Nghiệp là cách trừng phạt rất công bình.
Ðọa lạc hay không đọa lạc là do nơi tình cảm mà có phân biệt. Hạng người chỉ biết có tình cảm mà không biết tới trí tuệ, thì tương lai nhất định sẽ bị đọa lạc vào ba đường ác; đó là điều chẳng còn nghi vấn gì cả. Hễ bạn có tâm gì, thì bạn sẽ đến con đường tương ưng với tâm ấy.
Sở dĩ chẳng thể "nhìn thủng, " chẳng thể "buông xả, " là vì nghiệp chướng gây ra chướng ngại khiến bạn chẳng thể thăng cao, chẳng thể siêu xuất Tam Giới. Vì vậy, đối trước cảnh giới gì thì sanh lòng chấp trước vào cảnh giới ấy, đó chính là tình cảm. Thấy cảnh mà sanh chấp trước đều là do tác dụng của tình cảm cả!
Thế nào là vô minh? Nói giản dị thì "vô minh" tức là hắc ám, là chẳng hiểu biết. Bởi chẳng hiểu biết chân lý, khóa chặt cửa lòng lại, do đó chẳng có cách chi khai ngộ đặng!
Bởi chúng sanh có tâm phân biệt, cho rằng có đủ thứ vấn đề như thiện ác, đẹp xấu, thị phi, đen trắng...; vì vậy Ðức Phật mới tùy thuận tâm chúng sanh, thị hiện ra đủ thứ thân để chúng sanh có thể thấy Ngài. Ðó chính là:
Ngàn sông tràn nước, ngàn sông trăng hiện,
Vạn lý không mây, vạn lý trời trong
Ðức Phật tùy loại chúng sanh mà hóa thân vậy.
Thế nào là Chánh Pháp trụ thế?
Bạn chân thật tu hành, không ham hư danh, không thích tài lợi, chẳng mong được cúng dường; như vậy tức là Chánh Pháp trụ thế!
Thế nào là Bồ Ðề Tâm?
Tôi lấy một ví dụ rất đơn giản để giải thích: Khi bạn chưa phát Bồ Ðề Tâm, thì bạn ví như bột (để làm bánh) mà chưa trộn với bột nổi (yeast). Một khi bạn phát Bồ Ðề Tâm, thì cũng như bột đã được trộn bột nổi vào, từ từ bột sẽ nở phồng lên.
Nếu hỏi Bồ Ðề Tâm hình dáng ra sao, thì xin đáp rằng: Tâm này xưa nay vốn không có hình tướng, nó là thứ Giác Ðạo. "Giác" nghĩa là giác ngộ, thấu suốt, tỏ rõ đạo lý. Không những ta cần thấu suốt đạo lý mà còn phải tu trì đạo lý ấy nữa.
Lại có thể dùng bảo tháp để tỷ dụ Bồ Ðề Tâm: Bảo tháp bất kể là cao cỡ nào, rộng lớn bao nhiêu, thì cũng đều phải được xây dựng lên từ mặt đất. Mặt đất biểu tượng tâm địa của chúng ta. Mình phải từ mặt đất mà kiến trúc tòa bảo tháp, khiến cho xây càng cao càng rộng; thì Bồ Ðề Tâm cũng phải từ tâm địa mà phát khởi, càng phát tâm, tâm càng rộng lớn, càng cao vọi. Lúc bắt đầu phát, Bồ Ðề Tâm chỉ là một tâm niệm nhỏ; song, từ từ càng ngày càng rộng lớn. Khi công đức viên mãn thì cuối cùng mình sẽ được thành Phật.
Tự tại là cảnh giới không có tướng mình, tướng người, tướng chúng sanh, hay tướng thọ mạng. Song tự tại ở đâu? Ở bậc nào thì tự tại? Ở địa vị Thánh Nhân thì tự tại; ở địa vị phàm phu thì không tự tại!
Kẻ ngu si thì không biết khiếp sợ luật Nhân Quả nên bừa bãi, tùy tiện làm sai trái với luật Nhân Quả; thậm chí còn không tin, bài bác, cho rằng chẳng có nhân quả!
Người có trí huệ thì hiểu biết sự nghiêm ngặt của đạo lý Nhân Quả Báo Ứng, do đó rất sợ làm sai với luật Nhân Quả, làm việc gì cũng suy nghĩ thật kỹ càng rồi mới thực hành.
Cổ nhân có dạy:
Lỗi lầm của người quân tử giống như nhật thực, nguyệt thựcớ ai ai cũng thấy rõ.
Y lập tức tự sửa chữa lỗi lầm, khiến ai ai cũng kính ngưỡng.
Người quân tử khi có lỗi lầm thì ví như mặt trời bị mặt trăng che khuất hoặc mặt trăng bị bóng trái đất che lấp vậy, ai ai cũng rõ biết. Song, nếu y cấp thời hối lỗi, sửa đổi, thì người người đều tôn kính và ngưỡng mộ y.
Người thông minh có lỗi thì liền sửa đổi. Kẻ ngu si có lỗi nhưng không chịu sửa.
Tam Tai (ba tai nạn) có lớn và có nhỏ. Lớn thì có nạn cháy (hỏa tai), lũ lụt (thủy tai), gió bão (phong tai); và nhỏ thì có chiến tranh, đói khát, tật dịch. Tam Tai còn được gọi là Tai Kiếp. Nguyên nhân phát sanh ba Tai Kiếp lớn là:
Do lòng giận dữ của con người nên phát sanh hỏa tai;
Do lòng tham lam nên phát sanh thủy tai; và
Do lòng ngu si nên phát sanh phong tai.
Cho nên, Tam Tai là từ Tam Ðộc mà ra. Chúng ta ai cũng có Tam Ðộc ớ tham, sân, si. Nếu ba tâm này ngày một lớn mạnh thêm, thì tới một lúc nào đó sẽ hình thành Ðại Tai Kiếp, họa hoạn.
Pháp Thế Gian giống như một tấm lưới khổng lồ trói chặt hết thảy mọi người kẻ tham danh thì bị lưới danh vọng trói buộc, người tham tiền thì bị lưới tiền tài cột cứng, những ai mê sắc thì bị lưới sắc dục bủa vây. Nói tóm lại là người đời bị Ngũ Dục tiền tài, sắc dục, danh vọng, ăn uống, ngủ nghỉ chi phối đến điên điên đảo đảo, trói buộc đến nổi thở chẳng ra hơi!
Ðáng thương thay là những kẻ không hiểu rõ đạo lý, tuy bị lưới vây bủa mà lại chẳng hay chẳng biết! Còn những kẻ hiểu biết thì tuy biết nhưng lại không có cách gì để thoát ly. Ðó chỉ làm mình thêm cảm thán mà thôi!
Ðức Phật từng dạy: "Mọi chúng sanh đều có Phật tánh, đều có thể thành Phật." Người nào cũng có tư cách làm Phật dù họ tin hay không tin Phật. Ðiều này chứng tỏ rằng Ðạo Phật là một tôn giáo dân chủ, chứ không phải là thứ tôn giáo độc tài.
Tôi đem mọi tôn giáo hợp lại về một nhà, nên tôi gọi Phật giáo là Chúng Sanh Giáo. Bởi không ai thoát ra ngoài cõi hư không, Pháp Giới, ai ai cũng là chúng sanh; do đó, Phật giáo là (tôn) Giáo sở học của chúng sanh.
Tôi lại gọi Phật Giáo là Nhân Giáo, bởi tất cả mọi người đều có tư cách làm Phật. Chỉ cần chuyên nhất tu hành thì cuối cùng ai ai cũng sẽ thành Phật.
Tôi lại đổi tên Phật Giáo thành Tâm Giáo, bởi ai ai cũng có tâm, mà tu hành là "trừ khử vọng tâm, lưu tồn chân tâm." Còn vọng tâm là phàm phu. Có chân tâm tức là Phật.
Chư Bồ tát lấy việc lợi ích chúng sanh làm điểm khởi đầu, các Ngài không để việc tự lợi lên trên lợi tha. Ðó là tinh thần của Bồ tát.
Từ lúc có lịch sử Phật Giáo đến nay, đạo Phật chưa hề dấy khởi chiến tranh, bởi giới luật đầu tiên của Ðạo Phật là Không sát sanh chẳng những không giết người mà cả động vật cũng không giết, lại còn phóng sanh, bảo vệ cho động vật được an toàn. Vì vậy, Phật Giáo chẳng hề gây ra chiến tranh!
Tất cả mọi nỗi khổ của chúng sanh, tôi đều xem như là của tôi và tự mình gánh chịu hết. Tất cả những phước lạc của tôi, tôi đều hồi hướng đến tất cả chúng sanh.
Phàm lệ, các chứng nan y như bệnh sốt rét, bệnh ung thư... đều là do quỷ ngấm ngầm chi phối trong bóng tối, khiến ngũ tạng trong thân thể con người bị đảo lộn, tứ đại bị thất thường. Các chứng bệnh ấy đều do Quỷ Nghiệp Chướng tác quái mà ra. Ðó là vì đời trước người ta có tạo nghiệp chướng, nên khi thời gian chín mùi thì quỷ đến đòi nợ. Rồi cũng bởi những người ấy không đủ khí dương, âm thịnh dương suy cho nên quỷ mới có thể thừa cơ hội mà tác oai tác quái.
Nếu bạn lúc nào cũng có thể không khởi phiền não, trí huệ luôn hiện tiền, thì quỷ không thể nào tìm ra kẽ hở để chui vào hại bạn được. Một khi bạn sanh dục niệm, khởi vô minh, thì quỷ rất dễ dàng xoáy dùi đục vô phá bạn.
Từ đây suy rộng ra, thì tám vạn bốn ngàn chứng tật bệnh đều có "tiền nhân hậu quả" cả. Thậm chí con muỗi cắn bạn một miếng, con ong chích bạn một phát, cũng như tất cả mọi cảnh ngộ khác mà bạn gặp phải, hết thảy đều nằm trong mạng lưới chằng chịt của nhân quả. Con người nếu hiểu rõ đạo lý này thì hẳn nhiên chẳng dám làm chuyện gì sai lầm (dù là việc nhỏ như mảy lông), bởi vì hễ làm việc sai lầm thì phải chịu quả báo. Nhất là các bạn tu Lục Ðộ Vạn Hạnh thì càng phải chân thật tu hành hơn nữa ớdù là việc nhỏ như mảy lông, các bạn cũng chẳng thể hư ngụy, giả dối, bởi:
Nhân địa không chân thật,
Quả gặt sẽ cong vạy!
Ở đời, bất cứ chuyện tốt hay xấu đều là để dạy mình giác ngộ. Chuyện tốt, là dạy mình giác ngộ điều tốt lành. Chuyện xấu, là dạy mình giác ngộ điều xấu xa.
Chúng ta phải như ngọn đèn chiếu soi căn phòng của lòng mình, phải có sức quán chiếu thì mới khai sinh đặng công năng của Liễu Nhân Phật Tánh.10
Các bạn hãy mở to mắt ra mà nhìn và thay đổi quan niệm của mình: Những kẻ phạm pháp trên đời đều do lòng ích kỷ thúc đẩy mà ra.
Thứ oán cừu lớn nhất ở trần gian chẳng có gì khác hơn là sát sanh. Có câu rằng:
Giết người thì thường mạng,
Thiếu nợ thì trả tiền.
Bạn giết cha mẹ người thì cha mẹ bạn sẽ bị người giết. Sự giết hại lẫn nhau như thế chẳng có lúc đình chỉ. Chính vì nguyên nhân sát sanh quá nhiều cho nên quả báo sẽ đến rất mauớđời này vay, đời này trả.
Vì sao hiện nay con người mắc phải nhiều chứng bệnh quái lạ, ác ôn? Nói vắn tắt, thì đó là do nghiệp sát mà ra. Bạn giết chúng sanh nào thì chúng sanh đó đến tìm bạn để đòi nợ máu. Cho nên, trước những thứ bệnh quái dị này, thầy thuốc cũng đành bó tay đầu hàng.
Như thế thì phải làm sao? Chúng ta phải thành tâm sám hối, sửa cải lỗi lầm, và làm nhiều việc công đức có lợi ích cho chúng sanh, thì mới có thể tiêu trừ được Túc Hiện Nghiệpớnghiệp chướng mà mình trót tạo ra trong đời quá khứ và hiện tại.
Thế giới trở nên tốt hay xấu, chủ yếu là do gia đình. Trong gia đình mà biết dạy dỗ con cái đúng đắn, thì tiền đồ của chúng sẽ sáng sủa. Nếu gia đình mà giáo dục con cái không đúng đắn, thì tương lai của chúng sẽ đen tối. Tuy rằng không thể "vơ đũa cả nắm, " song, nói chung thì đều như thế cả.
Do đó, làm cha mẹ thì mỗi lời ăn tiếng nói, mỗi cử chỉ hành động, đều phải cẩn thận, không thể tùy tiện được.
Có người hỏi rằng: "Vậy thì có địa ngục hay không?" Tôi cho các bạn biết: Con người lúc sống, chính là ở trong địa ngục đấy!
Các bạn xem, có một số người cứ không ngớt phiền phiền não não, tranh chấp, cãi vã, như vậy không phải là họ đang ở trong địa ngục sao? Sống như thế thì còn có ý nghĩa gì nữa chứ?
Bên cạnh đó lại còn các thiên tai như lũ lụt, gió bão..., và những thảm cảnh chiến tranh do con người gây ra..., tất cả đều là cảnh "địa ngục sống" ở trần gian.
Lại còn những chứng bệnh nan y vây quấn thân người, khổ sở đến không lời nào có thể diễn tả cho hết chứng ung thư phát tác, hành hạ đau đớn đến nỗi không muốn sống nữa; như thế há chẳng phải là địa ngục sao?
Song le, con người vẫn không có cái nhìn cho thấu suốt, vẫn chẳng thể buông bỏ. Họ cứ tham luyến, chấp trước, lại chẳng có lòng từ bi; hễ thấy lợi là quên bẵng tình nghĩa, "thừa lúc cháy nhà mà hôi của, " do đó, cuối cùng họ vẫn xoay mãi trong vòng luân hồi, không bao giờ dừng đặng!