Một người nghèo khổ, làm việc cho vua, lâu ngày gầy gò ốm yếu, vua thấy thương hại, nên cho xác một con lạc đà. Người này đem về, tính lột da, song hiềm nỗi dao quá cùn, nên tìm đá mài, lên trên lầu cao gã tìm ra phiến đá mài, mài xong xuống lầu lột da, cứ vậy chạy lên chạy xuống nhiều lần, gã mệt nhoài, tưởng chừng không đủ sức lên xuống nữa, bấy giờ gã bèn dùng hết tàn lực khiêng lạc đà lên lầu để tiện việc mài dao.

Giống như ngưòi ngu, phá hủy cấm giới, làm mọi thủ đoạn gom giữ tiền tài, đề dành tu phúc hầu mong sinh thiên, như vác lạc đà lên lầu, dụng công rất nhiều mà được thì quá ít.

Lời Bình:

Người này làm việc cho vua nhưng nghèo khổ, vì không có dũng lược và tài cán, như các quan đại thần được hưởng bổng lộc cao, nên chỉ làm việc vụn vặt tay chân trong cung, mà chẳng có bổng lộc nên nghèo nàn, một ngày vua thấy thương tình nên cho xác lạc đà kiếm chút tiền.

Người xuất gia cũng vậy, vào trong cung trạch của Như lai, nhưng vì thiếu dũng cảm, cầu thành Phật đạo bất tích thân mạng, lại thêm không đủ bi huệ gánh vác trọng trách độ sinh, như hàng bồ tát, nên chỉ thờ Phật ăn oản, nghèo hèn bi trí, được oản của Phật mà độ nhật, như người kia được xác lạc đà, còn hàng bồ tát như quan đại thần, đủ bi trí dũng gánh vác Phật sự được bổng lộc là công đức lực, thọ dụng vô tận.

Người nọ vì vô trí, nên nghèo hèn dù bên cạnh vua, được xác lạc đà khệ nệ vác về, lột da bán lấy tiền, nhưng hiềm dao cùn, nên phải lên xuống lầu nhiều lần để mài dao, vì vậy bỏ công sức nhiều mà được quả ít ỏi, mệt mỏi đến độ nghĩ chuyện vác xác lạc đà lên lầu để tiện bề mài dao, may thay vua cho có một xác lạc đà nếu ban bố vài con chắc người này sợ lạc đà tới chết, và sẽ cho được là điều tai họa, do vô trí mà lợi thành bất lợi, phúc thành họa, như người xuất gia, được tu học Phật pháp, nhưng do vô trí, tư duy không thành, nên trở ngược cho Phật pháp làm nhức đầu mệt mỏi, nên sinh phiền não đối với Phật pháp, như gã khát nước đến sông là đại phúc nhưng vì vô trí nên nhần ngừ không uống vì không biết làm sao uống hết được, vì vậy con sông trở thành mối nhức đầu phiền não của gã, biến đại phúc thành phiền não, nhưng kẻ ngu tu học thấy lâu không thành đại trí huệ sinh bực dọc phiền muộn, sinh tâm thối chuyển, mà không hiểu sử dụng nước sông bất cứ khi nào khát, nước sông không cùng nên không còn sợ khát nữa, mà không cần phải uống hết một lần, cũng như học Phật để trừ từng pháp tham dục, mỗi khi chúng khởi cơn khát nơi thân tâm, cho đến khi diệt sạch mà không đòi hỏi phải lập tức một lần là xong, giống ông vua muốn công chúa lập tức trưởng thành. Người vô trí học Phật, cũng khiến Phật pháp thành pháp ái dục, rồi trở ngược nói Phật pháp học được vô công dụng, mà không biết do vô trí mà dụng thành vô dụng.

Tu học nếu không diệt căn bản vô minh này, thì công đức cũng thành họa hoạn, Phật pháp cũng thành phiền não, muốn trừ vô minh tất phải tu huệ bằng cách thường tư duy quán sát thật tướng của mọi sự vật, huệ như dao, định như đá mài, thường tư là định huệ, do thường tư nên thường nhận ra dấu vết của vô minh, diệt vô minh là diệt ngay tận gốc khi vô minh chưa trổ, nếu để vô minh trổ tất đã thành quả rổi không thể diệt được, như Lảo tử nói, vi chi ư vị hữu, trị chi ư vị loạn (làm từ khi chưa có, trị từ khi chưa loạn), người học đạo thiếu định nên không thường tư, tư không thường nên huệ hay tán, huệ tán nên vẫn vô trí, căn bản của học Phật là định huệ, tu Phật là giới, người học không căn bản nên thiếu định huệ, dao không mài nên cùn, khi cần phải tốn thời gian chạy đi mài, tức đối sự mới khởi quán trí, nên quán sát không được thật tướng, mài cũng chỉ đủ sắc rạch được vài đường là cùn tiếp, và lại chạy đi mài như gã mài dao lột da lạc đà không khác, thay vì đem viên đá mài xuống cạnh mình thì không phải vất vả lên xuống lầu khổ sở như vậy, mà vừa mài vừa lột da, vừa khỏe vừa nhanh, mang đá mài xuống có nghĩa định tức thường ngay cạnh dao, định huệ phối hợp tức thường tư, thường tư thì dao huệ đủ sắc mổ xẻ đến thật tướng của các pháp.
 
Trích từ: Kinh Bách Dụ
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Kinh Sách Liên Quan

Trí Huệ Và Pháp Cúng Dường
Hòa Thượng Thích Thiện Huệ

Trí Huệ
Hòa Thượng Thích Nhất Chân

Phước Báo Và Trí Huệ
Hòa Thượng Thích Tịnh Không

Nhìn Thấu Là Trí Huệ Chân Thật
Hòa Thượng Thích Tịnh Không

Trí Huệ
Pháp Sư Đạo Thế

Trì Giới Tu Định Sanh Trí Huệ
Hòa Thượng Thích Tuyên Hóa