1. Đức hạnh thông thường ở thế gian
1.1. Đức hạnh của người và trời
Đức hạnh xuất thế gian thù thắng vượt trội đức hạnh thông thường ở thế gian, nó lấy đức hạnh thông thường của con người làm nền tảng để phát triển thêm một bậc. Phật pháp vì phổ biến đến mọi người, khiến dần dần hướng đến giải thoát, do vậy có đức hạnh của người trời y cứ vào chánh hạnh con người ở thế gian mà tu tập hướng đến giải thoát. Đệ tử Phật trước khi chưa được giải thoát, thường luân chuyển nơi cõi người, trời. Còn những người bình thường không theo Phật giáo, nếu có đức hạnh phù hợp với đạo lý, cũng có thể tái sinh vào cõi người và trời, cho nên chánh hạnh thế gian trong Phật pháp đại thể tương đồng với đức hạnh thế gian.
Đức Thế Tôn, khi thuyết pháp cho những người mới đến nghe pháp, thông lệ Ngài dạy: “Theo pháp của chư Phật, trước nên thuyết pháp đoan chánh, khiến người nghe hoan hỉ; đó là thuyết về bố thí, thuyết về giới, thuyết pháp sinh cõi trời” (Kinh Giáo hóa bệnh thuộc Trung A hàm). Chúng ta biết rằng sinh tử liên tục không ngừng, lực của nghiệp thiện ác sẽ quyết định hướng tái sinh chúng ta. Trước khi chưa được giải thoát, làm thế nào để cuộc sống ngay trong đời này và đời sau được tốt đẹp và an lạc, đây là vấn đề liên quan mật thiết với đệ tử Phật. Phật pháp không chỉ vì “an lạc rốt ráo‟ ( 究竟樂 cứu cánh lạc), mà còn vì “an lạc ở đời hiện tại‟ ( 現法樂 hiện pháp lạc) và “an lạc ở đời vị lai‟ ( 後法樂 hậu pháp lạc).
Làm thế nào để hiện tại và vị lai có thể sống có ý nghĩa hơn, an lạc hơn; đó là tâm hạnh của trời người, thuộc “tăng thượng sinh‟. Đó cũng chính là tu tập một số đức hạnh nào có thể khiến cuộc sống hiện tại tốt đẹp hơn, trong tương lai sẽ được sinh về cõi người, trời.
Khi Đức Thế Tôn tại thế, một số người hoặc tìm cầu sự mỹ mãn ở nhân gian; hoặc mong cầu sự sung sướng, an lạc, tự do nơi cung trời. Theo nghĩa lý chân thật trong Phật pháp, ở cõi trời không bằng ở cõi người, nhưng phương tiện tùy thuận thế gian cũng nói pháp tu tập để sinh lên cõi trời.
Pháp tu hướng đến tái sinh cõi người trời trong tôn giáo Ấn Độ đầy dẫy những hoạt động tôn giáo mê tín như: cúng tế, cầu khẩn, chú thuật v.v.. Còn pháp tu hướng đến tái sinh cõi người trời do Đức Phật dạy đơn thuần chỉ là hành vi đạo đức đưa đến an lạc cho mình và người, gồm: bố thí, trì giới, và tu thiền định để tâm được thanh tịnh mà chủ yếu là bốn tâm vô lượng từ bi hỉ xả.
Bố thí không bằng trì giới, trì giới không bằng tu tập thiền định với từ bi hỉ xả; đây là lời Phật dạy cho Trưởng giả Tu đạt đa (Phẩm Đẳng thú tứ đế thuộc Tăng nhất A hàm).
Bố thí là việc làm thiện thực tế lợi cho người, nhưng thông thường người ta xuất phát từ những động cơ không thuần chánh mà bố thí. Như: “Có người vì cầu tài mà thí, vì hổ thẹn với người mà thí, vì sợ người khác chê trách mà thí, vì sợ sệt mà thí, vì cầu việc khác mà thí, vì sợ chết mà thí, vì lừa dối người khiến họ vui mà thí, hoặc cho rằng mình giàu có mà phải thí, vì tranh hơn thua mà thí, vì đố kỵ mà thí, vì kiêu mạn tự cao mà thí, vì danh dự mà thí, vì chú nguyện mà thí, vì giải trừ xui xẻo cầu việc tốt lành mà thí, vì tập hợp mọi người mà thí, vì khinh bỉ không tôn trọng mà thí” (Luận Đại trí độ). Đức Phật không khen ngợi những việc bố thí như thế. Ngay cả với tâm thiện, tâm thanh tịnh mà bố thí, rốt cuộc chỉ xả bỏ của cải vật chất ngoài thân, không bằng công đức của việc trì giới.
Trì giới nhằm trấn áp điều phục phiền não nơi tự thân, khiến hành vi của mình phù hợp với mục tiêu sống an vui hòa hợp tốt đẹp ở thế gian. Nói chung, trì giới nghiêng về hành vi của thân và lời nói; còn tu tập thiền định với từ bi hỉ xả, thì điều phục phiền não nơi tâm, mở rộng sự cảm thông với mọi hữu tình. Sự tịnh hóa và trưởng dưỡng tâm đạo đức này rất khó thành tựu, dù rằng chưa thể chứng được Chánh giác giải thoát, cũng có thể trở thành phương tiện tu tập để giải thoát.
Vì thế, Đức Thế Tôn thường dạy: Bố thí và trì giới có thể tái sinh vào cõi người, trời. Muốn tái sinh cõi trời Sắc giới trở lên thì phải tu tập thiền định ly dục. Mặc dù đặc tính của thiền định “duy chỉ là thiện‟, nghiêng về tu tập nội tâm; nếu nỗ lực tu tập thiền định với từ bi hỉ xả sẽ tái sinh vào cõi trời. Theo Chánh pháp của Phật mà nói, sự tái sinh nơi cõi trời không an ổn bằng sự trì giới mà sinh vào cõi người.
1.2. Ổn định đời sống kinh tế
Chúng tại gia trước tiên cần phải quan tâm đến sự tế ổn định đời sống kinh, vì vấn đề này liên quan đến sự an vui của bản thân và gia đình, càng liên hệ đến xã hội. Đức Phật từng dạy cho chàng trai trẻ Uất xà ca: “Có bốn pháp, nếu người tại gia sống ở thế gian thực hiện sẽ được an ổn trong hiện tại, an vui trong hiện tại.” (kinh số 91, quyển 4 thuộc Tạp A hàm). Đó là:
(1) Phương tiện cụ túc: Là “các loại nghề nghiệp thiện xảo để tự mưu sinh‟. Nếu người không có kiến thức và kỷ năng, không có nghề nghiệp chân chánh, cuộc sống dựa dẫm, sẽ phải nhận lấy kết cục bi thảm.
Trong kinh Thiện Sinh ghi: “Trước nên chú tâm học nghề, sau mới thu được tài lợi”. Nghề nghiệp chân chánh như: “Làm ruộng, buôn bán, chăn nuôi trâu dê để có lợi tức, mở quán trọ kiếm lời, xây phòng xá, tạo chỗ nằm, đủ sáu nghề sinh sống” (kinh số 1283, quyển 48 thuộc Tạp A hàm). “Làm ruộng, buôn bán, hoặc làm quan, hoặc viết sớ, kế toán, vẽ tranh” (kinh số 91, quyển 4 thuộc Tạp A hàm). Tất cả nghề nghiệp chân chánh đều có thể kiếm sống.
Nếu các nghề liên quan đến sát sinh, dâm dục, rượu chè, cho đến bói toán, buôn lậu, cân non đong thiếu v.v., thảy đều là không chân chánh. Đặc biệt như ông Phạm chí à Nhiên “khi kề cận bên vua thì dối gạt Phạm chí và Cư sĩ; kề cận Phạm chí và Cư sĩ thì dối gạt nhà vua” (kinh Phạm chí Đà Nhiên thuộc Trung A hàm). Ông ấy vì phụ nữ mà mượn thế lực của chính quyền bức hiếp dân chúng, lợi dụng sức mạnh của dân chúng áp đảo chính quyền; từ đó tham ô, tống tiền, bóc lột, cướp đoạt tài sản. Những việc làm này không thể dựa vào lý do vì gánh vác gia đình, hoặc cúng tế, làm từ thiện v.v., mà giảm nhẹ tội ác.
(2) Thủ hộ cụ túc: Là khéo giữ gìn tiền bạc và vật dụng, không để hư hoại mất mát.
(3) Thiện tri thức cụ túc: Là kết giao với bạn hiền; không qua lại với kẻ xấu dối gạt lừa đảo, hung ác nham hiểm, sống buông lung; vì đó là một trong những nguyên nhân gây hao tổn tài sản. Kinh Thiện Sinh ghi: “Có sáu nguyên nhân làm hao tổn tài sản. Đó là nát rượu, cờ bạc, sống phóng túng (hành động không hợp thời), đam mê kỹ nhạc, thân cận bạn xấu và giải đãi”.
(4) Chánh mạng cụ túc: Kinh tế phải cân bằng sự chi tiêu với mức thu vào, tránh lãng phí hoặc keo kiệt. Lãng phí, bất luận trong trường hợp nào, đều không có kết quả tốt đẹp. Keo kiệt thì bị chế nhạo rằng chết thành ma đói, bản thân mình không biết tiêu dùng, không biết cung cấp cho người thân trong gia đình, không biết cúng dường bố thí làm phước, chỉ một mực bủn xỉn, giống như trưởng giả ắc Lư Chí, không những không ích cho đời sau, mà hiện đời trong gia đình và xã hội cũng không được an vui. Đức Thế Tôn dạy nên ổn định đời sống kinh tế, trong hoàn cảnh xã hội thời bấy giờ, có thể nói là biện pháp vô cùng thích đáng.
1.3. Đời sống xã hội phù hợp với đạo lý
Sống trong xã hội, giữa người với người phải có sự quan hệ hỗ tương, phải sống hài hòa an vui, nhờ đó trật tự xã hội mới có thể duy trì một cách hợp lý; phải quan tâm đến các mối quan hệ, mỗi người cần phải dốc lòng làm tròn bổn phận của mình.
Phật từng dạy cho con trai của trưởng giả tên là Thiện Sinh về ý nghĩa của việc lạy sáu phương, điều này có điểm gần với thuyết ngũ luân của nhà Nho. Trưởng giả tử Thiện Sinh noi theo tôn giáo truyền thống lễ lạy bốn phương trong trời đất, Đức Phật nhân đó mà dạy ông pháp lạy sáu phương theo luân lý.
Sáu phương, nghĩa là lấy bản thân mình làm trung tâm thì phương ông là cha mẹ, phương Nam là sư trưởng, phương Tây là vợ hay chồng, phương ắc là bạn bè, phương Dưới là tôi tớ, phương Trên là các bậc thầy trong tôn giáo. Sáu phương này quan hệ với chúng ta là cha mẹ và con, thầy và trò, vợ và chồng, bạn bè, chủ và tớ, tín đồ và các bậc thầy tôn giáo. Cho nên, mỗi người cần phải làm tròn bổn phận cho nhau, không phải sống phiến diện, như kinh Thiện Sinh thuộc Trường A hàm và Trung A hàm trình bày rõ.
Đối với quan hệ vợ chồng, mỗi bên phải giữ lòng trung trinh, tôn trọng lẫn nhau. Không có chúa và bề tôi, anh và em; có thể xem như thân hữu. Chữ “Thân hữu‟, nguyên ngữ vốn hàm nghĩa là trên và dưới, gần với mối quan hệ giữa cấp trên và thuộc hạ.
Đối với những người xung quanh, cần dùng Bốn nhiếp pháp để thống nhiếp. Một là “Bố thí‟, dùng tài vật hoặc kiến thức của mình nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho họ. Hai là “Ái ngữ‟, dùng lời nói hòa nhã dịu dàng cùng nhau bàn luận. Ba là “Lợi hành‟, quan tâm đến phúc lợi và sự nghiệp của họ. Bốn là “Đồng sự‟, cùng gánh vác công việc, cùng chia sẻ khó khăn với họ. Bốn nhiếp pháp này là điều kiện cần thiết để xây dựng đo à n thể, là tố chất đặc biệt phải có nơi người lãnh đạo, cho nên nói: “Pháp này thống nhiếp thế gian, như nhờ có người lái thì xe mới chạy… Nhờ có Bốn nhiếp sự này, thực hành tùy thuận pháp này mà xuất hiện các bậc đại sĩ, có đức hạnh bủa khắp thế gian” (kinh số 669, quyển 26 thuộc Tạp A hàm). Bồ tát dùng Bốn nhiếp pháp để hóa độ chúng hữu tình, gánh vác trách nhiệm của người chỉ đường cho nhân loại, đó cũng chỉ là phát triển của đức hạnh này.
Chủ nhân đối với tôi tớ, ngoài việc tạo cho họ công việc thích hợp, phải chu cấp cho họ các thứ áo quần, thức ăn, thuốc men; còn phải tùy thời mà chiêu đãi họ những bữa ăn thịnh soạn, cho được nghỉ phép định kỳ. Những việc làm này, trong xã hội thời xưa, thể hiện sự quan tâm chăm sóc và tâm rộng lượng!
Trong sáu phương, mối quan hệ giữa thầy và trò, mối quan hệ giữa bậc thầy tôn giáo và tín đồ đặc biệt được chỉ bày rõ. Điều này cho thấy Đức Thế Tôn rất xem trọng học thuật và văn hóa.
1.4. Đời sống chính trị được đạo đức hóa
Thái tử Tất đạt đa ( đức Thế Tôn) từ bỏ uy quyền của một vương tử đi xuất gia, bởi vì tình thế chính trị bấy giờ xảy ra những cuộc chiến giành quyền, chinh phạt lẫn nhau, đã khiến Ngài không vui. Phật thường dạy: “Chiến thắng tăng oán thù, thất bại đau khổ ngủ không yên, thắng bại đều từ bỏ, thức ngủ đều an vui”.
Đức Thế Tôn là người thuộc chủ nghĩa phi chiến tranh của thế giới. Bấy giờ, đối với các vấn đề liên hệ đến chính trị, với vua, Phật ít khi bàn luận, cũng không khuyên dân chúng thề tận trung với vua. Liên quan đến việc thịnh suy của một quốc gia, Phật đã từng vì quan đại thần Vũ Thế giảng bảy pháp bất thối (Kinh Du hành thuộc Trường A hàm).
Chính trị thời xưa, thông thường do bởi vị vua có hiền đức anh minh hay không hiền đức anh minh, mà đời sống của dân chúng thái bình an vui hay loạn lạc đau khổ. Do vậy, Đức Phật đã từng đề cập đến 10 đức tính mà vị vua cần phải có: 1. Khoan dung tha thứ, 2. Tiếp nhận lời can gián của quần thần, 3. Thích ban ân bố thí và cùng vui với dân, 4. Thu tài vật đúng theo pháp luật, 5. Không ham mê vợ con người khác, 6. Không uống rượu, 7. Không giỡn cợt múa hát, 8. Căn cứ quốc pháp mà hành xử, không thiên vị, 9. Không tranh giành với quần thần, 10. Thân thể mạnh khỏe. Giống như sự trình bày trong “Phẩm Kết cấm‟ thuộc Tăng nhất A hàm, đây là sự chú trọng tu dưỡng nhân cách đạo đức cá nhân để làm căn bản cho đạo đức xã hội.
Kinh Trung bản khởi ghi: “Làm tướng thống lãnh thế gian, phải thuận theo chánh không theo kẻ xu nịnh, nghiêm minh dạy lễ nghi, như thế mới là vị pháp vương. Thương người khéo khoan dung, nhân ái làm lợi ích cho người, được lợi phải chia đều, như thế mọi người sẽ nương theo”. Đây là lời dạy cực kì có giá trị! Đức căn bản của vua trị vì đất nước quan trọng là phải công bằng chánh trực, lấy thân mình làm gương, quan tâm đến lợi ích của dân, đặc biệt là “lợi phải chia đều‟, khiến cho đời sống kinh tế người dân không quá cách biệt giữa giàu và nghèo. Vị vua như thế tự nhiên được dân chúng ủng hộ, làm cho chính trị ổn định, và đất nước phồn vinh.
Trong kinh truyền rằng vị Luân vương đem chánh pháp trị vì đất nước, thường xem đó là nền chính trị lý tưởng của Phật giáo, thực ra đó là nền chính trị hiện thực của Ấn Độ thời xưa được lưu truyền trong dân gian. Theo truyền thuyết, tiên A tư đà nói: “Đức Thế Tôn, nếu như không xuất gia, sẽ làm Luân vương”. Căn cứ sự ghi chép trong kinh Phật, từ vua Chúng Hứa ình ẳng trờ về sau, thời đại xưa có không ít vị Luân vương.
Như trên đã nói, sự thống nhất bốn châu của Luân vương vốn là dấu tích mở rộng sự thống trị của người Ấn  u. Nền chính trị Luân vương mang tính Phật giáo hóa, gần giống với nền chính trị nhân từ quân chủ trong truyền thuyết Trung Quốc (Từ Yển, Tống Tương cũng còn có tư tưởng này). Dùng chánh pháp để trị vì đất nước là “không dùng dao và gậy, mà dùng pháp để cảm hóa, khiến họ được an ổn”. Khi các nước nhỏ đã được thu phục đem vàng bạc đến cống hiến, vị Luân vương liền bảo: “Thôi! Thôi! Các hiền khanh, nếu các ông muốn dâng cúng dường ta, hãy nên dùng chánh pháp cai trị, chớ thiên vị sai lệch, chớ khiến trong nước xuất hiện những việc phi pháp” (kinh Chuyển luân thánh vương tu hành thuộc Trường A hàm). Chánh pháp chính là sự cảm hóa bằng đạo đức của năm giới và mười nghiệp thiện. Sự thống nhất của Luân vương không phải là vì tiền của và lãnh thổ, mà vì phát triển rộng một hệ thống chính trị mang tính đạo đức, khiến loài người thậm chí các loài chim muông đều có được cuộc sống an vui hạnh phúc. 2. Đức hạnh đặc biệt của cư sĩ tại gia
2. 1. Năm pháp cụ túc
Ưu bà tắc và u bà di là hàng cư sĩ tại gia tu học Phật pháp. Đời sống của họ liên hệ đến gia đình và xã hội, như trên đã nói, nhưng họ còn có sự công hạnh đặc biệt khác, chính đây mới có thể vượt hơn chánh hạnh bình thường thế gian mà hướng đến giải thoát. Hạng mục tu tập của họ chủ yếu là năm pháp cụ túc (xem kinh số 927, quyển 33 thuộc Tạp A hàm).
(1) Tín cụ túc: Phát sinh chánh tín đối với Như Lai, vì Phật là gốc của Chánh pháp, Phật là vị thượng thủ của Tăng già, cho nên đối với Như Lai phải có niềm tin vững chắc và đúng đắn. Niềm tin là “ Sự ưa thích kham nhẫn, tâm thanh tịnh làm tánh”, tức là tâm thanh tịnh do vì tin hiểu sâu sắc, từ đó mong muốn tu tập pháp Phật. ó là chánh kiến và chánh tư duy trong bát chánh đạo.
(2) Giới cụ túc: Tức là thành tựu năm giới. Năm giới không chỉ không làm các việc ác, mà còn làm các việc thiện; như không sát sinh mà còn yêu thương bảo vệ tánh mạng các loài. Cư sĩ tại gia còn có thể thọ trì tám chi trai giới trong một ngày một đêm. Đó là ngoài năm giới, còn thêm ba giới: “không nằm giường cao rộng‟; “không đeo tràng hoa chuỗi ngọc, không xoa hương phấn, không đàn ca múa hát, không đi xem nghe‟; “không ăn phi thời‟. Giữ giới dâm, cũng phải lìa chánh dâm giữa vợ chồng. Có người chấm dứt hẳn việc dâm dục giữa nam và nữ, đó được gọi là “Tịnh hạnh Ưu bà tắc‟. Tám chi trai giới và tịnh hạnh này nhằm để cư sĩ tại gia noi theo thực hành một phần nhỏ của hạnh xuất gia, sống một đời sống tương đối nghiêm túc, chế ngự dục tình ngay nơi tâm mình.
(3) Thí cụ túc: Là nói: “Tâm lìa bủn xỉn, tâm trụ phi gia, tu hạnh thí để giải thoát, siêng thí và thường thí, ưa xả thí tài vật, bình đẳng mà bố thí”.
“Tâm trụ phi gia‟, tức là không nghĩ tưởng đó là tài sản riêng của gia đình. Cư sĩ tại gia cần phải “tâm trụ phi gia‟, mới có thể thành tựu tâm xuất ly mà hướng đến giải thoát. Sự cung phụng cha mẹ và sư trưởng, cúng dường Tam bảo, đó xuất phát từ tâm tôn kính; bố thí cho người nghèo khổ cô độc bệnh tật, xuất phát từ tâm thương yêu. Cũng có sự xả thí làm phúc lợi cho cộng đồng, như: “Trồng vườn cây ăn trái, trồng rừng tạo bóng mát, làm cầu và đóng thuyền qua sông, xây dựng nhà phước đức, đào giếng cung cấp nước, phòng trọ cho lữ khách. Những công đức như thế, ngày đêm thường tăng trưởng” (kinh 997, quyển 36 thuộc Tạp A hàm).
Hai loại cụ túc trên là chánh ngữ cho đến chánh tinh tấn trong bát chánh đạo.
(4) Văn cụ túc: Thí và giới chú trọng đến sự vun bồi phước đức. Muốn có chánh tri kiến đối với Phật pháp để cầu giải thoát chánh giác, cần phải nghe Chánh pháp. Việc này bao gồm “đi đến chùa tháp‟, “chuyên tâm nghe pháp‟, “nghe rồi thọ trì‟, “quán sát nghĩa lý thậm thâm vi diệu‟ v.v..
(5) Huệ cụ túc: Tức là “Sự thực hành theo pháp và thứ tự của pháp” ( 法隨法行 Pháp tùy pháp hành) mà thể ngộ chân đế.
Đây cũng là chánh tinh tấn cho đến chánh định trong Bát chánh đạo.
Đức Phật từng giảng bốn loại cụ túc cho Uất xà ca, đem văn gộp vào huệ cụ túc, bỡi vì sự nghe (văn) cũng chính là trí huệ được tác thành do nghe chánh pháp (văn huệ).
Năm pháp cụ túc này được xem là “ Đầy đủ tất cả hạnh Ưu bà tắc”. Lấy niềm tin làm căn bản; lấy bố thí, trì giới làm việc lập thân trong xã hội; dùng văn và trí huệ tu tập hướng đến chứng ngộ giải thoát. Một u bà tắc và u bà di thật sự đúng danh nghĩa, quả thật không phải dễ làm!
Trong Phật pháp, các vị này vẫn còn chú trọng đến lợi ích chính mình. Nếu mình thực hành được như vậy, lại dạy người khác thực hành như vậy, “Có thể an ủi mình, cũng an ủi người khác”, đây mới là “người khó tìm trong thế gian‟, người “Ở trong chúng mà uy đức sáng chói” (kinh số 929, quyển 33 thuộc Tạp A hàm).
Ngoài năm pháp cụ túc, còn có pháp khác như tu tập thiền định, nghĩa là chúng tại gia nên tu thiền định với bốn tâm vô lượng.
2.2. Sáu niệm
Chúng cư sĩ tại gia, ngoài năm pháp cụ túc, trong những trường hợp tâm sợ hãi lo buồn nên thường tu ba niệm: niệm Phật, niệm Pháp, và niệm Tăng; hoặc tu bốn niệm: niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng và niệm Giới; hoặc thêm niệm thí, niệm thiên, thành sáu niệm. Sáu niệm này đều đề cập trong kinh Tạp A hàm, chủ yếu dạy cho chúng cư sĩ tại gia. Như:
(1) Trưởng giả Ma ha nam khi nghe Phật và tăng chúng phải di chuyển đến nơi khác, trong lòng vô cùng buồn (kinh số 932 933, quyển 33 thuộc Tạp A hàm). Trưởng giả Nan đề (kinh số 857 858, quyển 30 thuộc Tạp A hàm ), anh em Lê sư đạt đa (kinh số 859 860, quyển 30 thuộc Tạp A hàm), cũng như vậy.
(2) Trưởng tụ lạc Ha lê mắc bệnh nặng (kinh số 554, quyển 20 thuộc Tạp A hàm), Trưởng giả Tu đạt đa (kinh số 1030, quyển 37 thuộc Tạp A hàm), Trưởng giả Bát Thành (kinh số 555, quyển 20 thuộc Tạp A hàm), Trưởng giả ạt ma đề ly (kinh số 1033, quyển 37 thuộc Tạp A hàm), cũng đều mắc bệnh thống khổ.
(3) Nỗi sợ hãi của các thương buôn khi đi qua vùng hoang dã (kinh số 980, quyển 35 thuộc Tạp A hàm ).
(4) Nỗi sợ hãi của các Tỳ kheo sống một mình nơi vắng vẻ (kinh số 981, quyển 35 thuộc Tạp A hàm ).
Các vị này do vì lý trí yếu kém, không thể dùng trí chế ngự tình cảm, nên bị não loạn bởi sự sinh ly tử biệt, bởi ám ảnh nơi hoang vu vắng vẻ. Vì thế, Phật dạy họ niệm tưởng, tức là quán tưởng công đức của Tam bảo, nhớ nghĩ đến công đức trì giới và bố thí của mình, nghĩ rằng nhất định tái sinh lên cõi trời mà yên lòng. Pháp niệm tưởng này, trong sự lưu truyền của Phật pháp, đặc biệt là pháp môn “niệm Phật‟, vô cùng phát triển.
Truyền rằng trong khi hoàng hậu Vi đề hi gặp phải cảnh ngộ bi thương, Phật vì hoàng hậu thuyết phương pháp tu tập vãng sinh về thế giới Tây phương Cực Lạc. Vì thế, trong luận Thập trụ tì bà sa của Bồ tát Long Thọ ghi: “Đây là phương tiện thuyết giảng cho những người tâm tánh khiếp nhược”. Việc nương vào tưởng niệm để tự an ủi, vốn là việc mà những tôn giáo thường làm; những người thuộc thần giáo đều nương vào bậc có sức mạnh siêu nhiên, dựa vào niềm tin và cầu nguyện mà được nơi gửi gắm và được an ủi.
Nguyên lý của niệm Phật v.v., và nương tha lực của các đạo thần giáo, thật ra vẫn là tự lực, không có gì khác biệt. Trong kinh cũng nêu ra thuyết tha lực của thần giáo để nói rõ, như: “Trời Đế Thích bảo các chúng trời: Các ngươi khiếp sợ khi chiến đấu cùng với A tu la nên niệm tràng phan của ta, có tên là Tồi phục tràng. Khi niệm tràng này, mọi khiếp sợ đều được tiêu tan Này các thương buôn, khi ở nơi hoang dã, nếu cảm thấy sợ hãi, các ông nên niệm Như Lai sự, Pháp sự, Tăng sự” (kinh số 980, quyển 35 thuộc Tạp A hàm và tham chiếu “Phẩm Cao tràng‟ thuộc Tăng nhất A hàm ).
Việc nương vào tha lực được gửi gắm an ủi tương đối có tác dụng cho những hữu tình với tâm tánh khiếp nhược. Đây là điểm chung của một số thần giáo. Nếu chỉ nhờ vào tha lực để được giải thoát, để thành Chánh giác, e rằng đó chẳng phải là bổn ý của Đức Thế Tôn!
2. 3. Những nhân vật gương mẫu trong chúng cư sĩ tại gia
Bây giờ, tôi xin nêu lên vài đệ tử tại gia ở thời Phật, để thấy được cách hành xử của tín chúng Phật giáo trong xã hội đương thời.
(1) Tu đạt đa, là một vị trưởng giả rất giàu có, tài sản, buôn bán, cho vay tiền bạc; sự nghiệp của ông trải khắp hai bờ sông Hằng. Sau khi tin theo Phật, ngoài việc phát tâm dùng vàng trải đất vườn Kỳ Viên cúng dường Phật, còn “Đem tiền của trong nhà cúng dường cho đệ tử Phật, gồm Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di” (kinh số 1031, quyển 37 thuộc Tạp A hàm). Đối với tài sản của mình, ông không cho là của riêng mình, mà xem đó là tài sản của chúng đệ tử Phật; đây quả thật đáng được khen ngợi. Sau khi được Phật chỉ dạy, Tu đạt đa thưa: “Từ nay về sau, không cần giữ cửa nhà, cũng không từ chối cúng dường cho Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di; và bố thí cho những người đi đường thiếu thốn lương thực”. Từ đó, ông “Bố thí rộng rãi nơi bốn cửa thành, lại bố thí người nghèo khó ở các thành phố lớn, lại bố thí rộng rãi cho nô bộc trong nhà‟ (“Phẩm Hộ tâm‟ thuộc Tăng nhất A hàm). Vì thế, chẳng lạ gì khi ông Tu đạt đa được mọi người gọi là “Trưởng giả Cấp Cô Độc‟.
Anh em Lê sư đạt đa là đại thần của vua Ba tư nặc, cũng như vậy, “Tất cả tiền của trong nhà thường cúng dường Thế Tôn và các Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di v.v., đều cùng thọ dụng, không chấp đó là sở hữu của mình” (kinh số 860, quyển 30 thuộc Tạp A hàm ).
(2) Nan đề ba la, là người thợ gốm nghèo. Ông phải nuôi dưỡng cha mẹ già bị mù nên không thể xuất gia, nhưng cuộc sống giống như người xuất gia. Ông thọ năm giới và tám giới; không giao tiếp với góa phụ và đồng nữ, không sai khiến nô tỳ, không nuôi voi ngựa trâu dê, không làm nông, không buôn bán, không giữ vàng bạc châu báu; ông chuyên làm đồ gốm để sinh sống và phụng dưỡng cha mẹ. Nghề nông ít nhiều cũng làm tổn thương đến mạng sống các loài khác; buôn bán thì “vì lợi nhỏ mà xâm phạm dối gạt người‟, không tránh khỏi việc bóc lột kẻ khác; nghề chăn nuôi gián tiếp giết hại chúng sinh. Trong pháp Phật cũng không có nô tỳ, cho nên ông làm nghề gốm để nuôi sống (kinh Tần bà lăng kì thuộc Trung A hàm). Nghề gốm rất thích hợp với cuộc sống tự lực cánh sinh, càng thích nghi với việc tu học Phật pháp.
(3) Ma ha nam, là anh em họ với Phật. Sau khi Vua Tịnh Phạn băng hà, ông lên nhiếp chính nước Ca tì la vệ. Ông hết lòng tin tưởng Phật pháp, Phật từng khen ông “Tâm thường thương xót tất cả loài chúng sinh” (Phẩm Thanh tín sĩ thuộc Tăng nhất A hàm. ). hi vua Lưu Ly đem binh đến sát phạt dòng họ Thích, giết hại không kiêng nể; Ma ha nam không nỡ để người trong dòng họ bị tàn sát, bèn đến gặp vua Lưu Ly mà nói rằng: “Nay tôi dìm mình xuống đáy nước, trong thời gian đó, hãy để dòng họ Thích chạy lánh đi. Nếu tôi nổi lên mặt nước, lúc đó mặc tình vua giết”. Có ai biết rằng khi dìm mình xuống nước, vua đã lấy tóc của mình cột vào gốc cây để thân mình không nổi lên mặt nước. Điều này đã khiến cho vua Tì lưu ly cảm động vô cùng, mới ngưng ngay việc thảm sát (Phẩm Đẳng Kiến thuộc Tăng nhất A hàm, ). Việc làm tổn hại đến mình mà lợi cho người của các đệ tử Phật thật là bi tráng làm sao!
Trích Phật pháp khái luận trang 203 – 215. - 257 -