Người xuất gia tu Ðạo lúc nào cũng cần giữ gìn thân tâm, không thể tùy tiện phóng dật, bê bối! Ở trong đạo tràng tu hành một ngày mà không tiến bộ tức là đã thối lui, cho nên nói rằng:

"Nhất nhật vô quá khả cải, Nhất nhật vô công khả tạo!

Nghĩa là: "Một ngày có lỗi mà không sửa là một ngày chẳng tạo thêm công đức! Người xuất gia cần nghiêm giữ bốn oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi:

"Hành như phong,

Tọa như chung,

Lập như tùng,

Ngọa như cung."

Nghiã là:

"Ði như gió thoảng,

Ngồi như chuông đồng,

Ðứng thẳng như cây tùng,

Nằm như cung giương ra."

Khi đi, thì phải giống như làn gió thổi nhẹ đến nỗi mặt nước trên sông không dấy động; đừng đi như cơn gió lốc vô cùng hung hãn làm cho mặt biển sóng dậy như cồn, dâng cao trăm trượng. Khi ngồi, thì phải ngồi như chuông, hết sức vững vàng; đừng ngồi giống như cái chuông đang lắc, hết lắc qua phải lại lắc qua trái, không bao giờ ngừng cả. Khi đứng, đầu và thân phải cho thẳng và nghiêm chỉnh, giống như cây tùng vậy. Cây tùng thì mọc thẳng, cao, đơn độc, không dựa vào cái gì khác. Khi nằm, thì phải nằm ở thế "kiết tường, " tức là hông bên mặt ở phía dưới, cũng giống như cây cung trong tư thế được giương ra. Người xuất gia phải đặc biệt chú ý đến bốn oai nghi này.

Người tu hành không nên bạ đâu nói đó, mà phải hết sức thận trọng, ôn tồn. Ðến chỗ nào thì cũng phải làm gương cho kẻ khác, không thể cười đùa, nói càn nói bậy, vì như thế tức là không tôn trọng quy củ của đạo tràng. Người khác thấy được hành vi như vậy sẽ phê bình là những người xuất gia trong Vạn Phật Thành không thông hiểu quy củ. Với thái độ như vậy thì làm sao tu Ðạo, làm sao thành tựu được Ðạo nghiệp?

Ðừng nên vì một, hai cá nhân chẳng giữ gìn quy củ mà khiến cho danh dự của Vạn Phật Thành bị hoen ố, hủy hoại! Vạn Phật Thành là ngọn đèn sáng của Phật Giáo trên thế giới, bởi vậy, mỗi người trong đại chúng, nhất cử nhất động, nhất ngôn nhất hành, đều phải nên đặc biệt cẩn thận!

Người xuất gia tu Ðạo lúc nào cũng phải tự kiềm chế chính mình, không nên nghĩ vẩn vơ, vọng tưởng. Bất luận là vọng tưởng tốt hay vọng tưởng xấu, thảy đều phải quét sạch đi, do đó có câu "nhất niệm bất sanh." Ðạt tới cảnh giới này thì mình mới tương ưng với Ðạo được. Nếu có vọng tưởng vô ích, cho dù thân thanh tịnh mà tâm huyên náo, thì dụng công tu Ðạo thế nào được? Làm sao mà thành tựu được? Ðó thật là phí thời gian chứ nào phải tu Ðạo!

Kẻ chân chính tu hành thì tuyệt đối không có vọng tưởng. Có vọng tưởng thì có chướng ngại. Có chướng ngại thì không thể tiến bộ, rất dễ làm mình thối thất Ðạo tâm.

Tại Vạn Phật Thành, bất luận là người xuất gia hay tại gia, nếu không có chuyện cần thì đừng tới phòng ngủ của kẻ khác. Bởi vì bạn đến phòng tôi nói chuyện này chuyện nọ, rồi tôi tới phòng bạn nói chuyện thị phi thế nọ thế kia, thì sẽ lãng phí thời giờ, vô ích. Bạn không tu hành thì cũng được, nhưng bạn không thể chướng ngại kẻ khác tu hành! Chướng ngại người tu hành thì tương lai sẽ bị đọa địa ngục Vô Gián, vĩnh viễn chẳng thể khôi phục được thân người!

Ðã phát tâm tu Ðạo thì mình cần phải giữ tâm chuyên nhất, đặc biệt tiếc nuối thời gian, cho nên nói rằng: "Nhất thốn quang âm nhất thốn kim, Thốn kim nan mãi thốn quang âm."(Một phút thời gian, một tấc vàng, Vàng sao mua đặng phút thời gian?)

Lại nói rằng: "Thất lạc thốn kim dung dị đắc, Quang âm quá khứ nan tái tầm." (Tấc vàng mất đi dễ kiếm lại, Thời gian qua mất khó lòng tìm!)

Các vị cần phải nuối tiếc thời gian! Phàm là người tu Ðạo thì phải tranh thủ thời gian, đừng để lãng phí. Biết đâu trong một phút nào, một giây nào đó, các vị có thể có cơ hội khai ngộ!

Ở Vạn Phật Thành, trong lúc ăn cơm không được nói chuyện. Trước khi ăn, đại chúng niệm bài tụng cúng dường có câu: "Tán tâm tạp thoại, Tín thí nan tiêu." Nghĩa là nếu tâm tán loạn, nói tạp nhạp, thì sẽ khiến cho đồ cúng dường của thí chủ khó tiêu hóa đặng. Tuy niệm như vậy nhưng tại sao mình không giữ quy củ? Người ta nói rằng: "Vô quy củ bất thành phương viên." (Không có quy củ thì chẳng thành nề nếp được.)

Không giữ quy củ thì làm sao có trí huệ? Làm sao khai ngộ được? Cho nên Ðức Khổng Tử từng nói rằng: "Thực bất ngôn, Tẩm bất ngữ." (Ăn thì không nói, Ngủ thì không mớ.)

Ở trong Trai Ðường, khi ăn không nên nói năng ồn ào, chỉ nên chăm chú ăn; như thế thì không những hợp với quy củ mà còn hợp vệ sinh nữa. Vì ăn từ từ, nhai kỹ lưỡng thì dễ tiêu hóa, có lợi cho sức khoẻ!

Trích từ: Khai Thị 2
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Kinh Sách Liên Quan

   
1 Kinh A Di Đà Lược Giải, Ban Phiên Dịch Vạn Phật Thánh Thành Tải Về
2 A Di Đà Kinh Yếu Giải, Hòa Thượng Thích Tuệ Nhuận Đọc Tiếp
3 Phật Thuyết A Di Đà Kinh Hợp Giải, Cư Sĩ Như Hòa Tải Về
4 A Di Đà Phật Thánh Điển, Cư Sĩ Như Hòa Tải Về
5 A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa Quyển 1, Cư Sĩ Như Hòa Tải Về
6 A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa Quyển 9, Cư Sĩ Như Hòa Tải Về
7 Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Luân Quán Hội Nghĩa Phần 2, Cư Sĩ Như Hòa Tải Về
8 A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa Quyển 2, Cư Sĩ Như Hòa Tải Về
9 A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa Quyển 3, Cư Sĩ Như Hòa Tải Về
10 A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa Quyển 4, Cư Sĩ Như Hòa Tải Về
11 A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa Quyển 5, Cư Sĩ Như Hòa Tải Về
12 A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa Quyển 6, Cư Sĩ Như Hòa Tải Về
13 A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa Quyển 7, Cư Sĩ Như Hòa Tải Về
14 A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa Quyển 8, Cư Sĩ Như Hòa Tải Về
15 A Di Đà Sớ Sao Diễn Nghĩa Hội Bổn Tập 1, Cư Sĩ Như Hòa Tải Về

Tọa Thiền Niệm Phật
Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

Bốn Cách Niệm Phật Của Hòa Thượng Tinh Vân
Đại Lão Hòa Thượng Thích Tinh Vân

Nhìn Thấu Buông Xuống
Hòa Thượng Thích Tịnh Không

Nhìn Thấu Là Trí Huệ Chân Thật
Hòa Thượng Thích Tịnh Không

Chỉ Y Theo Niệm Phật Độ Sinh Tử
Hòa Thượng Thích Diệu Liên

Chân Thật Niệm Phật
Hòa Thượng Thích Tuyên Hóa

Niệm Phật Giống Như Điện Thoại
Hòa Thượng Thích Tuyên Hóa