Home > Khai Thị Niệm Phật > Phap-Mon-Tu-Tu-Luc-Va-Tha-Luc
Pháp Môn Tu: Tự Lực Và Tha Lực
Cư Sĩ Huỳnh Lão | Sa Môn Thích Viên Giáo, Việt Dịch


TU TỰ LỰC (pháp môn chung):

Nhờ hành trì pháp môn tu tự lực, cũng giống như ra khỏi cửa đi du lịch, không nhờ vào thuyền xe, chỉ nương vào lực của đôi chân mà đi bộ, bởi khổ nhọc nên bước đi đó cũng chậm lại, rõ ràng nhờ vào sức lực của mình, từ sáng đi đến tối từ sinh đến tử chưa đạt được mục đích. Cũng vậy, ra khỏi ba cõi, đành phải để ngày mai, đời sau lại tu tiếp. Tu tự lực cũng giống như đi học, người người đều đi học, nhưng người có thể được học vị học sĩ chẳng có nhiều, người được học vị bác sĩ càng ít.

TU THA LỰC (pháp môn đặc biệt):

Tu tha lực, cũng giống như ra cữa đi du lịch, từ sáng xuất hành, lái xe máy đi tới chiều (Mạng chung), mà chưa đến được mục đích (sanh tây), có người lái xe hơi đến tiếp (nhờ Phật hiện ra tiếp dẫn), thì dễ đi đường (pháp môn rất thẳng tắc). Dẫu là người thượng trí hay kẻ hạ ngu, nam nữ già trẻ, người người đều có thể tu, đều có thể thực hành phương pháp pháp môn “trì danh niệm Phật vãng sanh Cực Lạc”.

Học Phật “tu hành” và “giải hành” cùng tiến bộ là tốt nhất, việc đáng tiếc là rất nhiều người tu hành nhân vì thời gian, sức lực và trí tuệ bị hạn chế, có hạn chế hiểu biết về Phật pháp, thường thường nắm không được điểm quan trọng của sự tu hành, mà lại đầy dẫy những cảm giác ngăn trở.

Chúng ta nhận thức một con người, cũng chẳng qua là nhận thức diện mạo thân thể của người đó đại khái mà thôi, thì biết được người đó là ai, sao lại có thể đem cả toàn thân, tay, chân, lông, tóc... từng chỗ của người đó ra mà nhận cho rõ ràng? Học Phật tu hành  pháp môn trì danh niệm Phật - cũng vậy, đâu có thể nào đem toàn bộ tam tạng kinh điển ra mà giải cho rõ ràng? Có thể đem: năm giới, mười thiện, tự tâm thanh tịnh, bố thí, nhẫn nhục, tinh tấn, ăn toàn chay, luật nhân quả đều đã rõ ràng, chấp trì một câu danh hiệu “Nam Mô A Di Đà Phật”, tức là đã tu hành. Nắm vào tay từ sự tu thân, chánh tâm và trên thành ý, thân không làm việc ác, miệng không nói lời ác, ý không nghĩ việc ác; Làm việc thiện, nói lời tốt, giữ tâm thiện hành trì.

“Sự lý luận” trong Phật pháp, biết ít không thành vấn đề, vấn đề là biết phương pháp tu hành.