Cư sĩ Châu Lân Thơ tự Văn Tuyền, người đời Thanh, nguyên là hàng chư sanh ở Tân Dương. Lúc gần 50 tuổi, ông bị bịnh nặng suýt chết, sau khi được lành mạnh, sanh niệm sợ hãi, mới để tâm nghiên cứu về kinh Phật. Ông duyệt xem nội điển rất nhiều, thường đem các sách khuyến thiện tặng cho người.
Bấy giờ Lương Khoan hòa thượng từ chùa Sư Lâm thối viện, về trụ ở am Tôn Thắng, nổi tiếng là bậc hạnh giải kiêm toàn. Lân Thơ nghe danh đến thọ Tam quy Ngũ giới, được pháp danh là Như Nhân. Cư sĩ gọi các bạn đồng tu kết Liên xã ở am Tôn Thắng, mỗi tháng họp một lần, lễ Đại Bi sám pháp và niệm Phật. Mỗi kỳ hội đều có giảng diễn về pháp môn Tịnh Độ, và cùng trình bày chỗ kinh nghiệm để sách tấn lẫn nhau . V ề sau cư sĩ đôi mắt lần kém không xem kinh sách được, nhưng khóa tụng càng siêng cần. Khi đi đứng nằm ngồi đều thầm niệm Phật hiệu không dứt. Đến 70 tuổi, Lâ n Thơ vương bịnh dây dưa vài tháng. Trước khi mãn phần mấy ngày, cư sĩ mộng thấy hào quang sắc trắng chiếu sáng rực rỡ. Thức giấc, ông viết mấy bài kệ như sau:
I
Lạc bước trần lao danh lợi mê,
Đua toan nào kể tội muôn bề!
Vợ nhà hờn trách khi cùng quẫn,
Kiếp tạm ngày qua luống ủ ê !
II.
Lần hồi vui đạo biết an phần,
Dưỡng tánh gìn lòng lại nẻo chân.
Ứng phó tùy cho xong nợ trước,
Cảnh duyên hoa mộng mặc xoay vần.
III
Trôi dạt tha hương bảy chục thu,
Nổi chìm vinh nhục há không do?
Quay đầu bến giác đi về thẳng,
ùy cảnh chi sờn bước tịnh du.
IV
Nghiệp báo ngày nay trả dứt xong,
Rất may tánh Phật chẳng mê lòng.
Vô sanh đặt bước đường bằng ổn,
Liên Quốc miền vui trước mắt trông!
Khi bịnh ngặt sắp mãn phần, cư sĩ gắng sức ngồi lên niệm Phật mà hóa. Tuy tắt hơi đã lâu, song hai tay vẫn chấ p lại chẳng buông ra . C ác liên hữu dò thăm, đỉnh đầu rất nóng. Bấy giờ nhằm mùa đông năm Đạo Quang thứ 25.