Người cầu đạo, vì đạt đến giác ngộ thật rốt ráo, nên phải tu học tám món chánh đạo.
Không tà gọi là chánh, thông đạt không trở ngại gọi là đạo. Chánh đạo âý có thể khiến chúng sinh trọn dứt khổ và tập, đạt đến cảnh giới của thánh hiền niết bàn tịch tịnh, cho nên tám món chánh đạo ấy cũng được gọi là tám món “thánh đạo”
Trong tám chánh đạo lấy “chánh kiến” làm cần thiết đầu tiên, đối với thế giới mới có thể nhận thức chính xác, cũng mới có thể phá trừ được cái biết cái thấy của thế tục một cách lầm vọng sai lệnh, mà ngộ nhập chánh đạo. Trừ chánh kiến ra, bảy món chánh đạo kia được phân chia là: chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định.
4.1. Chánh kiến (thấy chân chánh): là thấy hiểu chính xác, phá trừ vô minh. Đối với đạo lý duyên khởi và bốn thánh đế cũng như thế giới quan và nhân sinh quan của Phật pháp đã giảng khả năng chính xác gia dĩ lý giải và tín thọ phụng hành, chẳng phải là chỗ mê lầm (hoặc) thấy biết của thế tục.
4.2. Chánh tư duy (suy nghĩ chân chánh): Một khi suy nghĩ được phát ra, phần nhiều do vọng tưởng mà khởi. Nếu người tu hành đã thấy bốn thánh đế, dùng chánh kiến tương ứng, phá trừ tưởng pháp tà ác, mà khiến cho chơn trí tăng trưởng, đoạn trừ mê hoặc, xa lìa tất cả niệm ác.
4.3. Chánh ngữ (nói lời chân chánh): lấy lời nói chánh đáng mà tu khẩu nghiệp, lìa các món nói láo, nói ác, nói luồn lách, nói hai chiều. Chỉ nói lời khả ái (ái ngữ) thì khẩu nghiệp tự tịnh.
4.4. Chánh nghiệp (nghiệp chân chánh): Người ta khởi tâm động niệm, không gì chẳng tạo nghiệp. Tu thân, cần phải không tạo sát sinh, trộm cắp, tà dâm, không làm hành nghiệp hại chúng sinh dù trực tiếp hay là gián tiếp; như nghiệp sát sinh, nghiệp dâm, nghiệp đánh bạc, buôn lậu... các hành nghiệp xấu ác.
4.5. Chánh mạng (cuộc sống chân chánh): mạng gọi là nhờ lấy sinh kế của cuộc sống, thanh tịnh những việc cuộc sống hổ thẹn, mà đem công việc chính đáng mưu lấy cuộc sống.
4.6. Chánh tinh tấn (siêng năng chân chánh): Hướng đến phương trời xuất thế, đạo niết bàn, nỗ lực tiến tới, đưa ba nghiệp được thanh tịnh. Chẳng từ việc đối nơi thân miệng khổ nhọc mà khổ hạnh, hoặc mê tín của thế tục và pháp không rốt ráo (cứu cánh) của ngoại đạo.
4.7. Chánh niệm (niệm chân chánh): Niệm từ tâm khởi, tâm chẳng lìa đạo, xa lìa tà niệm, chỉ niệm chân như thật tướng, vả lại từng lúc từng lúc không quên lời giảng của Đức Phật: vô thường, khổ, vô ngã... Không luận làm việc gì, đều cùng với chánh pháp tương ưng, tâm không có động mất.
4.8. Chánh định (định một cách chân chánh): Chánh định là xa lìa bất định, tà định, lấy chánh niệm vô thượng giữ gìn tâm, an việc thiền định ở trong trí vô phân biệt mà được.
Đạo diệt khổ gọi là “bát chánh đạo”. Tu bát chánh đạo (tám món chánh đạo), làm nhân cho “Diệt đế”, đó gọi là kim chỉ nam của người tu tập đạo pháp, khiến tâm tham ái và chấp trước không xả đó sẽ bị diệt yếu đi và diệt hết, để lợi ích cho việc tu hành.