Thiên này có hai phần: Thuật ý và Dẫn chứng.
Thứ nhất PHẦN THUẬT Ý
Lẽ thường khi mặt Trời ló dạng thì màn đên cuốn lại, mặt trăng xuất hiện thì bóng tối lùi dần. Ngọn đèn phá tan đên tối, giống như trí tuệ loại trừ chướng ngại. Vì vậy Đăng Vương khom người cung kính, khắc thành pho tượng Di Đà; Tục Minh tập trung sức lực, liền nhận danh hiệu Định Quang. Cỏ tranh biết rõ duyên đơn giản, mới có được thân sắc rực rỡ, ngọn nến bố thí nhân nhỏ nhoi, liền cảm quả nhãn căn thanh tịnh. Huống hồ làm phấn chấn trí tuệ vĩ đại này, khơi thông suốt áng sáng rực rỡ, có gì sánh bằng! Vì vậy ngày A Dục Vương lâm chung, toàn bộ tạo ra tám mươi bốn ngàn ngọn đèn, soi chiếu tất cả tám mươi bốn ngàn tòa tháp, cách làm vô cùng linh hoạt khéo léo, hình thể hết sức đặc biệt tuyệt vời. Tất cả đều là tên gọi thích ứng với pháp của từng vùng việc làm cảm động đến cảnh giới chân thật. Điện chớp đung đưa rực rỡ, hoa thơm bày ra ngào ngạt, bóng ngược chiếu nước trong veo ánh đèn tỏa trên cây biếc: ánh sáng lung linh chiếu soi rực rỡ, tựa như mặt Trời sáng rực giữa ráng mai, soi chiếu qua lại rõ ràng tơ tóc, giống như Ngân Hà lấp lánh muôn vì sao. Nhìn biển vàng mà quên đêm tối, đến thềm ngọc mà ngỡ bình minh. Có thể nói phước thiện thường soi chiếu vô tận, điềm lành luôn vằng vặc sáng ngời, quả thật như vậy!
Thứ hai PHẦN DẪN CHỨNG
Như kinh Bồ tát Bổn Hạnh nói: Đức Phật dạy: Ta xưa kia từ vô lượng kiếp đến nay xả bỏ thân mạng, ở cõi Diêm phù đề làm vị đại Quốc vương, tay mang dao trao cho tùy tùng, sắc lệnh cho họ khoét thân làm thành một ngàn lổ đèn, thân ấy khoét thịt sâu như đồng tiền lớn, lấy bơ rót vào trong đó mà làm một ngàn ngọn đèn, đặt bấc đèn đã xong, nói với Bà la môn rằng: Trước tiên thuyết kinh pháp sau đó hãy châm đén! Mà Bà la môn ấy vì nhà vua, thuyết kệ rằng:
Thường thì đều không còn,
Cao thì cũng rơi xuống,
Tụ hội có chia ly,
Sanh thì phải có chết.
Nhà vua nghe kệ xong, hoan hỷ nhảy lên quá đổi sung sướng, nay vì pháp cho nên dùng thân làm đèn, không cầu vinh hoa của thế gian, cũng không cầu chứng quả của Nhị thừa, đem công đức này nguyện cầu đạo Vô thượng chân chánh. Phát nguyện này rồi, lập tức Đại thiên thế giới phát ra sáu loại chấn động, thân đốt thành một ngàn ngọn đèn. Tất cả chư Thiên Đế Thích Phạm vương Luân Vương, đều đến thăm hỏi: Thân đốt một ngàn ngọn đèn có thể không còn bệnh tật chăng, có thể có ân hận gì chăng? Nhà vua trả lời Thiên Đế: Không cho rằng là bệnh tật, cũng không có gì hối hận. Nếu như không hối hận gì thì lấy gì để làm chứng? Nhà vua liền thề rằng: Thân Tôi làm một ngàn ngọn đèn để cầu đạo Vô thượng, đích xác sẽ thành Phật thì các vết thương lập tức lành lại. nói lời này xong, thân thể lập tức binh phục không còn vết thương nào nữa. Chư Thiên đế thích Vương Thần quyến thuộc và vô lượng dân chúng, tất cả đồng thanh ngợi ca hoan hỷ, đều cùng nhau thực hành mười thiện nghiệp.
Như kinh A xà thế Vương Thọ Quyết nói: Lúc ấy vua A xà thế thỉnh Phật thọ trai xong, Đức Phật trở về Kỳ hoàn. Nhà vua cùng với Kỳ bà bàn bạc rằng: Đức Phật thọ trai đã xong, lại nên làm thế nào? Kỳ bà nói: Chỉ có thắp nhiều ngọn đèn. Thế là nhà vua bèn truyền chỉ chuẩn bị một trăm Hộc dầu mè, bắt đầu từ cổng Hoàng cung thắp đến Tinh xá Kỳ hoàn. Lúc ấy có bà cụ nghèo túng, trông thấy nhà vua làm công đức này, mới càng cảm kích lòng dạ, đi xin được hai đồng tiền, đem đến người bán dầu mua dầu. Chủ bán dầu nói: Bà cụ là người rất nghèo túng xin được hai đồng tiền, sao không mua thức ăn để tự duy trì cuộc sống, mà lại dùng để mua dầu như vậy? Bà cụ nói: Tôi nghe đức Phật sanh ra khó gặp, trăm kiếp một cơ hội, tôi may mắn gặp đức Phật không có gì cúng dường, hôm nay thấy nhà vua làm công đức to lớn, tuy thật sự nghèo túng nhưng muốn thắp một ngọn đèn làm gốc rễ cho đời sau. Thế là chủ bán dầu tán thưởng ý niệm chân thành ấy, so ra hai đồng tiền thì dầu sẽ được hai ca, đặc biệt thêm cho bà ca, tất cả có được 5 ca. bà cụ thì hướng đến mà thắp ở trước đức Phật, tính ra số dầu này không đủ nửa đêm, mới tự thề rằng: nếu con ở đời sau đắc đạo giống như Phật, thì dầu này thắp sáng suốt đêm không hết. Thề xong làm lễ mà đi. Đèn của nhà vua đã thắp có ngọn thì tắt có ngọn khô dầu. Đèn của bà cụ đã thắp, ánh sáng rực rỡ khác thường và hơn hẳn các ngọn đèn khác, suốt đêm không tắt, dầu lại không cạn, thắp sáng đến ngày hôm sau. Đức Phật bảo với Mục Liên: Nay Trời đã sáng hãy tắt những ngọn đèn! Mục Liên theo lời dạy mà lần lượt tắt đèn, những ngọn đèn đều tắt, chỉ riêng một ngọn đèn của bà cụ ba lần tắt mà không được, bèn đưa ca sa để quạt đèn thì ánh sáng càng sáng rực. Thế là dùng uy thần dẫn theo gió núi để tiếp tục thổi ngọn đèn, ngọn đèn càng rực cháy hơn nữa, trên chiếu rọi đến cõi Phạm Thiên, xung quanh soi sáng Tam Thiên thế giới, tất cả đều trông thấy ánh sáng đó. Đức Phật bảo với Mục Liên: Dừng lại, dừng lại! Đây là ánh sáng công đức của vị Phật tương lai, không phải uy thần của ông mà tắt được. Túc mạng bà cụ này cúng dường 1tám mươi ức đức Phật, đã tứ trước kia được đức Phật quyết định thọ ký, cốt phải theo kinh pháp chưa rỗi đề tu hạnh bố thí, cho nên ngày nay nghèo túng không có tiền bạc châu báu, về sau ba mươi kiếp sẽ được làm Phật, danh hiệu là Tu di Đăng Quang Như lai Chí Chân Đẳng chánh Giác, thế giới ấy không có mặt trăng mặt Trời, trong thân thể của nhân dân đều có ánh sáng to lớn, ánh sáng chiếu rọi lẫn nhau cõi Trời đao lợi. Bà cụ nghe rồi hoan hỷ làm lễ mà đi xa. Nhà vua hỏi Kỳ bà: Ta làm công đức to lớn đồ sộ như vậy, đức Phật không ban quyết định cho ta, bà cụ này chỉ một ngọn đèn thì ban cho quyết định thọ ký, tại vì sao? Kỳ bà nói: công đức nhà vua đã làm tuy nhiều mà tâm không chuyện nhất, không bằng bà cụ này chú tâm hướng đến đức Phật . Thế là sau đó vua A xà thế dùng tâm chí thành, dâng hương hoa dầu đèn cúng dường đức Phật, đức Phật liền trao cho nhà vua quyết định rằng: tám vạn kiếp sau này, kiếp tên là Hỉ Quán, nhà vua sẽ làm Phật, Phật hiệu là Tịnh Kỳ, Thái Tử của Vua A xà thế tên gọi Chiên Đà Hòa Lợi, năm ấy mới tám tuổi, thấy vua cha được quyết định thọ ký thì vô cùng hoan hỷ, liền cởi các thứ báu của mình để rải trước đức Phật và nói rằng: Nguyện ở nơi đức Phật Tịnh Kỳ, con làm Kim Luân Vương được cúng dường đức Phật, lúc đức Phật nhập Niết bàn con sẽ tiếp nối làm vị Phật. Đức Phật dạy: Chắc chắn như nguyện của con, sẽ làm Phật danh hiệu là Chiên Đàn.
Lại trong kinh Hiền Ngu nói: A nan thưa với đức Phật: Không biết Đức Thế tôn, trong đời quá khứ làm thiện căn gì, dẫn đến quả báo cúng dường đèn sáng không cùng tận này? Đức Phật bảo với A nan: chín mươi mốt kiếp trong hai A tăng kỳ thời quá khứ, cõi Diêm phù đề này, có vị đại quốc vươnng, tên gọi Ba tắc Kì, Đại phu nhân sanh ra một Thái Tử, thân màu vàng tía đầy đủ tướng tốt, sau dần trưởng thành xuất gia thành Phật, giáo hóa nhân dân độ thoát rất nhiều người. Lúc bấy giờ vua cha thỉnh Phật và chúng Tăng cúng dường ba tháng. Có một Tỳ kheo tên là A lê mật la (Tấn nói là Thánh Hữu) ở trong ba tháng làm đàn việt lo chuyện đèn sáng, ngày ngày đi vào hoàng thành cầu xin cầu xin các thứ dầu bấc đèn đầy đủ. Lúc ấy con gái của vua tên là Mâu Ni, lên trên lầu cao trông thấy Tỳ kheo này, ngày ngày đi vào Hoàng thành cầu xin tìm kiếm những thứ cần thiết, tâm sinh ra cung kính thương xót, sai người đến hỏi nhu cầu những điều gì, Tỳ kheo trả lời rằng: Nay trong ba tháng tôi lo chuyện đèn sáng cho đức Phật và chúng Tăng, cầu xin đàn việt các loại đồ dùng là dầu và bấc đèn. Người ấy trở về báo lại rõ ràng, con gái nhà vua hoan hỷ; từ nay về sau không phải đi xin, tôi sẽ cung cấp cho ông dầu và bấc đèn. Tỳ kheo đồng ý. Thế là sau đó thường xuyên tặng cho dầu và bấc đèn đầy đủ. Tỳ kheo Thánh Hữu tâm thành mang ân sâu nặng. Đức Phật thọ ký cho rằng: Ông đời vị lai trong A tăng kỳ kiếp, sẽ được làm Phật danh hiệu là định quang (Kinh khác gọi là Nhiên Đăng Phật). Con gái nhà vua là Mâu ni nghe Tỳ kheo Thánh Hữu được thọ lý làm Phật, tâm tự nghĩ rằng: vật dụng đèn đuốc của đức Phật đều là vật của mình có Tỳ kheo đã thọ ký chỉ có mình không được thọ ký. Dấy lên ý niệm này rồi hướng đến nơi đức Phật tự bày tỏ tâm tư của mình. Đức Phật tiếp tục thọ ký, bảo với mâu ni rằng: Con ở đời vị lai trong hai A tăng kỳ chín mươi mốt kiếp, sẽ được làm Phật danh hiệu là Thích Ca Mâu Ni, có đầy đủ mười hiệu. Con gái nhà vua nghe vua thọ ký hoan hỷ phát tâm, hóa thành thân nam, tiếp tục lạy dưới chân đức Phật, cầu xin làm Sa môn. Đức Phật tiếp nhận rồi tu tập tinh chuyên không nghỉ. Bởi vì xưa bố thí đèn sáng, từ đó đến nay không vô số kiếp, ở trên cõi Trời hay giữa loài người thọ nhận phước thiện tự nhiên, thân thể thù thắng siêu việt tuyệt vời khác người, cho đến bây giờ thành Phật, thọ nhận phước báo của nhân đèn sáng này.
Lại trong kinh Thí Đăng công đức nói: Đức Phật bảo với Xá lợi phất: Hoặc có người ở trước hình tượng và tháp miếu thờ Phật mà thiết lễ cúng dường, cho nên dâng cúng đèn sáng, thậm chí dùng một ít đèn nến, hoặc là xoa dầu thắp nến mang đến dâng cúng, ánh sáng ấy chỉ soi chiếu một con đường một bậc thềm. Này Xá lợi phất! Phước đức như vậy không phải là tất cả Thanh văn Duyên giác mà có thể biết được, chỉ riêng Phật Như lai nói có năng lực được. Cầu quả báo thế gian, phước đức hãy còn như vậy, huống hồ dùng tâm thanh tịnh vô cùng vui thích, liên tục không gián đoạn ý niệm về công đức của Phật? Soi chiếu một con đường một bậc thềm mà phước đức hãy còn như vậy, huống soi sáng toàn bộ hết thảy bậc thềm đường đi? Hoặc là hai ba bốn bậc thềm và đường đi, hoặc là thân tháp một bậc hai bậc cho đến nhiều bậc, một phía, hai phía cho đến bốn phía, cho đến hình tượng đức Phật. Xá lợi phất! Ngọn đèn đã thắp ấy, có lúc mau tắt, hoặc gió thổi tắt, hoặc dầu cạn mà tắt, hoặc bấc đèn cháy hết mà tắt, hoặc tất cả đều tắt hết, dâng cúng đèn sáng nơi tháp miếu thờ Phật trong chốc lát như vậy, bởi vì niềm tin Phật pháp Tăng, cho nên phước thiện dâng cúng mộtít đèn sáng như vậy, tích tụ phước đức hãy còn nhiều không thể tính được, huống là sau khi Ta diệt độ ở nơi chùa tháp thờ Phật, hoặc là tự mình làm hoặc bảo người khác làm, hoặc thắp một ngọn đèn hai ngọn đèn cho đến nhiều ngọn đèn, hương hoa chuỗi ngọc phan lọng cờ phướn phú quý, và các loại cúng dường tốt đẹp tuyệt diệu khác ư? Lại nữa, nếu có người ở nơi tháp miếu thờ Phật dâng cúng đèn sáng rồi, lúc sắp mạng chung có được ba loại sáng suốt. Những gì là ba loại? Một là lúc người ấy sắp mạng chung, phước thiện đã làm trước đây thày đều hiện rõ trước mắt, nhớ lại thiện pháp mà không quên mất, vì vậy niệm rồi làm cho tâm sinh ra phấn chấn vui vẻ. Hai là nhân đây thuận tiện có thể niệm Phật tâm có thể thực hành bố thí đạt được tâm hoan hỷ không có nỗi khổ của cái chết. Ba là nhân đây thì tâm cóthể nghĩ đến giáo pháp. Lại nữa, này Xá lợi phất! Người ấy lúc sắp mạng chung, lại được trông thấy bốn loại ánh sáng. Những gì là bốn loại? Một là lâm chung trông thấy vầng mặt Trời tròn đầy xuất hiện sáng rực. Hai là trông thấy vầng trăng tròn đầy trong sáng hiện bày. Ba là trông thấy chư Thiên cùng chung một xứ sở mà sanh ra. Bốn là trông thấy Đức Như lai Ứng Chánh biến Tri, an toạ dưới cội Bồ đề đạt được Bồ đề, tự thấy chính mình tôn trọng Như lai, chắp hai tay mà đứng hầu cung kính. Lại nữa, Xá lợi phất! Đối với tháp miếu thờ Phật dâng cúng đèn rồi, vào lúc lâm chung, được thấy bốn loại ánh sáng như vậy, chết rồi liền sanh lên cõi Trời 33; sanh đến cõi Trời ấy rồi, đối với năm loại sự việc mà được thanh tịnh. Một là được sức lực thanh tịnh, hai là ở giữa chư Thiên được uy đức thù thắng. Ba là thường được niệm tuệ thanh tịnh. Bốn là thường được nghe âm thanh thâu nhiếp ý. Năm là được quyến thuộc thường bảo vệ ý đó làm cho tâm được hoan hỷ. Ở tại cung Trời ấy bỏ mạng rồi, không rơi vào đường ác, sanh vào giữa loài người luôn luôn ở trong nhà tin thờ Phật pháp có dòng họ thuộc đẳng cấp cao nhất. Thời gian ấy nếu thế gian không có thật, cũng không sanh vào gia đình tà kiến hèn hạ, bởi bố thí đèn sáng nên lại được bốn loại pháp thật là vui vẻ. Những gì là bốn pháp? Một là sắc lực, hai là tiền của, ba là thiện tâm, bốn là trí tuệ. Nếu như người an trú trong Đại thừa, đối với tháp miếu thờ Phật cúng dường đèn sáng rồi, đạt được tám loại pháp thật là an lạc thù thắng. Những gì là tám pháp? Một là đạt được nhục nhãn thù thắng; hai là đạt được ý niệm thù thắng không thể nào suy lường được; ba là đạt được thiên nhãn thù thắng thanh tịnh, bốn là bởi vì tu tập đầy đủ đạo pháp cho nên giới không hề khiếm khuyết, năm là đạt được trí tuệ đầy đủ chứng đến Niết bàn, sáu là trước đã làm những thiện nghiệp đạt được dễ dàng; bảylà thiện nghiệp đã làm được gặp chư Phật, có năng lực làm ánh mắt cho tất cả chúng sinh, tám là nhờ thiện căn ấy được làm Chuyển luân vương, đã đạt được vòng xe quý báu không bị gì khác làm chướng ngại, thân ấy đoan chánh, thành hàng đế thích, có được uy lực to lớn đầy đủ mười loại nhãn; hoặc là Phạm vương, khéo mở rộng việc làm cõi phạm đạt được Đại thiền định. Này Xá lợi phất! Dùng thiện căn ấy hồi hướng cho chí nguyện Bồ đề, đạt được tám loại pháp an lạc thù thắng này. Lại nữa, Xá lợi phất! Nếu như người ở trước Đức Như lai, thấy người khác cúng dường đèn sáng mà tín tâm thanh tịnh, chắp hai tay khởi tâm tùy hỷ, nhờ thiện căn này đạt được tám loại pháp Tăng thượng. Những gì là 8 pháp? Một là được Tăng thượng về sắc thân, hai là có được quyến thuộc Tăng thượng, ba là có được giới Tăng thượng, bốn là ở trong Trời người được sanh vào nơi Tăng thượng, năm là có được niềm tin Tăng thượng, sáu là có được biện giải Tăng thượng, bảy là có được Thánh đạo Tăng thượng, tám là đạt được A Nậu Bồ đề. Đức Thế tôn lại bảo với Xá lợi phất: Có năm loại pháp rất là khó được. Một là khó có được thân người, hai là đối với chánh pháp của Phật khó có được niềm tin và niềm vui, ba là khó có được niềm vui xuất gia trong Phật pháp, bốn là khó có đủ giới pháp thanh tịnh, năm là khó có được lậu hoặc sạch sẽ. Tất cả chúng sinh đối với năm pháp này, nói là khó có được, mà các ông đã có được. (Kinh này có một quyển, chỉ tóm tắt đoạn lấy lời chính yếu).
Trong kinh Đăng chỉ nói: Xưa kia ở thành vương có 5 ngọn núi bao quanh, trong đó núi Ma Gia Đà là nơi thù thắng nhất. Những người có trí tuệ thù thắng tu phạm hạnh trong đó, đều trọn nơi này làm nơi trang nghiêm kỳ lạ nên sanh tâm hoan hỷ, từ nơi xa xôi mà đến quy tụ nơi này. Lúc bấy giờ trong thành có một Trưởng giả, nhà ấy rất giàu có kho tạng đều đầy ắp, giống như Tỳ Sa môn. Nhưng mà không có con nối dõi, cầu nguyện thần linh mong mõi có con nối dõi. Người vợ Trưởng giả không bao lâu thì cảm thấy có thai nghén, đầy mười tháng ròng sanh được một bé trai. Bé trai này đời trước vốn có gieo trồng nhân tố phước thiện, ngày mới sinh ra thì tay đứa bé có một ngón phát ra ánh sáng lớn chiếu sáng trong vòng mười dặm. Cha mẹ hoan hỷ liền quy tụ họ hàng thân thích và các thầy xem tướng, tổ chức bữa tiệc lớn đặt tên cho con. Dựa vào ngón tay phát ra ánh sáng, nên đặt tên là Đăng Chỉ. Những người đến dự tiệc nhìn thấy tướng trạng kỳ lạ ấy khen ngợi là điều chưa từng có. Lúc ấy trong bữa tiệc có Bà la môn tên là Bà Tu, biết nhiều hiểu rộng không có điều gì không biết, thấy đứa bé có tướng trạng vô cùng kỳ lạ nên mỉm cười mà nói: Đứa trẻ này hoặc là Thiên Tử hay là các Đại Đức Thiên thuộc hàng Na La Diên Thiên Đế Thích đề hoàn nhân nhật đến hiện thân sanh ra. Lúc ấy cha mẹ đứa trẻ nghe lời này rồi hoan hỷ gấp bội phần, tổ chứa lễ hội bố thí lớn trong bảy ngày, cả nước nghe biết đến tận tai nhà vua. Nhà vua nghe rồi, lập tức truyền cho mang đến, Trưởng giả nhận lời bèn ẳm đứa bé đến cửa vương cung. Gặp lúc nhà vua đang tiệc rược nên tất cả không bẩm báo được. Ánh sáng nơi ngón tay đứa bé soi chiếu khắp nơi, cung đình bỗng nhiên sáng rực hẳn lên, chiếc vào thân nhà vua và tất cả lầu đài cung điện, hết thảy mọi đồ vật nơi ấy đều trở Thánh sắc vàng chói lọi. Ánh sáng ấy soi chiếu mọi nơi ở trong vương cung. Nhà vua lúc ấy cảm thấy kỳ lạ bèn hỏi: Aùnh sáng này từ đâu phát ra mà bỗng nhiên chiếu cung điện của Ta, lẽ nào không phải Đức Thế tôn muốn giáo hóa chúng sinh mà đến vương cung của Ta ứ, lại không phải là các Đại Đức Thiên đế Thích đề hoàn nhân Nhật và các Thiên tử giáng trần mà đến chăng? Nhà vua liền sai người đi ra ngoài cổng xem xét. Người đi xem xét trông thấy rồi, quay vào thưa với nhà vua: trước đây đại vương đã truyền gọi đứa trẻ, nay ở ngoài cổng, đứa trẻ này tự mình đang ở trên vai người vú nuôi, ngón tay đó phát ra ánh sáng soi chiếu đến mọi nơi, cho nên có ánh sáng này. Nhà vua truyền lệnh cho người hầu rằng: Nhanh chóng mang đứa trẻ đến đây! Nhà vua đã trông thấy rồi, hết sức lạ lùng thay cho đứa bé này, tự mình nắm tay đứa bé và quan sát tướng trạng của đứa trẻ. Nhìn tỉ mỉ rồi trông thấy rồi bèn nói lời rằng; Lục sư ngoại đạo nói là không có nhân quả, thật là dối trá làm cho mê hoặc. Nếu không có nhân quả, thì tại sao đứa bé này có được ánh sáng như vậy? Lấy đây mà xét, thì các hạng ngoại đạo hãm hại các chúng sinh làm cho rơi vào đường ác, chắc chắn biết rằng đức bé này không phải là các Trời tự tại bỗng nhiên mà có, ắt phải nhờ vào phước thiện vốn có mới đạt được thiện căn này, mới biết lời đức Phật đích xác chân thật không hư dối mà lại không tu phước thì có gì quái lạ đâu! Nhà vua nói: Nay hãy còn chưa đích xác, ngón tay phát ánh sáng này hoặc là nhờ vào mặt Trời mà có ánh sáng này, hoặc nhờ vào mặt trăng mà có ánh sáng này, tất nhiên muốn nghiệm đúng điều này thì cần phải đợi đến nửa đêm! Đã đến hoàng hôn liền mang đứa bé, đặt trên lưng voi mà đi ở phía trước nhà vua dẫn quần thần cùng đi vào trong vườn, mà ngón tay đứa bé này tỏa sáng soi chiếu mọi nơi tối tăm đều sáng tỏ vô cùng, nhìn thấy chim thú hoa quả trong vườn không khác gì so với ban ngày. Nhà vua quan sát điều này rồi, than thở mãi rằng: Lời đức Phật đã nói thật sự kỳ diệu biết bao, Ta ở hôm nay đối với nhân, đối với quả phát sinh niềm tin rất kiên định, hết sức xem thường lời nói ngu si mê muội của Lục sư. Vì vậy cho nên đối với Phật sanh lòng ngưỡng mộ gấp bội. Vào lúc ấy Kì Vực liền thưa với nhà vua rằng: Giả sử người nghèo khó hãy còn thuận theo dốc hết của cải mà tu thiện nghiệp, huống là người giàu có mà lại không thể làm phước ư? Trò chuyện nc trong chốc lát Trời đã sáng bình thường, trở lại dẫn Đăng Chỉ đi vào Vương cung. Nhà vua rất hoan hỷ, ban tặng nhiểu ngọc ngà châu báu truyền lệnh đưa đứa bé về nhà.
Đặng chỉ dần lớn lên, cha mẹ tìm nơi cầu hôn cho con, lựa chọn gia đình cao quý xinh đẹp để cưới làm vợ cho con trái. Trưởng giả đã giàu có lại chu đáo trong lễ giáo, khuê môn hòa thuận tài sản lại hưng thịnh. Nói đến thịnh ắt có suy. Tụ hội thì sẽ có lúc chia ly, Trưởng giả và vợ cùng lúc qua đời, ví như mặt Trời đến lúc lặn xuống thì ánh sáng mờ khuất, như mặt Trời đã mọc thì trăng sáng không hiện bày, như ngọn lửa tàn thành tro thì lửa rừng rực mãi mãi tắt lịm; khẻo mạnh hiếu sắc là căn bệnh làm cho hủy hoại, tuổi trẻ mạnh mẽ bị cái già làm cho suy sụp, thân mạng đáng yêu bị cái chết cướp đi, cha mẹ đã qua đời thì sinh kế dần dần giảm bớt, mà đăng Chỉ này tuổi trẻ lớn giàu có an nhàn, không nghĩ đến gia nghiệp, giao du cùng với bạn ác buông thà tâm ý, chìm đắm trong tửu sắc, chi dụng tiền bạc không có giới hạn, kho tàng tích trữ không có người quản lý giữ gìn, như trăng tròn đến lúc khuyết mờ thì chuyển sang mờ tối. Lúc ấy quy định trong nước hàng năm tổ chức một lễ hội lớn tập trung tại núi bàn châu, lúc này Đăng chỉ quần áo tươm tất theo chân mọi người đến nơi lễ hội ấy. Sau đó bọn trộm cướp biết Đăng Chỉ chưa về, đợi khi vắng người thì đi đến nhà đó trộm cắp lấy hết tất cả tiền bạc của cải. Đăng Chỉ đến tối trở về nhà, thấy trong nhà đã bị bọn cướp giặc lấy trộm sạch sẽ, chỉ còn lại các thứ gạch ngói gỗ đá, trông thấy sự việc nầy rồi, buồn rầu tuyệt vọng ngã nhào xuống đất, người bên cạnh lấy nước phả vào mặt mới kinh hoàng tỉnh lại, ưu sầu khóc nỉ non mà nghĩ rằng: Cha mình xưa nay làm nhiều kế sách thích hợp, xây dựng lo liệu gia nghiệp tích góp vô cùng vất vả, kho tạng tài sản đều do cha mình làm ra, sinh và nuôi nấng mình thấy có của cải mà giao phó cho mình, làm sao đến đời mình không thể kế thừa sự nghiệp của cha, rong chơi lười nhác để người ta khinh khi chèn ép? Một khi tài sản còn lại của cha mất đi, kho tạng trống rỗng gia sản tích góp phân tán sạch sẽ thì như thế nào? Đang lúc bây giờ ánh sáng nơi ngón tay cũng không còn, người vợ ngao ngán sự suy đồi nên bỏ mà đi, con cái người làm tránh mất, bà con họ hàng đoạn tuyệt, người vô cùng thân thương trái lại giống như oán thù. Người nghèo túng giống như thây ma trỗi dậy, mọi nỗi sợ hãi luôn luôn hủy hoại năm tháng quanh vinh sắc đẹp sức lực danh tiếng dòng họ, địa vị trí tuệ nhân nghĩa tìn hành, tất cả có thể hủy hoại, nghèo hèn khốn khổ như mình ít người sánh được! Đang muốn xả thân nhưng không thể nào tự mình chết được, nên làm cách gì để tự cứu giúp cho mình? Lại dấy lên nghĩ rằng: Người thế gian xem thường chẳng qua là gánh vác thây chết, việc này tuy là tai ác nhưng không chung nghiệp nhận chịu đau khổ của cuộc đời. Có người nghe nói liền mướn gánh vác thây chết Đăng Chỉ nhận lời thẳng thắn tìm theo người ấy nói: Nhận vác thây người chết đi vào trong phần mộ! Ý sắp sửa ném xuống, lúc ấy thây người đã chết vội vàng ôm chặt Đăng Chỉ, ví như con trẻ ôm lấy cha mẹ mình, nắm chặt không buông ra, hết sức níu lại không thể nào đi được. Người chết dính chặt trên lưng giống như keo dán, không thể nào buông rời được, đẩy ra không rời được, thật là vô cùng sợ hãi. Dấy lên nghĩ rằng: Mình ở hôm nay, vai cõng xác chết này muốn sống nơi nào đây? Bèn đến thôn xóm của hạng Chiên đà la nói rằng. Ai có thể gỡ được xác chết trên lưng tôi, sẽ trở lại làm mướn cho nhau. Những người Chiên đà la nói rõ cùng nhau hết sức, cùng nhau kéo làm cho rời ra, nhưng cũng không chịu rời ra. Những người khác trông thấy mắng nhiếc Đăng Chỉ rằng: Này người điên cuồng vì sao cõng xác chết đi vào thôn xóm người ta? Tranh nhau dùng gạch đá gậy gộc mà đánh mà ném tơi bời, thân thể bị thương tổn vừa đau đớn vừa sợ hãi. Có người xót thương mang đến thành ấp của họ. Đã đến cõng thành, người giữ cổng chặn lại đánh mắng, không thể đến gần cổng thành, người này sao ngu si, cõng xác chết mà muốn đi vào thành? Tự thấy thân mình bị các loại gậy gộc đánh đập, thân thể đều bị rách nát nên lòng rất áo não, bèn cất tiếng khóc òa, bởi vì mình nghèo túng khốn khổ không chọn nơi làm việc, mà trở thành nghiệp báo hèn hạ này, làm sao bỗng nhiên lại gặp phải nỗi khổ độc địa này, thà rằng làm người chết thừa chứ không thể sống dựa vào xác chết! Vừa khóc vừa nói, lúc ấy người giữ cổng sanh tâm xót thương vô cùng, tha cho khiến trở về nhà. Đến ngôi nhà trống rỗng của mình, trước kia cùng với những hạng người nghèo túng xin ăn ở chung nơi này. Người cùng cư trú, từ xa trông thấy xác chết còn trên lưng người ấy, tất cả đều bỏ đi. Đã đến nhà rồi thì xác chết tự nhiên rơi xuống đất, lúc ấy Đăng Chỉ càng thêm sợ hãi nên bất tỉnn ngã nhào trên đất, hồi lâu mới tỉnh lại được, tìm thấy xác chết với những ngón tay toàn là vàng ròng. Tuy lại sợ hãi nhưng trông thấy đều là vàng tốt đẹp, bèn tiến lên phía trước nhìn xem, lấy dao cắt thử, thật sự là vàng ròng. Đã có được vàng rồi thì lòng cảm thấy hoan hỷ, lại tiến tới cắt đầu cổ tay chân. Như vậy cắt xong, phút chốc sống lại. Trong chốc lát, đầu cổ tay chân bằng vàng tích góp lại thành con người, ví như vị vua mất nước trở về lại ngôi vị vốn có, như người mù có được đôi mắt nhìn thấy mọi vật rõ ràng: Đăng Chỉ hoan hỷ cũng lại như vậy, kho tàng châu báu ngọc ngà hơn hẳn bội phần so với trước kia, uy đứa danh tiếng có được vượt quá ngày xưa, họ hàng thân thích bạn bè vợ con kẻ ăn người làm, tất cả đều quay trở lại, Đăng Chỉ than rằng: Chao ôi quái lạ thay! Giàu sang có sức mạnh to lớn, có thể khiến cho người thế gian trở về rất nhanh chóng. Chao ôi quái lạ thay! Nghèo hèn có sức mạnh to lớn, có thể làm cho những người thân thích xa rời mình rất mau lẹ. Trước kia lúc mình nghèo túng đâu thường có những người thân thích nào để giao du trò chuyện, hoàn toàn không có một người nào cùng với mình trò chuyện, hôm nay tất cả đều ngưỡng mộ hầu hạ chắp tay cung kính, giả sử nơi sanh ra giống như Thiên Đế Thích, sức lực mạnh mẽ như La Ma, sự thấy biết như bậc thầy cõi Trời, nếu như không có tiền bạc của cải cũng không có gì đáng giá. Người giàu có không cần hỏi lời ngu hay trí thì người ta đều nói là người tốt, thật sự không hề biết người thế nào là trí, cũng có được sức khỏe làm những điều thiện nổi tiếng, tuy là xấu xí thô lậu nhưng phụ nữ trẻ trung thích đến bên cạnh người giàu có.
Vua A xà thế nghe người đó giàu có trở lại, lập tức sai người đến lấy châu báu của người ấy; những vật lấy đi đều là người chết, trở lại ném vào trong nhà thì thấy đều là vàng ròng. Đăng Chỉ biết nhà vua muốn có được châu báu này, bèn lấy đầu cổ tay chân bằng vàng dùng để dâng tặng nhà vua. Nhà vua đã có được rồi ôm mà trở về cung. Sau đó Đăng Chỉ dấy lên tư duy mà nói kệ rằng:
Ngũ dục Vô cùng tạm bợ,
Như điện chớp như rắn độc
Vinh hoa không tồn tại lâu,
Tâm sanh chán ngán ưu sầu.
Thế là đem ngọc ngà châu báu bố thí giúp cho mọi người, xuất gia cầu đạo ở trong Phật pháp, tinh cần tu tập đạt được quả vị A la hán. Tuy đạt được đạo Phật: Tỳ Kheo Đăng Chỉ, vì nhân duyên gì mà từ khi sanh ra đến nay có ngón tay phát sáng này? Vì nhân duyên gì mà nhận chịu sự nghèo túng khốn khổ này?
Lại vì nhân duyên gì mà có xác chết châu báu này thường đi theo bên cạnh? Đức Phật bảo với Tỳ kheo: Hãy chí tâm lắng nghe kỹ càng, Ta sẽ nói cho ông về túc duyên ấy! Tỳ kheo Đăng Chỉ, chính là ởđời xưa kia sanh trong nhà Đại trưởng lão thuộc nước Ba la nại, vì lúc còn trẻ thơi cưỡi xe ở bên ngoài, dạo chơi đến tối mới về thì cửa nhà đã đóng, gọi lớn mở cửa nhưng không có người nào đáp lại, rất lâu người mẹ đến mở cửa cho con, tức giận mắng mẹ rắng: Cả nhà gánh người chết đi ư, giặc đến cướp bóc ư, vì sao không có người nào mở cửa cho con? Vì nghiệp duyên này chết đọa vào địa ngục nên trong sanh trong loài người nhận chịu sự nghèo túng khốn khổ này. Nhân duyên của ngón tay phát sáng và nhân duyên của xác chết châu báu, Ta sẽ tiếp tục nói cho ông! chín mươi mốt kiếp quá khứ có đức Phật danh hiệu Tỳ bà thi, sau khi đức Phật ấy nhập Niết bàn, Phật pháp tồn tại giữa thế gian, lúc bấy giớ Đăng Chỉ là Đại Trưởng giả, nhà ấy rất giàu có, thường đến chùa tháp lễ lạy cung kính, trông thấy có pho tượng đất bị gãy mất một ngón tay, bèn dùng vàng mỏng sửa chữa ngón tay này. Sửa chữa đã xong, liền phát nguyện rằng: Con dùng nhân duyên công đức sửa chữa tay tượng cúng dường hương hoa kỹ nhạc, nguyện sanh trong loài người hay trên cõi Trời, thường được giàu sang cao quý, giả sử có mất mát vẫn được lại, khiến cho con ở trong Phật pháp được xuất gia đắc đạo. Bởi vì sửa chữa ngón tay tượng Phật, cho nên có được ngón tay phát sáng này và xác chết châu báu tích tụ. Bởi vì ác khẩu, cho nên từ địa ngục thoát ra thì chịu quả bảo bần cùng. Vì nhân duyên này nên ít gieo trồng phước nghiệp, đối với hình tượng đã có được phước báo này, cho đến hình tượng Niết bàn hãy còn như vậy, huống là đối với pháp thân của Như lai ư?
Trong kinh Thí Dụ nói: Xưa thời đức Phật còn tại thế, Đại Mục kiền liên là đại đệ tử của đức Phật, vận thần thông đi đến cõi Trời Đao Lợi, vào trong vườn của Đế thích đi khắp nơi ngắm nhìn, thấy một Thiên nữ hình dáng tướng mạo đoan chánh sáng ngời, chiếu soi rực rỡ siêu tuyệt so với mọi người. Mục Liên thấy rồi, bèn hỏi Thiên nữ: Thân trước kia của cô đã gieo trồng phước duyên gì, nay thọ nhận báo ứng kỳ diệu vô lượng như vậy? Thiên nữ đáp rằng: Thân trước kia của tôi lúc ban đầu làm người phục vụ trong cung của Bình Sa Vương, lúc ấy trong cung vua có Tinh xá của Phật, tôi luôn luôn về đêm đi vào thấy trong tháp Phật, tối tăm không có ánh sáng, tôi liền thắp đèn đặt trong Tinh xá, nhờ nhân duyên này nay nhận được báo ứng thân thể sáng ngời kỳ diệu như vậy, ở thiên Đường thọ nhận phước báo vui sướng không cùng tận.
Lại trong kinh Thí Dụ nói: Xưa thời Phật còn tại thế, đức hạnh trong các đệ tử tất cả không như nhau, như Xá lợi phất có trí tuệ bậc nhất, Đại Mục kiền liên có thần thông bậc nhất. Như A Na Luật có thiên nhãn bậc nhất, có năng lực thấy rõ tam thiên đại thiên thế giới, cho đến vi tế không có nơi sâu thẳm nào không nhìn thấy A nan thấy rồi bèn thưa với đức Phật rằng: A Na Luật này xưa kia có nghiệp gì mà thiên nhãn vi diệu như vậy? Đức Phật bảo với A nan: Chính là chín mươi mốt kiếp quá khứ trước kia, sau khi đức Phật Tỳ bà thi nhập Niết bàn, người này lúc bấy giờ thân làm giặc cướp, vào trong tháp Phật muốn lấy trộm đồ vật của tháp, lúc ấy đèn thắp trước Phật trong tháp Phật sắp tắt, kẻ trộm liền dùng mũi tên sửa lại đèn làm cho sáng lên, trông thấy uy quang của Phật nghiêm khắc mà sởn tóc gáy, thì tự nghĩ rằng: Người khác còn có thể xả bỏ đồ vật để cầu phước, mình vì sao lại lấy trộm? Nghĩ vậy rồi bỏ lại mà đi. Nhờ vào nhân duyên phước đức sửa lại bấc đèn, từ lúc ấy đến nay trong chín mươi mốt kiếp, luôn luôn sanh ở nơi tốt lành, dần dần bỏ những điều ác phước thiên ngày càng Tăng thêm, nay được gặp Ta mà xuất gia tu đạo đạt được quả vị A la hán, ở giữa mọi người có thiên nhãn bậc nhất nhìn thấy thấu suốt tất cả, huống là có người chí tâm cắt bỏ, thắp đèn trước đức Phật đã đạt được phước đức khó có thể tính kể.
Lại trong Trí Độ Luận nói: Nếu như người trộm cắp châu ngọc trong tháp Phật và trộm cắp đèn sáng thì chết đọa vào địa ngục. Nếu thoát ra làm người thì đời sanh ra trong cảnh mù lòa.
Trong kinh Quán Đảnh nói: Bồ tát Cứu Thoát thưa với đức Phật rằng: Nếu như họ hàng trai gái, có ai bệnh hoạn nằm liệt giường hết sức khổ sở không có người cứu giúp, nay con sẽ khuyến thỉnh các chúng Tăng, bảy ngày bảy đêm trai giới nhất tâm, thọ trì tám cấm giới hành đạo suốt sáu thời, đọc tụng kinh điển này bốn mươi chín biến, khuyến khích thắp tháp đèn bảy tầng treo thần phan tục mạng năm màu. A nan hỏi rằng: Đèn phan tục mạng có pháp tắc thế nào? Thần phan năm màu dài bốn mươi chín thước, đèn cũng lại như vậy, tháp đèn bảy tầng một tầng bảy ngọn đèn, đèn giống như vòng xe. Nếu gặp phải ách nạn giam vào lao ngục gông xiềng ràng buộc thân thể, cũng nên tạo ra phan đèn thả các loại chúng sinh, đến 49 ngày có thể vượt qua được ách nạn nguy hiểm, không bị các loại ác quỷ hung bạo nắm giữ.
Còn trong kinh Siêu Nhật Minh Tam Muội nói: Nhật Thiên vương cùng với vô số người cõi Trời, đi đến nơi Phật cúi đầu lạy thưa rằng: Dùng những công hạnh nào được làm Nhật thiên chiếu rọi khắp thế giới, lại vì duyên gì mà làm nguyệt Thiên Chiếu rọi trừ diệt đêm đen tăm tối? Đức Phật dạy: Có bốn sự việc, một là luôn luôn ưa thích bố thí, hai là tu thân cẩn thận việc làm, ba là tôn thờ giới pháp không phạm, bốn là thắp đèn ở trong chùa tháp thờ Phật. Nếu như đối với cha mẹ Sa môn người tu đạo thì đều gieo trồng duyên tố sáng ngời, đồng thời thân khẩu ý thực hành mười điều thiện như không sát đạo dâm Đức Phật dạy: Lại có bốn sự việc được làm Nguyệt Vương, một là bố thí cho người nghèo khó thiếu thốn, hai là vâng mạng giữ gìn năm giới, ba là cung kính tôn thờ Tam Tôn, bốn là âm thầm bố thí trí đèn sáng cha mẹ, thầy dạy, người bề trên..
Lại trong Tăng Kỳ Luật nói: Đức Phật dạy: Từ hôm nay nghe công đức thắp đèn, thì nên đặt lửa một bên theo thứ tự mà thắp. Nên trứơc tiên thắp để soi sáng Xá lợi và kinh tượng đức Phật. Trước khi lễ lạy xong, nên ra ngoài lần lượt thắp những nơi khác. Lúc tắt không được tắt hết, nên nói các Đại Đức sắp tắt đèn, không được dùng miệng thổi tắt (Nghĩa nói là có loài sâu ăn tàn lửa, sợ rằng hơi miệng của người làm tổn ạhi côn trùng, cho nên không được dùng miệng thổi tắt), tùy ý dùng tay quạt tắt và tà áo để quạt tắt. Nên nán lại chuyển đầu cháy để gạt bớt tàn lửa, lúc đi vào không được bất ngờ đi vào, nên nói to rằng các Đại Đức sắp đi vào mới được đi vào. Nếu không như vậy thì vượt qua pháp tắc oai nghi.
Lại trong tam Thiên Oai Nghi nói: Thắp đèn có năm sự việc: Một là nên cầm khăn sạch lau trong ngoài làm cho sạch sẽ, hai là nên làm bấc đèn sạch sẽ, ba là nên tự mình pha dầu vào đèn, bốn là pha dầu không được làm cho đầy tràn cũng không được làm cho thiếu hụt, năm là nên giữ gìn khiến cho chắc chắn đừng treo cao làm trở ngại đến người khác hành đạo.
Lại trong Ngũ Bách Vấn nói: Nối tiếp ánh sáng của Phật thì ban ngày không được tắt, Phật không có sáng tối bởi bì căn bản là vô ngôn, nghĩ đến giới hạn như nhau cho nên tắt thì có tội.
Còn Đại Đường Tam Tạng Ba Pha Sư nói: Đèn trước Phật không có nơi lấy đèn, dùng vật bên cạnh lấy mà không làm giảm ánh sáng thì được. Tụng rằng:
Ngó sen cây lá giao nhau không cùng tận
Hoa thơm may cuộn làm y đến mấy tầng
Mành trúc dệt lại có thể trở thành voi
Lau sậy bó chặt khéo léo chuyển thành rồng
Tro tàn rơi xuống châm ngọn lửa nồng nàn
Chén dầu thành ý thấm đượm tựa núi cao
Cung điện cõi Trời nếu như luôn soi chiếu
Đăng Vương phước thiện lại có thể gặp nhau.
NHÂN DUYÊN CẢM ỨNG
Sơ lược dẫn ra ba chuyện: 1. Sa môn Thích Đạo Quýnh thời Tống; 2. Sa môn Thích Pháp Thuần thời Tùy; 3. Thần đăng ở chùa Tam Học vùng Hán Châu thời đường .
1: Thời nhà Tống trong chùa Nam Giản chốn kinh sư, có Sa môn Thích Đạo Quýnh, họ Mã người vùng phù phong. Lúc mới xuất gia làm đệ tử của Đạo Ý, Đạo Ý bệnh nên thường khiến Đạo Quýnh cùng bốn người, đến vùng Hoắc Sơn Hà Nam hái Chung Nhũ (Thạch nhũ). Đi vàp hang đá mấy dặm ngồi trên cây gỗ vượt qua dòng nước thì có ba người bị chìm mà chết, ngọn đuốc lại không còn. Đạo Quýnh chắc chắn không có lý nào qua khỏi. Đạo Quýnh thường ngày tụng kinh Pháp Hoa, chỉ dốc lòng nhờ vào nghiệp này, lại còn niệm Bồ tát Quán Âm. Một lúc sau trông thấy một vệt sáng giống như ánh sáng đom đóm, đuổi theo không kịp được, tức thì thoát ra ngoài hang tối. Sau đó tiến tới tu tậm Thiền Nghiệp tiết hạnh càng khác hẳn nhiều lần thực hành mấy lượt Phổ Hiền trai, đều có những cảm ứng tốt lành, có lúc thấy Hồ Tăng đi vào chổ ngồi, có lúc thấy người cưỡi ngựa đến, chưa kịp trò chuyện thăm hỏi nhau, chốc lát không còn trông thấy. Sau đó cùng người đồng học đi về phía Nam lên kinh thành tìm hiểu thêm về phong hóa, ban đêm đi trên băng lạnh vượt qua sông, giữa đường băng vỡ nên ba người chìm xuống đã chết. Đạo Quýnh lại quy tâm chân thành niệm Bồ tát Quán Âm, thế là cảm thấy dưới chân giống như có một vật gì mềm ấm, lại trông thấy ánh sánh màu đỏ trước mặt, nhờ ánh sáng đến được bờ bình yên. Đến kinh đô ở lại trong chùa Nam Giản, thường dùng bàn Châu làm sự nghiệp, đã từng giữa đêm nhập thiền bỗng nhiên trông thấy bốn người, đánh xe đến trước phòng gọi to khiến lên xe. Đạo Quýnh bỗng nhiên không tự mình cảm giác được, đã thấy thân mình ở giữa cầu phía sau quận, thấy một người ở bên đường đang ngồi yên lặng, xung quanh có mấy trăm người hầu hạ. Trong thấy Đạo Quýnh thì giật mình đứng dậy nói: Người ngồi thiền mà thôi. Người ấy nhân đó nói với mọi người rằng: Xưa nay chỉ khiến tìm biết nơi chốn mà thôi, sao bỗng nhiên làm phiền đến Pháp Sư? Ngay sau đó lễ lạy xin chia tay, sai người đưa tiễn Đạo Quýnh. Trở về chùa gõ cửa, rất lâu cửa mới mở, đi vào chùa thấy phòng mình hãy còn đóng, mọi người đều không biết sự việc như thế nào. Năm thứ hai mươi niên hiệu Nguyên Gia thời Tống, Lâm Xuyên Khang Vương Nghĩa Khánh đưa đến Quảng Lăng, qua đời ở vùng ấy.
Câu chuyện trên đây trích từ Lương Cao Tăng truyện.
2: Sa môn Thích Pháp Thuần ở chùa Tịnh Trú vùng Tây Kinh thời
nhà Tùy học Chúc Thị người vùng Thỉ Bình Phù Phong. Tánh thích núi rừng yên lặng, tình cảm thiết tha cứu giúp mọi người. Đã từng ở nơi đạo tràng thắp đèn, liền cảm ứng đèn sáng liên tục không tắt trải qua bảy đêm, không thêm dầu bấc mà ánh sáng rực rỡ gấp bội thường ngày. Riêng mình bí mật lạ kỳ, là tướng tốt đẹp của sự diệt trừ ác nghiệp vậy. Còn hũ dầu đã đặt ở trong điện Phật, bỗng nhiên không thấy, mới qua đêm sau trở về lại chổ cũ, mà dầu đầy như cũ. Mỗi khi vào đêm khuya yên lặng nghe có tiếng thuyết pháp giảng dạy, hương thơm kỳ lạ theo khe hở lan tỏa ra ở bên ngoài, đến mà nhìn thì chỉ một mình chứ không thấy gì khác, người biết thì cho rằng vốn là những người thần bí sâu kín cùng nhau quy tụ. Đến năm thứ ba niên hiện Nhân Thọ thì cảm thấy không khỏi bệnh, đóng phòng tịnh tọa mà không có gì đau đớn, Đồng tử áo trắng tay nâng ánh sáng đứng hầu ở bên phải, đệ tử là Tuệ Tiến đi vào hỏi: Đây là người nào? Đáp rằng: Là người ở cõi Trời Dục thứ sáu nhiều lần đến khuyên nhắc ta, nhưng vì các Trời say đém dục lạc cho nên cuối cùng không đồng ý, bởi vì làm trở nạgi cho sự tu đạo, thường nguyện đến nơi nào không có Phật pháp để giáo hóa chúng sinh, cẩn thận đừng nói rõ ràng! Sau khi mất môn đồ hãy thiết trai tu phước! Đạo tục tề tựu cùng ở trước Pháp Thuần, có đôi chim bồ câu bay đến thẳng vào trong phòng Pháp Thuần, đậu trên xà ngang mắc y chăm chú nhìn Pháp Thuần, tuy người ta chạm tay nắm giữ mà cũng không có gì sợ hãi. Pháp Thuần nói: Để mặc nó đừng nắm giữ, đến chiều ta mới ra đi. Từ biệt với mọi người, không còn nghĩ gì khác, tạ thế tại chùa Tịnh Trú, hưởng thọ tám mươi lăm tuổi, nhằm ngày mười hai tháng năm năm thứ ba niên hiệu Nhân Thọ nhà Tuỳ.
3: Thời đời Đường có chùa Tam Học ở vùng Hán Châu Thục Xuyên, đến năm thứ mười hai niên hiệu Khai Hoàng nhà Tùy, bức tường phía Đông của chùa có dấu tích đức Phật hiện rõ ra, dài một thước tám tấc, rộng bảy tấc, cùng có ngọn đèn thần kỳ từ hư không mà hiện bày, hằng đêm thường như vậy, đến ngày trai thì nhiều hơn. Có vị Quan đứng đầu Chây ý muốn tìm đến nơi ấy, cưỡi ngựa đến chùa. Ở ngoài mười dặm thì thấy đèn giữa hư không bày ra càng gần càng mờ, liền đồng thời mất hút. Quay trở lại mười dặm như trước thì vẫn hiện rõ ra. Cho đến bây giờ vẫn không hết. Ban đầu xuất hiện một ngọn đèn rất lớn, từ ngọn đèn lớn này phân tán ra bốn phía hư không nhìn thấy có hơn một ngàn ngọn đèn xuất hiện, gặp gió nổi lên thổi mạnh thì những ngọn đèn nhỏ này vẫn tắt, tắt hết ngọn đèn lớn vẫn xuất hiện, những ngọn đèn nhỏ phân tán khắp bốn phía hư không mãi đến lúc Trời sáng mới tắt. Hằng tháng vào sáu ngày trai thường xuất hiện như vậy. Đến cuối niên hiệu Trinh Quán, có vị Tăng tên là Pháp Tạng, lấy sự cầu xin làm tâm mà không giữ gìn tế hạnh, đêm ngủ trong chùa, có vị thần cao lớn mặc áo giáp đội mũ lông chim, từ trong cửa lôi ra ném cách xa chùa bảy dặm, bị thương ở chân mà không những nơi khác không hề tổn hại. Đêm đến vẫn trở lại chùa, mà cửa ngỏ đóng lại. Sau đó liền thay đổi cố gắng tu trì tinh cần đạo nghiệp.
Câu chuyện trên đây trích từ Đường Cao Tăng truyện.
Căn cứ vào Đạo Tuyên Luật Sư Cảm Thông Ký nói: Luật Sư hỏi người cõi Trời: Đèn giữa hư không thường chiếc sáng vùng chùa Tam Học ở Hán Châu thuộc đất Thục Xuyên ấy do đâu mà có? Đáp rằng: Núi ấy có chùa Bồ tát, bắt đầu thành lập từ thời chánh pháp của Phật Ca diếp, có Bồ tát Hoan Hỷ tạo nên, chùa tên là Pháp Đăng. Từ lúc ấy cho đến bây giờ thường soi sáng bầu Trời là biểu thị có ba trăm vị Bồ tát nhỏ quyết định từng vị có tuổi cao nhất thường trú tại đây. Đèn này ở tại núi lại là Sơn Thần Lý Đặc nối tiếp về sau để cúng dường (Lý Đặc xưa kia là chủ nước Thục), cho nên đến tháng Giêng khắp nơi đều thắp đèn để cúng dường Chùa tháp thờ Phật.