Home > Khai Thị Phật Học
Niệm Phật Ăn Chay Tụng Kinh
Đại Sư Thích Ấn Thuận | Nhiều Dịch Giả, Việt Dịch


1. Niệm Phật, ăn chay, tụng kinh là phương tiện đầu tiên thực hành hạnh của Bồ tát

Tín nguyện, từ bi và trí huệ chính là tư lương thiết yếu cho việc tu tập hạnh nguyện của Bồ tát. Tu tập vô lượng pháp môn, bước đầu đều dựa vào ba yếu tố này để tinh tấn. Vấn đề này vô cùng thâm sâu và rộng lớn, bây giờ nói đến phương tiện cho người mới bước đầu học Phật. Niệm Phật, ăn chay và tụng kinh là sự hành trì chủ yếu của tín đồ Phật giáo, đây chính là bước đầu thực hành hạnh nguyện của Bồ tát.

1.1. Niệm Phật phát xuất từ tín nguyện

Ý nghĩa của việc niệm Phật và công phu tu tập, đương nhiên không phải chú trọng ở thời gian, mà quan trọng là xuất phát từ niềm tin và sự phát nguyện. Tín nguyện của Bồ tát là phát tâm bồ đề, nhất thiết trí và trí tướng cần phải có tác ý. Vô thượng bồ đề sinh khởi tín nguyện, thật không dễ chút nào. Vô thượng bồ đề là chỗ viên chứng của Đức Thế Tôn là Vô thượng bồ đề, là người thật chứng nhất thiết trí. Tướng hảo của

Đức Phật vô biên, oai lực cũng vô bờ, đạt đến nhất thiết trí, tâm từ bi của Ngài không gì có thể so sánh. Từ lúc thực hành hạnh của Bồ tát cho đến nay, nhiều vô số không có ngôn ngữ nào có thể diễn tả hết được, công đức lợi mình và lợi người.

Vì tôn kính Đức Phật, nên mỗi niệm đều nhớ nghĩ đến Ngài ( Đức Phật là người nói pháp, nhờ có Đức Phật giảng pháp, pháp bảo được hình thành, nên mới thành lập tăng đoàn, tức nhiếp tận Tam bảo) trở về nương tựa, Đức Phật là bậc thầy mô phạm lý tưởng của chúng ta. Chúng ta tôn ngưỡng Ngài, hiểu rõ được giá trị lòng từ bi của Đức Phật, từ những yếu tố này sinh khởi tín nguyện để học Phật, sẽ có động lực cực kì mạnh. Kinh đại thừa nói rất nhiều về niệm Phật, tán thán, phát bồ đề tâm, đều đóng vai trò quan trọng như nhau.

Niệm Phật là niệm công đức của Đức Phật (trí đức, đoạn đức và ân đức), nhớ niệm tướng hảo của Đức Phật, niệm thật tướng của Đức Phật, niệm thế giới thanh tịnh của Ngài, như lạy Phật, tán thán Như Lai, cúng dường Thế Tôn, hay đối trước tượng Phật sám hối, tùy hỉ công đức của Đức Phật, thỉnh Ngài thuyết pháp và trụ lại đời, tất cả những việc làm này đều xuất phát từ pháp môn niệm Phật mà nói rộng ra. Trong luận Trí độ nói: “Có vị Bồ tát dùng tín (nguyện) tinh tấn vào pháp của Phật, vui vẻ tích lũy công đức của Phật”. Trong đại thừa gọi là tín tăng thượng Bồ tát, ở đây đặc biệt mở ra lối tu tập dễ dàng.

Tuy nói là phương tiện dễ dàng cho sự tu tập nhưng đây cũng là con đường khó hành (trí, bi), cho nên trong luận Thập trụ tỳ bà sa nói: “Người mới học Phật, tu niệm Phật, sám hối, khuyến thỉnh và các pháp khác, tâm được thanh tịnh, tín tâm tăng trưởng, lúc đó mới có thể tu trí huệ, từ bi và các pháp môn thâm sâu khác. Luận Khởi tín nói: “Chúng sinh sơ học muốn cầu chánh tín, nhưng tâm của họ còn mềm yếu”, nên cần phải dạy cho họ “chuyên tâm niệm Phật” mới có thể “giúp họ nhiếp phục tín tâm” không để bị thoái chuyển.

Nghĩa thứ nhất của việc niệm Phật được xuất phát từ tín nguyện, tín nguyện chưa sinh làm cho sinh, đã sinh thì đừng để thoái mất, cần phải vun bồi cho tăng trưởng. Niệm Phật phải niệm từ tâm, nương vào công đức của Đức Phật mà niệm không được bỏ quên, đây chính là phương tiện diệu dụng xuất phát từ tín nguyện. Như có một số người chỉ niệm trên đầu môi, đó là đi từ phương tiện đến phương tiện.

1.2. Ăn chay nuôi dưỡng tâm từ bi

Ăn chay nói cho chính xác là không ăn thịt, đây là truyền thống tốt đẹp của Phật giáo. Người học Phật không nhất thiết hoàn toàn không được ăn thịt của động vật. Như các tín đồ Phật giáo ở Tích Lan, tín đồ của Phật giáo Tây Tạng, Nhật Bản, họ đều ăn thịt. Một phần tín đồ Phật giáo cho rằng ăn chay là Tiểu thừa, đại thừa thì không quan tâm đến, nghĩ như thế chắc chắn là sai!

Không ăn thịt là chủ trương của Phật giáo đại thừa, điển hình như được nói đến trong kinh Lăng già, kinh Niết bàn, kinh Ương quật ma la… Ý nghĩa và tác dụng của việc không ăn thịt đương nhiên là có nhiều đáp án, nhưng điểm chính là vun bồi cho tâm từ bi được lớn mạnh. Như nói “Ăn thịt làm mất đi hạt giống đại bi”. Bồ tát vì lợi ích và muốn cứu độ hết thảy chúng sinh, đưa chúng sinh ra khỏi bể khổ, nhưng bây giờ lại nhẫn tâm sát hại chúng, ăn thịt chúng, thì thử hỏi tâm từ bi ở đâu?

Thực hành hạnh nguyện của Bồ tát lấy từ bi làm gốc, cho nên trong giáo pháp của đại thừa, nói cho cùng là không ăn thịt. Nói đơn giản là không ăn thịt, tích cực phóng sinh, tôn trọng và cứu lấy mạng sống của chúng sinh, đây chính là phương tiện thực hành nu ô i dưỡng tâm bi.

1.3. Tụng kinh giúp khai trí huệ

Tụng kinh thì không cần hiểu ý nghĩa sâu xa của việc tụng kinh, chỉ tụng một cách tự nhiên, cũng được xem là phương tiện tu tập. Phương pháp này cũng được xem là công phu đặc biệt, phương tiện chủ yếu là phát sinh trí huệ. Tu học trí huệ (chân bát nhã là hiện chứng) có tam huệ là văn, tư, tu, ở đây lại mở ra mười loại pháp hành: Trong kinh có ghi lại, đó là: 1. Biên chép, 2. Cúng dường, 3. Lưu truyền, 4. Lắng nghe, 5. Giở đọc, 6. Dạy người, 7. Phúng tụng, 8. Diễn nói, 9. Tư duy, 10. Tu tập. Tám pháp hành trước là phương tiện văn huệ.

Như các trường dân lập trước đây, ban đầu người ta để cho học sinh đọc quen mặt chữ và học thuộc lòng, sau đó mới giảng cho học sinh hiểu, khi hiểu rõ nghĩa lý thì việc tụng kinh không cầu hiểu nghĩa lý nữa, như lúc đầu các em đọc nghêu ngao cho đến thuộc lòng, rồi mới tiến đến tìm cầu giải thích nghĩa lý, đây là phương tiện văn huệ.

2. Vì tăng trưởng tín nguyện, từ bi và trí huệ tu học

Tín đồ Phật giáo tu tập một số pháp môn như niệm Phật, ăn chay, phóng sinh, tụng kinh, chính là bước đầu thực tập hạnh Bồ tát. ây là phương tiện đầu tiên, vì muốn tăng trưởng tín, nguyện và từ bi của đại thừa mà tu học. Người tu học, cứ tin rằng tụng kinh có công đức, rồi xem thường việc nghiên cứu nghĩa lý của kinh, sẽ đánh mất đi tác dụng phương tiện của huệ học.

Ăn chay phóng sinh, chỉ biết ăn chay phóng sinh, hiện nay thật sự con người cũng có vô số thống khổ, ít có ai từ bi đến để cứu giúp họ. Chỉ chú trọng đến thương yêu và bảo vệ cho chúng sinh, mà quên thương yêu và quan tâm con người, đúng là trái ngược, không hiểu được ý nghĩa, thì không thể làm cho tâm từ bi tăng trưởng được.

Có thể nói so sánh, cần phải niệm bao nhiêu danh hiệu Phật thì có thể vun bồi tín tâm, nhưng phần đông bị cuốn theo mê tín, số ít khẩn cấp cầu dựa vào chính bản thân, thật sự có thể phát khởi tâm tín nguyện thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sinh của Bồ tát, mang lợi ích cho bản thân và người khác, vì đại nguyện, vì pháp, vì người mà tinh tấn tu tập thì cũng đã hiếm thấy rồi!

Niệm Phật, ăn chay, tụng kinh là phương tiện thù thắng trên bước đường thực hành hạnh nguyện của Bồ tát, thế nhưng nếu không cầu trí huệ, từ bi thì chưa đủ rộng lớn, sẽ bị nghiêng về tôn giáo, trở thành pháp môn phương tiện thiện xảo, do chưa từng thấu triệt công dụng của phương tiện. ây chính là nguyên nhân chính đưa Phật giáo đến bước đường cùng! Như thế sẽ không thể xem là hạnh Bồ tát (không vào pháp môn được), không thể thực hiện sự nhiệm mầu của Phật pháp. Chưa độ được chính mình, thì nói gì đến độ người.

Học Phật là học theo hạnh nguyện của Bồ tát, cần phải bắt đầu từ những phương tiện diệu dụng, biết rõ được mục đích. Chúng ta không phải là niệm Phật mà niệm Phật, ăn chay chỉ biết ăn chay, vì tụng kinh mà tụng kinh, sự hành trì của chúng ta xuất phát vì tín, nguyện mà niệm Phật, vì nuôi lớn tâm từ bi nên ăn chay, hay muốn khai mở trí huệ nên tụng kinh.

Những phương pháp này, mục đích nằm ở tín nguyện, từ bi và trí huệ mà tinh tấn tu tập. Vì thế, nếu hết lòng học Phật, học theo hạnh nguyện của Bồ tát, cần phải từ trong pháp môn niệm Phật, vì nguyện lớn thượng cầu Phật đạo, hạ hóa độ chúng sinh mà nỗ lực tinh tấn. Từ việc ăn chay phóng sinh, nuôi lớn tâm từ bi, làm các loại lợi ích phước lợi sự nghiệp cho người thế gian. Từ trong việc tụng kinh, tiến xa thêm một bước là nghiên cứu nghĩa lý, để được phát sinh trí huệ, như thế mới thực hành rốt ráo. Xây dựng được nền tảng căn bản của Bồ tát.

Đây chẳng qua là “thiên lí chi hành, thỉ ư túc hạ‟ ý muốn nói là, đường dầu có xa ngàn dặm phải nhờ bước chân đầu tiên, rồi mới bước tiếp những bước tiếp theo, những pháp môn dù rộng sâu vô lượng, cũng phải bắt đầu từ đây mà tiến triển.

2. Liên quan đến vấn đề ăn chay

2.1. Ăn chay là nét đẹp đặc sắc của Phật giáo

Ăn chay không ăn thịt, là truyền thống tốt đẹp của giới Phật giáo từ trăm nghìn năm qua, tinh thần cao thượng của Phật giáo đã đi sâu vào lòng dân! Chỉ có tín đồ Phật giáo mới đủ nền tảng văn hóa sâu dày, mới có thể phát huy một cách phổ biến. Không chỉ trở thành việc hành trì của mỗi người, đã đi sâu vào lòng quần chúng, mà còn giới sát, cấm giết hại, đã từng ảnh hưởng sâu xa đến chế độ chính trị của quốc gia. Ý nghĩa của việc ăn chay, không phải như người ăn chay thường hiểu, nhưng rốt cuộc đã trở thành nét đẹp đặc sắc của giới Phật giáo!

áng tiếc! Khoảng ba mươi năm gần đây, những nhân tố phức tạp đã xen lẫn vào chúng, việc ăn chay đã bị giảm dần, có nhiều tà thuyết bùng nổ, và đã truyền đi khắp nơi! Tinh thần của Phật giáo bị mai một thật đáng thương! Thế nên, những người đệ tử chân chánh hộ trì Phật pháp, như ngài Ấn Quang..., cũng vì vấn đề này mà đau đớn tột cùng, lớn tiếng than thở!

Tín đồ Phật giáo tại sao phải ăn chay? Nhất định ăn chay? Cần ăn chay một cách triệt để không? Tại sao không ăn các loại có mùi nồng? Các câu hỏi này thường có người hỏi. ây thật sự là vấn đề những người trí thức trong xã hội dễ hiểu sai, thông thường là những người mới học Phật cần phải có nhu cầu cấp thiết để tìm hiểu, và người hộ trì Phật giáo cũng không nên xem nhẹ.

2.2. Ý nghĩa của việc không ăn thịt và không ăn ngũ tân

Trước hết chúng ta cần nên biết: Trong nhà Phật, chữ "huân‟ là chỉ „huân tân‟, đây là chỉ cho ngũ vị tân, loại thức ăn có chất cay nồng như hành, hẹ, tỏi. Nếu người ăn chúng, lúc nói chuyện phát ra mùi hôi nồng khó chịu, một số ít người ăn, nhưng phần nhiều không ăn, nghe mùi sẽ cảm thấy khó chịu, người không quen sẽ khiến cho họ cảm thấy không hài lòng. Vì thế, người học Phật tránh không nên ăn những thứ này, chỉ trừ khi vì trị bệnh thì có thể ăn được, nếu đến nơi đông người, nên cẩn thận đừng để người khác chán ghét.

Phật giáo cấm ăn ngũ tân, ý này là như thế, nhưng một số người cho rằng không ăn huân (không ăn thịt), thì ý nghĩa đã không giống nhau. Một số lại nói ăn chay, đại khái là ăn thực vật và không ăn thịt gần như nhau.

Nói theo Phật pháp, tín đồ Phật giáo hoàn toàn chẳng phải tư tưởng tuyệt đối ăn chay (ăn rau củ), ngũ tân trong thực vật như tỏi, củ kiệu... cũng không ăn, và tuyệt đối không ăn thịt (thực phẩm động vật), bơ, sữa của bò và dê thì Phật giáo lại cho phép sử dụng. Thế nên, việc ăn chay, không ăn thịt trong Phật pháp chẳng phải nghĩ một cách bình thường, mà tín đồ Phật giáo không ăn thịt, chỉ là việc thực tiễn không sát sinh.

2.3. Ăn chay là thực tập tinh thần hộ sinh và lợi sinh

Không sát sinh là phép tắc căn bản lợi sinh ở thế gian trong Phật giáo, là quy tắc căn bản. Tất cả giới hạnh là hành vi của đạo đức, đây chính là cội gốc. Như quy y là thực hành niềm tin của người mới bước đầu vào cửa học Phật, trong lễ quy y cũng có phát nguyện rằng: “Từ nay cho đến lúc mạng chung, nguyện bảo hộ thương yêu chúng sinh”. Thực hành bảo vệ sinh mạng cho chúng sinh, thì không thể không thọ giới.

Ngũ giới, thập thiện giới, giới thứ nhất là không được sát sinh. Quy nạp ý nghĩa giới thiện là như thế này: Không sát sinh là không làm tổn thương tính mạng của chúng sinh. Không trộm cắp là không xâm phạm vật của người. Tôn trọng tính mạng và tài sản của người khác, cho nên cần phải bảo hộ sinh mạng của chúng sinh. Không dâm dục là không xâm phạm phá hoại sự hạnh phúc gia đình người khác, cho nên có thể bảo vệ sinh mạng cho gia đình. Không vọng ngữ là tạo mối quan hệ giữa con người và con người thân thiện tin tưởng lẫn nhau, không nên uy hiếp, cãi vã nhau, thì bảo vệ cho xã hội cuộc sống của con người được an ninh. Nếu tách khỏi tinh thần hộ sinh, thì hành vi của con người trong xã hội sẽ trở nên tồi tệ và tà ác bất thiện.

Vì thế, „hộ sinh‟ là nòng cốt của Phật giáo, là điều thiết yếu không thể thiếu trong ngôi nhà Phật pháp, đại thừa Phật giáo đã truyền bá rộng rãi. Nền tảng của từ bi chính là không được giết hại sinh mạng của chúng sinh, không ăn thịt chúng sinh.

2.4. Người ăn thịt dường như không có sự hiểu biết

Có người chủ trương không cần phải bỏ ăn thịt, lại cho rằng không thể nhịn ăn thịt, nhận thức của những người thích ăn thịt rất nhiều tạp loạn, dễ lừa người nhất, còn đeo cái mác của khoa học. Cho rằng chúng ta không thể không sát sinh, không sát sinh làm sao được, cho nên từ không sát sinh đến không ăn thịt, không có chút ý nghĩa nào cả. Họ cho rằng: Cây cỏ cũng có sự sống, cho nên ăn thực vật vẫn không tránh được sát sinh.

Lại cho rằng: Ăn chay (không ăn thịt) không được cứu cánh, như uống một ngụm nước, trong nước có biết bao sinh mạng của vi trùng! Hít vào một hơi thở, trong không khí có biết bao chúng sinh! Nếu thật sự không sát sinh, không ăn thịt, vậy thì không uống nước, không thể hít không khí, như thế chỉ có chịu chết mà thôi.

Lại cho rằng, như kiến địa nhân từ của Ky Tô giáo, như “người quân tử xa lánh nhà bếp” của Nho giáo... đó mới là không lừa dối chính mình tuyệt đỉnh. Những loại nhận thức này, một số người bình thường trong xã hội, có thể nói tha thứ được. Nhưng đối với tín đồ Phật giáo, nói như thế thì không phù hợp, thật quá buồn cười! Nghe nói Phật giáo Nhật Bản, cũng có những loại nhận thức tương tợ như thế, làm cho tôi thật khó tin. Phật học ở Nhật Bản, nghe nói rất xán lạn, mà tại sao có thể thốt ra những lời khó nghe như thế, có thể là không thuộc vào tín đồ của Phật giáo, thuận theo miệng lưỡi mà đồng tình với sự sai lầm của thế tục.

2.5. Từ mối quan hệ giữa tình, lý và tâm cảnh nói đúng nghĩa của việc không sát

Phật pháp từng bàn đến vấn đề sát sinh và không sát sinh, thiện và ác có tính chất đạo đức và không có đạo đức. Ở đây không phụ thuộc vào thế giới khoa học của vật lý, hóa học, cũng không phải là vật nằm dưới kính hiển vi và kính viễn vi (trong khoa học vật lý, thiện và ác không thể phân biệt được), đây thuộc về thế giới đạo đức của tình cảm, sự liên quan giữa tâm và sắc, sự tương quan giữa con người với con người của thế giới hữu tình, nên bắt nguồn từ quan hệ của tình và lý, tâm và cảnh để giải thích .

Trước hết nói đến đối tượng bị giết, sát sinh, là giết hại chúng sinh có tình cảm và ý thức (có thể nói như loài động vật). Chúng sinh có tình cảm và ý thức, đều mong được sống và sợ chết. Nếu bị tổn thương hay bị chết, sẽ khiến cho chúng sợ hãi, hoảng hốt, đau khổ, nên sinh tâm oán hận, giận dữ, thù ghét hành động của đối phương. Ví dụ có hai người giết nhau, sẽ tạo nên mối oán thù, tạo nên tình huống thù địch nhau, giết hại nhau.

Cây cỏ là chúng sinh vô tình thức, tuy có dòng giống, dinh dưỡng... có sự sống, nhưng lúc bị tổn thương, chỉ có sự phản ứng của vật lý, chứ không có sự chống đối của tâm thức. Như khi chặt cây cối, sẽ không kích động chúng, nên không đưa đến sự oán hận thù địch lẫn nhau, chính bản thân không bị ảnh hưởng, tránh được sức mạnh của nghiệp sát.

Thế nên, Phật pháp dạy không sát sinh, quan trọng là đối tượng có dùng tâm thức phản ứng lại hay không, việc sát hại có mang lại nhân quả là sẽ trở thành kẻ thù của nhau không. Ý kiến cho rằng “giết thực vật cũng là giết hại”, là do không tìm hiểu rõ ràng, không hiểu được ý nghĩa đúng đắn của việc cấm sát sinh!

2.6. Để luận định tội sát sinh nặng hay nhẹ, là dựa vào đ ối tượng bị giết có ý thức hay không

Sát sinh trong nhà Phật, đặc biệt là nói đến chúng sinh hữu tình. Tuy mỗi loài đều có hữu tình như nhau, nhưng sự quan hệ với con người không giống nhau, tội sát sinh có nặng nhẹ. Như giết người là tội nặng, hơn nữa, tự sát hay giết người có thâm ân sâu dày của mình như ba mẹ, sư trưởng, hiền thánh, thì tội ác cực kì nặng! Nhưng nếu giết bò, dê, chim, con trùng, cá, dù cũng có tội, nhưng nhẹ hơn rất nhiều lần.

ồng thời, sự tạo thành tội sát sinh cần phải tìm hiểu tâm của người giết sau đó mới kết tội, cho nên có thể phân làm ba trường hợp:

(1) Biết chính xác đối tượng là hữu tình, nhưng do tham, sân và tà kiến, đã suy nghĩ khởi ý muốn quyết định giết hại. Như giết người là tội rất nặng, nhưng đã cố sát thì dù là giết súc sinh, tội cũng không nhẹ.

(2) Nếu là chúng sinh như bò, dê, kiến... nên tránh giết hại chúng. Nếu không tự chủ, không cẩn thận thì vô ý mà sát hại chúng, tuy có tội, nhưng chẳng qua là tội nhẹ „làm điều xấu‟.

(3) Như trong lúc sát hại, không những không có ý giết và hoàn toàn không biết đây là chúng sinh có tình thức, như uống nước và hít thở không khí thường ngày, những việc làm này dù có sát hại, nhưng không kết vào tội giết hại. Nhà Phật nói đến sát sinh, chỉ cho kết cấu thành tội sát sinh, lí luận này theo với pháp luật ở thế gian có điểm gần giống nhau, chẳng qua triệt để một chút mà thôi! Như trong luật của thế gian, cố ý giết người, hoặc không cố ý giết, thì kết tội nặng nhẹ không giống nhau. Lại như người vô trí, trẻ em thơ dại, giả sử vô ý mà gây ra án mạng, cũng không thể kết vào tội giết.

2.7. Mượn tên gọi khoa học để chủ trương hiểu sai việc sát sinh

Phật pháp nói sát sinh và không sát sinh, là hợp tình hợp lý, không có gì là khó hiểu, nhưng theo cái nhãn mác khoa học thì nói đến việc sát sinh, rồi đem chúng trà trộn thành một khối, xem như không liên quan đến tình lý và tâm thức, không phải là con người thật sự. ây mới là không thể tránh giết hại, không phòng tránh giết hại, cuối cùng có thể nói không thể không sát sinh. Dựa vào sự nhận thức của họ mà bàn bạc, thì thế gian không thể thoát được cảnh đấu tranh, chính là không thể tránh được cảnh tàn khốc hay sự tương tàn của chiến tranh. Phản đối sự tàn sát của chiến tranh, thì nên đề xướng hòa bình để chấm dứt sự xâm hại lẫn nhau. Những người đề xướng sát sinh, không ai khác, chính là người phá hoại chân lý và đạo đức, như người trong tín đồ Phật giáo mà hùa theo thuyết này, thì không khác gì là người ngu si “phá chánh kiến‟.

2.8. Vấn đề dựng lên lịch sử, hoàn cảnh, tín ngưỡng

Có người cho rằng, tín đồ Phật giáo là chỉ cho tín chúng xuất gia, mà vẫn còn ăn thịt. Căn cứ vào kinh điển và luật tạng ghi lại cho thấy, Đức Thế Tôn và chúng đệ tử vẫn ăn thịt. Cho đến ngày nay, tăng chúng ở các nước như Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, cách thức sinh hoạt vẫn duy trì nếp sống gần như Ấn Độ thời cổ đại, vẫn ăn thịt. Các vị Lạt ma ở Mông Cổ, Tây Tạng, tăng lữ ở Nhật Bản cũng như thế. Có thể cho thấy, không ăn thịt là thói quen đặc thù của bản địa Phật giáo Trung Quốc, đặc biệt dù không phải tín đồ Phật giáo nhưng cũng tuân theo quy tắc ấy. Điều này căn cứ theo sự thật Phật giáo các nước mà nói thì hợp với đạo lý!

Kế đến lại có một vấn đề, không thể không làm sáng tỏ. Phật giáo lấy việc hộ sinh hướng đến tinh thần lợi sinh ở thế gian làm lý tưởng cao thượng, giúp cho con người từ trong cuộc sống hiện tại không ngừng tiến đến hướng thượng. Cần phải nhờ vào nhân duyên của thời gian và địa thế, bất cứ ở đâu cũng có thể thực hiện được, dần dần được lan truyền rộng rãi mà không thể đồng loạt một lúc, và trở thành phẩm cách cao thượng rỗng không. Thế nên, trong Phật pháp có phân biệt đẳng cấp như pháp nhân thiên, pháp xuất thế gian. Chúng ta cần phải hiểu phương tiện để từng bước tiến lên, hướng dẫn người tiến vào pháp môn cứu cánh triệt để.

2.8.1. Vấn đề thời đại của Đức Phật và Phật giáo Nam truyền về tam tịnh nhục

Thật không sai, Ấn ộ Phật giáo khi Đức Thế Tôn còn tại thế và sau đó là các vị đệ tử của Ngài, có dùng thịt, nhưng không tự sát sinh. Ở trong giới luật, không những nghiêm cấm giết người, càng không được cố ý làm tổn hại tính mạng của chúng sinh, trong nước có vi trùng, cũng phải dùng đãy lọc sạch, để tránh việc sát hại chúng sinh. Không sát sinh, Phật pháp nghiêm cấm triệt để, không có gì hoài nghi.

Ngày xưa Đức Phật và tăng chúng, sinh hoạt đời sống khổ hạnh, ngày ngày khất thực, nương vào sự cúng dường của đàn việt mà có thực phẩm, được cúng dường món gì thì dùng món đó, Đức Phật và tăng chúng quyết không vì ngon miệng mà giết hại chúng sinh, hoặc nuốt không trôi nếu thiếu thịt. Vì liên quan đến việc du hóa khắp nơi để khất thực, nên ăn uống cũng tùy duyên, không thể ngăn cấm việc dùng thịt làm thực phẩm. Nhưng không khởi tâm sát hại, cũng không vì nhu cầu phục vụ bản thân mà sát. Tuy có ăn thịt, nhưng chưa một lần phạm giới sát sinh.

Lúc bấy giờ, cũng hạn chế việc ăn thịt: Thí chủ cúng dường thịt, nếu biết được cúng dường cho mình mà họ phải sát sinh; hoặc nghe nói vì mình mà họ phải tạo nghiệp sát; hoặc sinh tâm nghi là họ giết súc vật để cúng dường cho mình, nên cám ơn và từ chối sự cúng dường ấy. Bởi vì việc ăn thịt như vậy thì họ giết hại chúng sinh cho mình, việc này vốn dĩ ngăn chặn việc sát sinh mà không biết ngăn chặn việc sát sinh, đây là vi phạm việc không sát sinh.

Việc cấm ăn thịt trong Phật pháp hoàn toàn không phải do họ ăn thịt, mà do giết hại chúng sinh. Có người không hiểu ý nghĩa của việc không sát sinh, không biết vì không sát sinh nên không ăn thịt, hoàn toàn chẳng phải vì thịt nên không ăn thịt, như thế thì mới không tránh khỏi lời bàn tán xôn xao.

Như thế, các vị tỳ kheo sống đời sống khất thực, chỉ cần không thấy giết, không nghe bị giết và không nghi ngờ vì mình mà giết, thì ăn thịt mới không bị phạm vào giới sát. Nhưng nếu như thọ nhận sự cúng dường của một thí chủ nào đó trong thời gian dài thì tốt nhất nên nói cho họ biết, đừng vì cúng dường mình mà phải đặc biệt chuẩn bị thịt. Nếu không như thế thì chẳng phải biết họ sát sinh cho mình ăn sao, làm thế nào lại từ chối sự cho phép của Đức Thế Tôn! Như đã quen ăn thịt rồi, thì không chịu nổi nếu thiếu thịt, như thế đã bị sự ham muốn của hương vị trói buộc rồi. Tăng chúng của các nước như Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan..., căn bản đã không tuân theo lời chỉ dạy của Đức Phật, đánh mất đi tinh thần của Phật giáo!

2.8.2. Phật giáo đại thừa không ăn thịt thì phù hợp với tinh thần từ bi của Đức Phật

Việc chế phép xuất gia trong Phật giáo vốn thích hợp với đời sống khất thực ở Ấn ộ lúc bấy giờ. ể thích nghi với tình hình sinh hoạt, thực phẩm không thể nào chọn lọc một cách thuần khiết, chỉ còn cách nhận được thức ăn gì thì dùng thức ăn ấy. ây là phương tiện thích hợp với xã hội lúc bấy giờ, với tâm từ bi của Đức Phật, chắc chắn không dùng tam tịnh nhục để làm thức ăn.

Thế nên, với tinh thần của Đức Phật được lan truyền, trong các kinh điển đại thừa như kinh Tượng dịch, kinh Ương quật ma la, kinh Lăng già, kinh Niết bàn, kinh Lăng nghiêm, có giảng giải rất rõ ràng: ệ tử của Đức Phật không nên ăn thịt, ăn tam tịnh nhục chỉ là phương tiện, ăn thịt sẽ làm mất đi lòng đại từ, nếu cố ý giết để ăn thì ăn thịt tức là bà con với ma. Những lời giáo huấn của đại thừa không ăn thịt, là phù hợp với tinh thần của Đức Phật một cách tuyệt đối. ây hoàn toàn chẳng phải là việc gì đó cao xa, mà thật tình phù hợp nên có thể thực hành.

Bởi vì đời sống khởi đầu của các thầy tỳ kheo là đi hóa duyên khất thực, sau đó Phật giáo phát triển, nên được quốc vương và tín chúng cúng dường, mới có đất đai rộng lớn. Làm ruộng cày cấy, hay cúng dường tuy do người thí chủ đứng ra phụ trách, nhưng thu hoạch vào là của thường trụ. Một số là do tín đồ thường xuyên cúng dường (nhưng mỗi ngày vẫn khất thực). Men theo từng căn hộ khất thực (đứng trước cửa của từng nhà, có lúc được cúng dường, có khi ôm bát không), dần dần có nhiều thay đổi. Trong tình hình như vậy, nếu như tỳ kheo ăn thịt, đương nhiên là do sự ham thích của mình mà ăn thịt, thì làm sao có thể nói không phạm giới cấm của Như Lai?

Vì thế, trong giai đoạn đại thừa Phát triển, kiên quyết phản đối việc ăn thịt.

Như sinh hoạt các ngôi chùa ở Trung Quốc, đều phải tự canh tác, tự buôn bán, tự nấu nướng. Nếu tăng chúng ở Trung Quốc mà ăn thịt, thử hỏi làm sao lại không phạm giới của Đức Phật chế định? Không cần nói đại thừa, mà ngay cả luật của Thanh văn cũng không cho phép. Có một số người tự mình thích ăn thịt, rồi dẫn chứng nêu ra tăng chúng ở Miến Điện, Tích Lan ăn thịt, giải thích tăng chúng ở Trung Quốc cũng không cấm ăn thịt, là do không thấu hiểu được vấn đề, thuận theo lòng ham muốn của riêng bản thân mình mà nói sai sự thật.

2.8.3. Người quen ăn thịt, lý luận hết sức quái dị

Những người ảnh hưởng theo Phật giáo Mông Cổ và Tây Tạng biện luận ăn thịt, giải thích một cách kỳ lạ, càng lúc càng nhiều. Có người còn cho rằng tu học theo Mật giáo thì không thể không ăn thịt, vì muốn phá chấp. Trong thế giới này, toàn là người ăn thịt, không muốn ăn chay, không tán thành ăn chay và từ bỏ ăn thịt, lại bám theo số ít người ăn, khuyến khích họ ăn thịt, như thế thì có ý nghĩa gì? Thế nên, thành phần theo Mật giáo ăn thịt, rồi cứ chuyên đi lôi kéo những người ăn chay sao?

Có người nói: Chúng tôi ăn thịt, là vì muốn độ chúng súc vật. Theo sự giải thích của họ, là vì muốn gia trì cho dê và bò mà tụng niệm, có nghĩa là muốn kết duyên với chúng bằng cách độ chúng. Nếu thật sự vì độ chúng, tại sao họ không độ cha mẹ, độ con cái của họ, tại sao họ lại không ăn thịt cha mẹ, con cái của họ? Nếu cho rằng cha mẹ, con cái có phương pháp hóa độ tốt hơn, thế thì phổ độ cho chúng sinh như con rết, con cóc, con rận, những loài chúng sinh này, chẳng lẽ không cần độ sao? Tại sao không ăn thịt chúng? Vì tất cả lý luận khôn ngoan dối trá của người biện hộ ăn thịt rốt cuộc là vô ích! Nói thật lòng: vì muốn ăn thịt chúng, cho nên muốn độ chúng; vì muốn độ chúng, nên muốn ăn thịt của chúng!

Một phần tín đồ của Phật giáo trong nước, tuy không sinh sống nơi có động vật hoang dã, lại không theo Mật giáo, không ảnh hưởng đến Phật giáo ăn mặn của Mông Cổ và Tây Tạng, vì bản thân muốn ăn thịt mà phải biện hộ, thật là đáng thương và buồn cười làm sao!

2.8.4. Vấn đề Phật giáo Nhật bản ăn thịt

Phật giáo Nhật Bản, quá khứ đã tiếp nhận được nền văn hóa của Phật giáo Trung Quốc, cho đến hôm nay cũng như thế, ngoài Chánh tông ra, những ngôi chùa lớn cũng dùng thức ăn chay. Bắt đầu từ Chánh tông, cưới vợ và ăn thịt, sau đó các tông phái khác cũng học theo, dần dần không còn mật thiết với Phật giáo Trung Quốc. Phật giáo Nhật Bản, tuy có tăng lữ, nhưng đa số họ chưa thọ qua giới pháp của người xuất gia, trên thực tế có thể nói là tín đồ tại gia của Phật giáo. Nói Phật giáo Nhật Bản vượt trội phép chế xuất gia của Thanh văn thừa, tiến vào tu Bồ tát của người tại gia, đúng hơn là nói phép chế Thanh văn của chúng xuất gia, giống như thoái lui vào trong nhân thừa. Việc ăn thịt của tín đồ Phật giáo Nhật Bản, chúng ta không nên dùng tiêu chuẩn cao thượng nghiêm khắc để phê bình họ.

2.9. Từ hoàn cảnh và căn tánh đến việc thực tập tinh thần hộ sinh

Hộ sinh là tinh thần căn bản của Phật giáo, đây là quy tắc từ trước đến nay, nhưng trên thực tế, lại không thể không thích hợp với hoàn cảnh và căn tánh.

Nói theo „hoàn cảnh‟: hoặc là do phương thức khất thực, nên có thể khai phương tiện thọ tam tịnh nhục, hoặc là ở nơi hoang dã, nên phải ăn thịt. Chỉ cần không được tự tay sát, không dạy người sát, không trực tiếp vì bản thân mà sát, thì ăn thịt mà không bi phạm vào giới sát. Nếu như tăng chúng ở Trung Quốc tự mua về nấu, dù có làm bằng cách nào, thì nói chung ăn thịt sẽ bị phạm vào giới sát. Hoàn cảnh đặc tính riêng của họ, không thể như nhau được. Tâm đại bi hộ sinh trong Phật pháp, từ trước đến nay vẫn là việc làm lý tưởng cao nhất, không thể thiên chấp vào phương tiện mà làm ngược lại với cứu cánh.

Nói theo „căn tánh‟: Nếu chân thật vì căn tánh đại thừa mà nói, học tập pháp đại thừa, nên hoàn toàn chấm dứt ăn thịt, nuôi dưỡng lòng đại bi. Như xem trọng mình là Thanh văn, Như lai có phương tiện tam tịnh nhục.

Như những người Phật tử tại gia, chưa từng phát tâm xuất ly, càng chưa biết phát bồ đề tâm, thì vẫn còn mong muốn cảnh giới trời và người trong Phật pháp. Ở đây ngoài việc không giết hại con người, đối với việc giết hại loài súc sinh và ăn thịt, tuy nhiên l à tạp nhiễm, tội lỗi, nhưng lại không thể yêu cầu một cách quá nghiêm khắc. Bởi vì từ trước cho đến nay, luân hồi điên đảo, chúng sinh chỉ theo một lối như thế.

Vì muốn hướng dẫn họ vào Phật pháp, không kể là mồng một hay ngày rằm, hoặc sáu ngày ăn chay trong tháng, hay chỉ ăn trong một thời gian ngắn, khuyến khích người học nghiêm trì giới không ăn thịt, được sự gia hành của Phật pháp. Nói cách khác, đối với người đã quen ăn thịt, trong chốc lát cấm họ không ăn thịt, chi bằng hướng dẫn họ cải thiện từ từ.

Tín đồ Phật giáo Trung Quốc đã quen ăn chay, thường hiểu lầm “học Phật không thể không ăn chay”. Nhìn những người học Phật mà vẫn còn ăn thịt, sinh tâm khinh thường và hủy báng, làm như thế không những khiến cho người quen ăn thịt không dám đến học Phật, càng dẫn đến phản ứng sai lệch của người biện hộ ăn thịt.

2.10. Không ăn thịt không thể nói đó là sai

Người có thói quen ăn thịt, hoặc người không từ bỏ được thói quen ăn ngon, sẽ đưa ra vô số lý luận nên không từ bỏ ăn thịt, nói đến không ăn thịt thì không thể được. Không những người học Phật có thể ăn thịt, mà còn phản đối người ăn chay. Cho rằng ăn thịt là hợp lý, cần phải ăn thịt, phản đối ăn chay, đưa ra nhiều triết lý để bài xích vấn đề ăn chay, cho rằng không đúng đạo lý! Hi vọng khuyên người ăn thịt, những người bạn đã có thói quen ăn thịt, đừng phỉ báng chánh pháp! Các bạn! Truyền bá sai sẽ đoạn diệt hạt giống Phật nơi chính mình.




Từ Ngữ Phật Học Trong: Niệm Phật Ăn Chay Tụng Kinh