, lão, bệnh, tử.
Này Đại Vương lắng nghe! Vì người đời ngu ám không có chánh trí, nên nhiều kẻ say mê vui đời mà chẳng hề biết tội phước gì cả, nên thường bị tứ khổ:
Những nỗi khổ về sanh
Khi còn nằm trong bụng mẹ hài nhi chịu rất nhỉều nỗi khổ; nếu mẹ ăn đồ nóng hoặc uống nước lạnh thì như nằm trong lò lửa, hầm băng. Khi mẹ đói cơm khát nước, thai nhi lỏng bỏng khó chịu, mẹ ăn no lấn ép khó bề cựa quậy. Lúc sanh thân con đau đớn, mạng mẹ nguy hiểm, lòng cha lo sợ. Ra khỏi lòng mẹ da thân mềm mỏng, chạm phải những vật bền ngoài đau như là dao cắt, hoảng hốt thất thanh khóc vang.
Những nỗi khổ về già
Lúc nhỏ nhờ ơn nuôi nấng của cha mẹ, lớn lên đương đầu với cuộc sống đầy gian lao cực khổ để mưu sinh, lần hồi đến ngày
già yếu, răng rụng, mắt mờ, tai điếc, lưỡi đớ, tay chân run rẩy đi đứng khó khăn, trí tuệ lu mờ sanh ra lẫn lộn: ăn dơ, uống bẩn, nói năng giống như người mất trí; ăn rồi bảo chưa ăn, chưa ăn bảo ăn rồi, có khi lại chửi bới, nói năng nhảm nhí làm trò cười cho lũ trẻ…
Những nỗi khổ về đau
Thân người do bốn đại là: đất, nước, gió, lửa hiệp thành. Nếu như bốn đại không điều hòa thì bệnh sanh khởi; như địa đại chẳng điều hòa thì thân thể nặng nề, thủy đại chẳng điều hòa, thân thể phù thũng, hỏa đại chẳng điều hòa, thì thân nóng nảy, phong đại chẳng điều hòa, thân thề động chuyển, đau đớn như kim châm lửa đốt.
Chính vì bốn đại không điều hòa cho nên sanh ra vô số chứng bệnh nào là: Cùi phong, ghẻ lở, ung nhọt, cảm sốt, nhức
đầu, đau răng, bại liệt… làm cho khí lực hao mòn, miệng khô lưỡi thục, mũi nghẹt, mắt chẳng thấy, tai chẳng nghe, những đồ nhơ nhớp tuôn trào rồi ngồi nằm trên ấy! Tâm thần khổ não, giọng nói bi aii buồn thảm, món ngon vật lạ khi đưa vào miệng đều biến thành vị đắng.
Những nỗi khổ về chết
Thân người đến lúc sắp chết, thời bốn đại phân tán thần thức chẳng an, gió thổi tới như dao cắt, đau nhức toàn thân, toát mồ hôi, mệt ngột không ngần, trợn mắt, méo miệng, giựt gân, uốn mình, vãn tay, bẻ chân, … hai tay buông xuôi. Phong đại tản đi là hết hơi thở, hỏa đại đi là tấm thân lạnh ngắt như đồng!
Cho dù Đại Vương có bao nhiều binh chủng, kho tàng, thần dân đi chăng nữa cũng không thể nào đối đầu với tử thần, chỉ có nước bó tay cởi giáp đầu hàng mà thôi. Sau khi chấm dứt pháp thoại, vua Ba Tư Nặc thức tỉnh, hoan hỷ tín thọ phụng hành lời Phật dạy.
Trong Kinh A Hàm, Phật dạy: “Tất cả không ai tránh khỏi sanh, lão, bệnh, tử. Vậy mà có lắm người khi thấy ai đó già, bệnh, chết lại sanh tâm khinh khi nhờm gớm. Nhưng họ lại quên rằng rồi đây mình cũng già, bệnh, chết …”
Nhớ lại thuở Phật ở Trúc Lâm Tịnh Xá, có một thầy Tỳ kheo mắc bệnh lở lói khắp cả thân thể, máu mủ thường chảy ra ai thấy cũng sợ hãi không dám lại gần. Nhìn thấy thảm cảnh ấy Đức Phật đến chỗ vị Tỳ Kheo tự tay trông nom săn sóc cho đến khi bình phục.
Đó là tấm gương từ bi của Phật, chúng ta là đệ tử Ngài không thể dửng dưng, làm ngơ trước sự đau khổ của nhân loại mà không ra tay cứu giúp. Chăm sóc cho người bệnh, một là ta cảm nhận thân này là bất tịnh, để nhắc nhở trên đường tu tập, hai là tích lũy phước lành cho mai sau. Ngược lại, thấy người già yếu, bệnh hoạn, hủy báng, khạc nhổ làm ngơ, sau này kẻ đó phải bị quả báo khi bệnh không ai ngó tới, mọi người tránh xa. Thân này quả thật là nơi chứa nhóm các thứ bệnh hoạn, tai nạn.
Bởi vậy, những ai là bậc hiền trí phải kíp mau tự lợi bằng cách nương về Tam Bảo, huân tập những tài sản của bậc thánh, đó là thất thánh tài: Một là Tín, hai là Giới, ba là Tàm, bốn là Quý, năm là Đa văn, sáu là Trí tuệ, bảy là Xả ly.
Tín là phải vững niềm tin nơi Tam Bảo
5. Phật là đấng toàn năng toàn giác, đáng để cho chúng ta tôn thờ tín ngưỡng.
6. Pháp có công năng diệt trừ phiền não, tham, sân, si.
7. Tăng là người đại diện cho Phật duy trì mạng mạch Phật pháp làm lợi ích an lạc cho chúng sinh.
Giới là hàng rào ngăn chặn các điều ác.
Tàm, Quý là biết xấu hổ những tội lỗi của mình, ăn năn cải sửa những lỗi lầm để trở nên người Chân Thiện Mỹ.
Đa văn nghĩa là ngoài việc mưu sinh ra quý vị nên dành chút thời gian nghe kinh học pháp, để làm hành trang trên bước đường tu tập. Nhờ học hỏi giáo lý mà mình biết đâu là thiện ác, tốt xấu, phải trái, việc gì nên làm, việc gì không nên làm từ đó phát sinh trí huệ, nhờ có trí huệ mới xả ly hết những kiến chấp sai lầm, vụn vặt thẳng tiến trên con đường giải thoát.
Có nhiều người nhờ căn lành đời trước, gặp được thiện hữu trí thức khuyên nhắc quy y giữ giới, tụng kinh niệm Phật, bố thí, phóng sinh để tích lũy phước đức về sau. Họ lại trả lời rằng tuổi tôi còn trẻ, đời còn dài, tương lai tươi sáng đang chờ đón dại gì phải tu cho uổng phí tuổi xuân … Chính vì thế nên Tổ xưa khuyên bảo rằng:
Mạc đãi lão lai phương niệm Phật
Cô phần đa thị thiêu niên nhân
Nghĩa là:
Chớ đợi đến già mới niệm Phật
Mồ hoang lắm kẻ tuổi còn xanh.
Quý vị ra nghĩa địa hay đến nhà cửu huyền thời thấy rõ nơi đó không từ bất cứ một ai. Quý vị nên nhớ rằng con quỷ vô thường lúc nào cũng rình rập bên chúng ta, không hẹn mà đến, không mời mà tới. Mỗi khi nó đến thì bất luận Tăng, Tục, Già, Trẻ, Sang, Hèn, nó sẽ đưa chúng ta đến lò thiêu hay những nơi nghĩa địa hoang vắng xa xôi cô tịch. Nơi ấy dẫu thông minh, tài trí anh hùng, khôn dại, chung quy rồi ai cũng chết. Kiếp phù sinh là thế đó, như ngọn đèn trước gió không biết nó tắt giờ nào.
Đời người ảo ảnh phù du cuối cùng rồi cũng nhắm mắt xuôi tay, tạ thế đi về âm cảnh với hai bàn tay trắng mà chẳng gieo được một chút phước duyên thì thật là đáng tiếc vô cùng.
Vì thế nên Khổng Tử than rằng:
Sanh tiền bất tri thiên đường lộ
Tử hậu nan ly địa ngục môn.
Có nghĩa là: Lúc sống mà khống biết làm việc lành, thời sau khi chết khó mà thoát khỏi cửa địa ngục.
Như có mẩu chuyện kể rằng:
Ở trên nhân gian có một người chuyên môn làm việc ác đến khi chết bị quỷ sứ bắt dẫn đến vua Diêm Vương.
Vua hỏi: “Ở trên nhân gian sao ngươi không chịu làm việc thiện, gây chi ác nghiệp để rồi phải bị đọa đày xuống đây khổ sở thế này”.
Ông ta cãi lại: “Thưa Diêm Chúa! Ở trên nhân gian, nhà nước làm việc gì còn phải thông báo trước. Sao Ngài khi không bắt tôi ngang như thế này thử hỏi làm sao tu cho kịp”.
Diêm Chúa nói: “Ngươi có thấy người già, người bệnh, người chết không?”.
Ông ta nói: “Thưa Ngài tôi thấy”.
Diêm Chúa bảo: “Đó là những thông điệp mà ta gửi đến ngươi phải biết rằng ai rồi cũng phải chết, tại sao ngươi không lo tu?”.
Ông ta nói: “Thưa Ngài! Tôi cũng chưa phải là già lắm, tại sao Ngài lại bắt tôi?”.
Diêm Chúa phán: “Ngươi có thấy những người còn trẻ mà vẫn chết không?”.
Ông ta nói: “Thưa Diêm Chúa thấy”.
Diêm Chúa nói tiếp: “Ngươi phải hiểu rằng cho dù già, trẻ, lớn, nhỏ gì tới số đều phải chết, tại sao không lo tu mà còn biện luận lôi thôi”:
Ông ta vội quỳ xuống thưa rằng: “Tôi thấy nhưng vì quá ngu mê nên mới gây ra ác nghiệp, mong Diêm Chúa từ bi tha thứ”.
Diêm Chúa phán: “Tội của ngươi làm ra không phải cha mẹ hay đấng thiêng liêng quyền thế nào xúi giục, mà chính tự ngươi làm thì ngươi phải chịu không có nói năng dài dòng gì nữa. Ngục tốt đâu lôi nó vào ngục hành hình cho ta”.
Thế nên người xưa mới than rằng:
Khuyên niệm Phật than rằng chưa rảnh, Quỷ sứ đòi khóc một khóc hai.
Quý vị nào đầu tóc điểm bạc đó là thiên sứ nó đến báo tin rồi ráng lo tu kẻo trễ. Có nhiều bà cụ đi chùa lễ Phật, tôi thấy vậy mới khuyên. Cụ già rồi không biết chết giờ nào ráng lo niệm Phật, làm hoài cũng vậy biết bao nhiêu mà cho đủ, để cho con cháu nó làm, cụ lo niệm Phật để đức lại cho nó. Hơn nữa, nhờ niệm Phật khi chết được Phật rước về Cực lạc an lành, chớ con cháu, của cải không cứu mình được.
Bà cụ nói: Sư bảo như vậy cũng phải nhưng mấy đứa con của tôi còn nhỏ lập gia đình chưa hết, để khi nào nó yên bề gia thất rồi tôi mới rảnh mà tu.
Mới nghe qua tôi thấy cũng có lý. Nhưng khi con nó lập gia đình xong không bao lâu lại sinh ra cháu. Phận làm cha mẹ thật là khó xử, con nó bận đi làm không ai giữ cháu, thấy vậy không đành lòng rồi cứ tiếp tục lo cái này xong lại có cái khác, cái khác vừa xong lại có cái khác nữa, cứ như thế mà lo mãi cho đến khi ngã ra chết mà cũng chưa rảnh để tu.
Nên cổ Đức mới than rằng:
Hôm nay nhiệt tâm làm
Ai biết chết ngày mai
Không ai điều đình được
Với đại binh thần chết.
Khi tử thần đã đến gõ cửa, mình nói khoan để chậm lại vài năm nữa cho tôi tu có được không? Chuyện đó không bao giờ có, vì:
Diêm Vương chỉ định canh ba chết
Không thể nán lại đến canh năm.
Hỡi ôi! Tất cả già, trẻ, sang, hèn ai rồi cũng phải chết. Bởi vậy, chúng ta không tu nhiều được thì cũng nên tu ít chớ có hẹn hò, bất luận là người ngoài đời hay trong đạo, tánh giải đãi rất tối kỵ trong sự thành công.
Than ôi! Lo giàu nghèo lo mãi cũng không xong, hẹn khi khác mới tu. Thử hỏi khi khác tới bao giờ mới có. Chúng ta phải suy xét thấy việc gì cần làm thì làm ngay, đừng hẹn ngày mai vì ngày mai là ngày đen tối của tử thần chờ nó để làm gì. Cho nên trong kinh Đức Phật đưa ra hình ảnh bốn con ngựa để ví dụ cho bốn hạng người.
8. Con ngựa thứ nhất vừa thấy bóng roi đã chạy
9. Con ngựa thứ hai nhịp lên lưng mới chịu chạy
10. Con ngựa thứ ba đánh cho thiệt đau mới chạy
11. Con ngựa thứ tư đánh chết bỏ, lúc lắc chớ không chịu chạy.
Nói đến đây Đức Phật dạy con người ta cũng thế:
12. Con ngựa thứ nhất: chỉ cho người trí vừa nhìn thấy trong xóm có người chết là họ lo tu liền. Giống như con ngựa thứ nhất vừa thấy bóng roi liền chạy.
13. Con ngựa thứ hai: chỉ cho ai đó thấy người thân trong gia đình chết mới chịu phát tâm tu. Giống như con ngựa thứ hai nhịp lên lưng mới chịu chạy.
14. Con ngựa thứ ba, chỉ cho kẻ thấy người trong xóm chết họ cũng không tu, cho đến trong gia đình có người chết cũng chưa có nhúc nhích, đến khi chính bản thân họ bị bệnh thập tử nhất sinh, khi đó mới cảm nhận thấy xác thân này là vô thường giả tạm mới chịu phát tâm tu. Giống như con ngựa thứ ba đánh cho thiệt đau mới chịu chạy.
15. Con ngựa thứ tư, chỉ cho hạng người nghiệp chướng quá sâu dày, họ bị quan niệm tu cũng chết, không tu cũng chết, chẳng tin nhân quả, tội phước, sống là tranh đấu, chết là hết. Cho nên việc ác nào họ cũng dám làm, suốt đời không biết tu là gì. Giống như con ngựa chứng bất trị, hay là người bệnh nặng hết thuốc chữa, họ tự lao mình vào tam đồ ác đạo.
Quý vị tự kiểm lại xem trong bốn hạng người đó, coi mình thuộc hạng nào. Có nhiều người đợi cho đến khi bệnh sắp chết, mới chịu thức tỉnh, thỉnh quý sư đến cầu an, họ phát nguyện cầu Phật gia hộ cho con được bình an mạnh khỏe sẽ phát tâm tu. Nhưng đến khi mạnh, tu được một thời gian rồi cũng thôi!
Nhớ lại thuở Đức Phật còn làm Thái tử, chỉ nhìn thấy người già, bệnh, chết có một lần là phát tâm tu liền, còn mình nhìn thấy không biết bao nhiêu lần, nhất là quý vị lớn tuổi thấy hoài, vậy mà có mấy ai chịu tu? Vì người ta chết chớ đâu phải mình chết, cho nên cứ tiếp tục gây nghiệp ác. Quý vị nên nhớ con đường người xưa đến, tới mình cũng phải đi qua thôi, nếu ai tự cho rằng tôi sống hoài không chết thì khỏi cần tu, còn nếu nghĩ rằng ai rồi cũng phải chết thì ráng chịu khó tu dùm một chút.
Mình lo cho sự sống bao nhiêu thì cũng phải nghĩ đến sự chết bấy nhiêu mà cố gắng tu hành. Tu ở đây không có nghĩa là vô chùa mới gọi là tu. Tu có nghĩa là sửa đổi những thói hư tật xấu, sai quấy. Thân không sát sanh, đạo tặc, tà dâm. Khẩu không nói dối, đâm thọc, thêu dệt, rủa chửi. Ý không tham lam, sân hận, tà kiến, đó gọi là tu. Chính cái sự tu, nó làm cho mình bớt khổ vì phiền não. Nhờ biết tu, cho nên mình hiền thì vợ chồng đâu có tranh cãi với nhau hoặc là ông chồng dữ, vợ hiền, chồng mắng, vợ nhịn thì đâu có chửi rủa đánh lộn. Nhờ vậy mà gia đình được bình yên, hạnh phúc.
Kế đến láng giềng, nếu họ hung dữ, chửi rủa, sỉ nhục v.v… Mình nghĩ rằng cái thân này không biết nó chết giờ nào? Hơi đâu mà hơn thua cho sanh ra phiền não, oán thù. Họ muốn chửi bao nhiêu cứ chửi vô lỗ tai bên này qua lỗ tai bên kia đi mất, hơi đâu mà chửi lại làm chi cho mệt, chửi riết mỏi miệng họ cũng nghỉ. Nhờ vậy, mà lối xóm được bình yên. Còn nếu như bị người ta chửi, mình kiếm một câu gay gắt hơn chửi lại, nó sẽ đưa tới đấu khẩu không xong thì chuyển qua đấu võ, kẻ lổ đầu người bể mặt, bầm mình nếu lỡ tay đánh người ta trọng thương hoặc chết, thời sẽ tốn tiền thuốc lại bị bỏ tù hay là tử hình bỏ vợ con ở nhà không có ai lo khổ lây cả chùm.
Vậy mà ở đời họ cho đó là khôn, tự vỗ ngực xưng ta đây là anh hùng, còn người hiền họ lại cho là nhu nhược, yếu hèn, thật là mê muội. Cái chết nó đuổi gấp một bên mà không chịu lo tu, tối ngày cứ lo cái chuyện không đâu.
Cho nên có câu khuyên rằng:
Ai chửi mắng thì ta giả điếc
Chờ cho người hết giận, ta khuyên
Chữ nhẫn hòa ta để đầu tiên
Thì đâu có mang câu thù oán
Việc hung dữ hãy vừa thấp thoáng
Chữ từ bi ta diệt nó liền
Sự oán thù đáp lại chữ hiền
Thì thù oán tiêu tan mất hết.
Quý vị thử nghĩ, đã bao lần chúng ta đánh mất biết bao tình cảm đối với thân bằng quyến thuộc và nhân loại, cũng chỉ vì thiếu đức vị tha. Nhiều bậc cha mẹ vì lòng tức giận chửi mắng, đánh đập, xua đuổi con cháu chẳng chút xót thương, vô tình đưa nó vào con đường sa đọa, tội lỗi. Nhưng họ lại quên rằng những lỗi lầm ấy khi xưa mình đã từng vướng mắc, vậy ta nên từ bi, hỷ xả, chỉ dạy cho nó thấy được lỗi lầm sửa đổi.
Nếu thiếu đức tính khoan dung là tự mình chuốc lấy ưu phiền và gieo khổ cho người khác. Chính cái đó nó đánh mất tất cả tình cảm lẫn vật chất, mà người ấy có thể đem đến cho mình. Bởi thế, từ gia đình cho đến xã hội, ta phải tha thứ, thương yêu đùm bọc dìu dắt lẫn nhau, đồng tiến bước trên con đường đạo đức.
Đạo pháp thường hay dung với hòa,
Xét người có tội, xét thân ta.
Nếu người rõ phận vui lòng thứ,
Ta thứ được người, người thứ ta.
Nhưng thử nghĩ, trên thế gian này có mấy ai được vậy? Quý vị đi đám tang thường thấy những bà vợ gục đầu bên quan tài khóc than, kể lể bằng những câu rất là thảm thiết. Nếu ngược lại, người nằm trong hòm là bà vợ, thì ông chồng buồn bã, than tiếc bằng những lời ưu ái, bi ai thật cảm động, cho đến con cái và thân bằng quyến thuộc cũng vậy. Khi còn sống bên nhau suốt đời họ chỉ đem toàn là những lời cay nghiệt, độc địa, thô bỉ, bạo tàn, sát phạt nhau. Đợi cho đến khi họ chết rồi mới ăn năn hối hận, khóc kể, tán dương, ca ngợi nào có ích gì…?
Thật sự mà nói những dòng nước mắt và lời nói đó đều là giả dối, vô nghĩa. Mình tự khóc kể rồi mình tự nghe, chớ đối với người đã chết thì không còn ý nghĩa gì nữa. Trong tận cùng tâm tư của con người, ai cũng thích dịu dàng, mơn trớn khi được người tán dương ca tụng. Tại sao, chúng ta không đem những ân tình, lời nói tốt lành cho nhau trong lúc còn sống, họ rất ưa thích biết là bao nhiêu.
Quý vị nên nhớ rằng ai rồi cũng phải chết, cuối cùng rồi cũng phải chia tay nhau. Cho nên các Thiền Sư lúc nào cũng khuyên chúng ta hãy dán chữ “Tử” trước mắt để ý thức rằng: Mình và những người chung quanh không biết chết lúc nào, trong khi còn sống chúng ta cố gắng lấy đạo đức, tận tình đốì xử tốt đẹp với nhau, để khi họ ra đi lương tâm mình không bị cắn rứt, bùi ngùi hối hận.
Muốn cho gia đình hạnh phúc, xã hội yên vui chúng ta phải tu hạnh nhẫn.
Chữ thứ nhất nhẫn năng xử thế.
Là người hiền khó kiếm trong đời
Chữ nhẫn giới trì tâm trong trẻo
Khuyên dương trần giữ phận làm đầu
Nhẫn hương lân cũng khắp đâu đâu
Trên cùng dưới điều hòa ý hỷ
Nhẫn phụ mẫu gọi trang hiền sĩ
Phận xướng tùy chồng vợ nhịn nhau
Nhịn xóm làng cô bác mới cao
Nhẫn tâm nọ thường thường an lạc
Nhịn tất cả những người tuổi tác
Giữ tánh lành yên tịnh lâu dài
Quanh năm mới bảo toàn thân thể.
Tối sáng như tên bắn, ngày tháng tựa thoi đưa, không ai làm chủ được sanh, già, bệnh, chết. Chính vì thế Tổ Qui Sơn mới dạy rằng:
Ngày nay lại đã qua rồi
Mạng căn huyết mạch lần hồi tiêu hao
Dường như cá cạn ở ao,
Khổ thêm thì có chút nào vui đâu!
Cần tu thì lửa đốt đầu,
Đừng cho sát buổi như chầu Đế Vương
Tấm thân mỏng mảnh vô thường,
Sớm còn tối mất tìm phương cứu mình.
Qua bài kệ trên, Tổ chỉ cho mình thấy cái thân này là nơi chứa nhóm các thứ khổ. Giống như con cá ở trong ao không có nước, chẳng biết chết giờ nào, phải ráng mà lo tu để tự mình cứu lấy mình.
Đức Phật dạy, được thân người rất là khó, gặp Phật pháp lại càng khó hơn. Hôm nay mình có duyên lành hội ngộ với Tam Bảo không lo tu là uổng lắm, để rơi vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh hay tà ma ngoại đạo, biết bao giờ mới có thân người gặp được Phật pháp để tu. Trong kinh Đức Phật đưa ra hình ảnh con rùa mù ở biển cả, 100 năm mới nổi lên một lần mà gặp được bộng cây trôi, đó là một điều thiên nan vạn nan. Phật dạy được thân người cũng khó như thế. Ngài nói: Tuy thân này khó được nhưng khi được rồi lại bị vô thường hủy diệt, chớ có nên tham đắm nó mà gây ra tội lỗi.
Người ơi sớm thoát khỏi ta bà,
Trẻ tuổi rồi đây cũng đến già.
Địa ngục không đàng sao lại tới,
Thiên đường có cửa chẳng hề qua,
Quanh năm bận bịu đàn con dại,
Sớm tôi say mê đám ruộng nhà.
Chẳng biết phù sanh đời tạm giả
Tầm về Cực Lạc khỏe lòng ta.
Phật đưa ra cái lý chân thường, chân ngã để cho chúng ta tu tập, nếu không mình sẽ rơi vào trạng thái bi quan, thoái hóa. Muốn biết chân thường, chân ngã là gì? Chúng ta hãy cùng nhau suy ngẫm qua mẩu chuyện sau đây:
Chuyện kể rằng: Một thuở Đức Phật ở nước Xá Vệ, an trú tại Kỳ Viên Tịnh Xá. Một hôm vua Ba Tư Nặc đến yết kiến Đức Phật, thưa rằng:
– Bạch Đức Thế Tôn, gần đây thân mẫu con mất, cho nên con không rảnh đến viếng Phật nghe pháp, mong Đức Thế Tôn hoan hỷ cho.
Đức Phật nhìn thân hình tiều tụy, gương mặt âu sầu của vua Ba Tư Nặc liền dạy:
– Này Đại Vương, trên đời này có sanh ắt có tử, đó là định luật xưa nay, có gì Đại Vương phải buồn rầu đến thế? Nhân đó Đức Phật nói kệ:
Tuổi trẻ thân tráng kiện
Đến già sắc biến suy
Bệnh hoạn rồi phải chết
Sum họp để chia ly
Đâu có theo ý mình
Mạng sống thật giả tạm
Vạn vật đều vô thường
Thời gian đã qua rồi
Không bao giờ trở lại
Hãy lấy đó mà suy
Tinh tấn quyết hành đạo
Thẳng tiến đến Niết Bàn
Mới thoát khỏi sanh tử
Dứt sạch hết sầu khổ.
Đại Vương chớ nên dùng tâm phàm mắt thịt, nhìn thấy thân mẫu của mình mất rồi, sanh tâm âu sầu mà Đại Vương hãy nhìn vạn vật bằng huệ nhãn để thấy rõ các pháp do duyên sanh đều là vô ngã không thật. Đủ duyên thời hợp, hết thì tan, vì Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc, nhẫn đến Thọ, Tưởng, Hành, Thức cũng đều như thế. Đó là định luật nhân duyên vô thường giả hợp, có gì đâu mà Đại Vương phải lo âu sầu muộn để tự mình chuốc lấy phiền não, nào có ích lợi gì đâu?
Đại Vương nên sống với cái tâm chân thường, chân ngã, tự tại vô ngại, bất sanh, bất diệt. Đó là pháp thân, Niết Bàn diệu tâm vô tướng của Như Lai. Vô tướng ở đây có nghĩa là Vô tướng sắc, Thinh, Hương, Vị, Xúc, Pháp. Vô tướng nam, nữ, vô tướng Sinh, Trụ và Hoại, Pháp thân của Phật không có sắc, không nhiễm trước các pháp, bất sanh, bất diệt, thường, lạc, ngã, tịnh, không thể dùng ngôn ngữ thí dụ hay suy tưởng được. Bạt khả tư nghị, bất khả thuyết, tự giác, tự tác, tự chứng giống như lúc ăn uống tự mình biết “ngon, dở, nóng, lạnh, người ngoài không thể biết được”.
Vua Ba Tư Nặc nghe Phật thuyết pháp, tâm thần tỏ ngộ, dứt hết phiền não, cúi đầu đảnh lễ Phật, y giáo phụng hành. Tóm lại, mắt nhìn không nhiễm sắc, tai không nhiễm Tiếng, mũi không nhiễm Hương, lưỡi không nhiễm Vị, thân chạm xúc mà không sanh tâm vui buồn tham đắm, sân hận, si mê. Nếu mình không tham đắm trụ chấp trước tướng bất cứ cái gì, ngay tại đó là chân thường, chân ngã, Niết Bàn, bất sanh, bất diệt. Nếu như mình còn trụ chấp là còn tướng, hễ còn tướng là còn. trong vòng sanh, diệt.
Xét lại thân của chúng ta chỉ là vay mượn các duyên bên ngoài để sống còn. Khi duyên hết thì tan rã, vì một ngày vô thường đến mới biết mình trong mơ, vạn vật đều vô thường. Duy chỉ còn lại nghiệp lành hay dữ nó theo mình mà thôi, sở dĩ có nghiệp đều do tâm tạo.