Home > Khai Thị Phật Học > Tin-Tam-Va-Tu-Hoc
Tín Tâm Và Tu Học
Đại Sư Thích Ấn Thuận | Nhiều Dịch Giả, Việt Dịch


1. Điều cần thiết của tín tâm

Nhân duyên học Phật của mỗi người không ai giống nhau, có người đến vì tín ngưỡng, có người đến vì lòng từ bi, có người đến vì trí huệ. Chân thật đến với cửa Phật, bằng tín tâm là quan trọng nhất. Trong suốt quá trình học Phật (tín, giải, hành, chứng), lòng tin đứng đầu, là đệ nhất. Theo Thanh văn thừa: “Có tín mới vào được, có giới mới đạt được”. Bồ tát thừa lại nói: “Có tín mới vào được, có trí mới đạt được”. Giữa Thanh văn thừa và Bồ tát thừa, trí và giới không được xem trọng như nhau, thế nhưng, cả hai cùng nói “có tín mới vào được”, nhất định không thể thiếu. Vì thế, chúng ta học Phật, muốn nương tựa vào Phật pháp để được lợi ích chân thật, thì không thể bỏ qua việc tu tập tín tâm, phải có lòng tin vững vàng. Nếu không nương vào Tam bảo mà sinh tín tâm thanh tịnh, thì có lẽ đối với Phật pháp không có duyên, chỉ trôi dạt bên ngoài cửa Phật.

“Pháp của Đức Phật thâm sâu vi diệu, nếu không tin thì không sao hiểu được?”. Đức Phật lúc mới thành đạo, nghĩ đến việc nói pháp thật không dễ, thầm nghĩ chỉ cần lòng tin kiên cố, thì mới có thể lĩnh hội được sự tu học. Ngài Long Thọ cũng nói lên một ví dụ, ví như người vào núi báu đãi vàng mà không có  tay, thì làm sao nhặt vàng được, dù thấy nghe Phật pháp nhưng không có tín tâm, thì kết quả cũng chẳng được gì. Từ đây có thể thấy, công đức của Phật pháp thật vô biên, đều lấy tín tâm làm nguồn cội, cho nên nói: “Niềm tin là mẹ của các công đức”.

Tín tâm có vai trò quan trọng như thế nào?

Khi Đức Thế Tôn còn tại thế, vì muốn hóa độ nhóm ngư dân sống bên sông Hằng, Ngài bèn hóa hiện làm một người lội qua sông, từ bên này bờ sang bên kia bờ. đám người dân vô cùng kinh ngạc, có người nói: Tôi chỉ tin lời của Đức Phật mà thôi, như thế có gì kỳ lạ đám ngư dân người người đều sinh khởi tín tâm, Đức Thế Tôn đến độ họ.

Sau khi Đức Phật diệt độ năm hoặc sáu trăm năm, cũng có truyền thuyết: Có một người đánh cá nọ, một hôm, thuyền gặp gió bão rất lớn, đột nhiên, anh ta nhìn thấy chúa Giê su đang đi trên mặt biển, chúa Giê su nói với anh ta: “Con hãy đến đây!”. Anh ta không đắn đo, liền nhảy ùm xuống biển, nhưng nghĩ đến gió lớn sóng mạnh thì rất lo sợ. Chúa Giê su mắng anh ta: “ Ông không đủ lòng”. Câu chuyện này tương đồng với truyền thuyết của Phật giáo, đều giống nhau ở chỗ diễn tả sức mạnh của tín tâm.

2. Chánh tín và mê tín

Nói đến tín ngưỡng, trước hết nên thảo luận về mê tín và chánh tín, vấn đề này thật không dễ làm sáng tỏ, nhưng không phải là không phân biệt được. Tôn giáo và tôn giáo thế gian, tôn giáo này luôn chỉ trích tôn giáo kia là mê tín, như tín đồ của Thiên chúa, họ thờ tượng của Maria, tượng của chúa Giê su, có thể quỳ xuống trước thượng đế mà la lớn: “Bậc cha trên trời!”; bị bệnh có thể đối trước thần cầu nguyện, thế nhưng thấy tín đồ Phật giáo lễ kính tượng của Đức Phật, thì cho là mê tín. Phàm không tìm hiểu đối phương, họ chỉ muốn tìm cách bài xích đối phương, nhiều nhất ở đây là do cuồng nhiệt chạy theo mà niềm tin không rõ ràng. Mê tín và chánh tín, không thể từ chúng mà kết luận được.

Mê tín và chánh tín có thể đưa ra hai phương diện để bàn:

Thứ nhất, nói theo đối tượng của niềm tin: Người chánh tín, tất nhiên cần phải có đối tượng để tin, đây là người thật, có đức độ và tài năng. Như tin Đức Thế Tôn là có thật, Ngài xuất thân từ dòng họ Thích ca ở Ấn Độ. Ngài là người có Phật đức, là bậc giác ngộ có đại trí huệ, đoạn đức, lìa phiền não, từ bi. Đức Phật là một vị cứu cánh viên thành, tịnh hóa thân tâm, xứng đáng cho chúng ta tôn kính. Đức Thế Tôn là bậc thầy đưa đường dẫn lối cho chúng ta, chúng ta nương vào đức độ và tài năng của Ngài thì có thể chuyển hóa, hành thiện, đạt đến cảnh giới giống Đức Phật không khác.

Đức Phật là thật có, là bậc đức độ, có tài năng, xứng đáng cho chúng sinh nương tựa, cần phải cung kính và tin tưởng, cho nên tin Đức Phật là chánh tín. Ví như người sáng lập ra vũ trụ, không thể nào chứng minh họ thật sự có. Nói rằng thần mang thức ăn đến cho nhân loại, đương nhiên việc này là không thể nào. Không có hình thể cũng không dùng được, rồi xem thường tín ngưỡng, đấy là mê tín. Còn nữa, như đi trong đêm khuya sợ quỷ nên kêu cha gọi mẹ, huýt sáo, tự nhiên lúc ấy sẽ mạnh mẽ, có tác dụng rất lớn, điều này chắc chắn không phải cha mẹ hay tiếng huýt sáo, mà do sự tác động của quỷ. Vì thế, những tôn giáo bình thường, nương vào tha lực của tín ngưỡng để an ủi chính mình, tự mình ảo giác, do nhất tâm thành ý, cũng đưa đến những kinh nghiệm đặc biệt, tuy có tác dụng rất lớn, nhưng tin rồi cho rằng thần hoặc oai lực của thần, như thế là mê tín. Tín đồ thần giáo không nên thất vọng! Mê tín có thể cũng hữu dụng (tất nhiên cũng có chỗ không tốt), mê tín chưa chắc là xấu, so với người không có tín ngưỡng tốt hơn nhiều.

Thứ hai, nói theo tâm trạng có thể tin: Như trải qua một lần hiểu chính xác thì thấy một cách đúng đắn, tin một cách tha thiết, đây là trí tín, chánh tín. Như sự đồng tình mù lòa, do cha mẹ, bạn bè, tin tưởng một cách ngơ ngác, gọi là mê tín.

Lấy hai phương diện này gộp lại, có thể chia làm bốn loại khác nhau:

(1) Đã tin chắc chắn thật có, có đức, có tài, nhưng có thể người tin lại hết sức mơ hồ, như mỗi loại thuốc có tác dụng chữa trị mỗi loại bệnh, người bệnh dù không biết tác dụng của thuốc, nhưng vì tin bác sĩ nên mới uống thuốc, đây cũng có thể gọi là chánh tín. Nhưng không được lý tưởng cho lắm, có thể đi lầm đường (vì không hẳn có thể tin tưởng hoàn toàn vào bác sĩ). Có thể nói: “Có niềm tin mà không có trí huệ thì chỉ tăng thêm sự ngu si”.

(2) Đã tin nhưng lại không có thực thể, thực dụng, tín ngưỡng của người tin lại bắt nguồn từ phương diện đắn đo suy xét. Đây cũng chẳng khác nào trí tín, dựa vào sự tìm tòi nhưng lại không chính xác, từ cái thấy sai dẫn đến tín ngưỡng, không thể không nói là mê tín.

(3) Tin có thật sự, có đức độ và tài năng, có thể nương tựa, đã tư duy đúng đắn, đây là chánh tín hiếm có.

(4) Tin mà không có một chút thực tế, người có thể tin chỉ hùa theo một cách mù lòa, đây chính xác là mê tín! Người học Phật chúng ta nên lấy chánh tín làm mục tiêu thì mới có thể tương ưng. Phải tin Tam bảo, nhân quả, thiện ác ba đời, dù cho chưa hiểu hoàn toàn, nhưng cũng là đệ tử chánh tín của Đức Phật.

3. Thuận tín và tịnh tín

Phía trên thảo luận về tín tâm, là nói chung. Trong kinh Phật đề cập đến chữ tín, đại để chỉ nói về chánh tín của Phật pháp. Vì thế, Phật giáo ở tây bắc Ấn Độ, như phái Nhất thiết hữu bộ và phái Du già sư, chuyên bàn bạc đến tín tâm thuần thiện. Kỳ thực tín không chỉ thuần tịnh, cho nên phái Đại chúng bộ và phái Phân biệt thuyết bộ ở phía đông nam Ấn Độ, phân biệt tín tâm chia làm hai phần:

Một là thuận tín, đồng với tín ngưỡng thông thường đã nói, loại tín ngưỡng này có thiện, có ác, có vô ký ( không thiện không ác). Như hiện tại họ cùng ở trong một đảng, không thể nói họ không có tín ngưỡng, đây là loại tạp nhiễm, tà ác.

Hai là Phật pháp đặc biệt nhấn mạnh đến tín tâm, là đề cập đến thiện thanh tịnh.

Lương Tấu Minh đã từng nói: “Tôn giáo và tín ngưỡng là đặc trưng của văn hóa Tây dương. Luân lý và lý tánh là đặc trưng của văn hóa Trung Quốc”. Ông ta chưa từng chú ý đến văn hóa của Ấn Độ, đặc biệt đó là văn hóa của Phật giáo, tôn giáo là triết học, triết học là tôn giáo. Tín ngưỡng cũng giống như lý tánh, tín tâm và trí huệ hợp nhất là đặc trưng của Phật giáo.

Nói theo Phật pháp, tín đương nhiên là nghiên về cảm tình, nhưng tin vào một đối tượng, trước cần phải tìm hiểu khả năng thông đạt lý trí. Trí là chỉ cho trí huệ, không phải chỉ thứ trí huệ trừu tượng rỗng không, mà cần phải có sự chứng đắc, thật sự có nội dung, xứng đáng để tôn sùng kính trọng. Tín và trí trong nhà Phật tuy đều có đức dụng độc đáo, người học hoặc có người chỉ chú trọng một mặt, nhưng tuyệt đối không hề tách rời và mâu thuẫn. Nói cách khác, tín là lý trí, lý trí là tín tâm. Điểm này có thể từ trong niềm tin mà được giải thoát, nên phát khởi đầy đủ tín và trí.

Tín là gì? Lấy tâm thanh tịnh làm tánh, nói như thế thì thật là khó hiểu! Cần phải dựa vào nhân duyên làm cho tín tâm sinh khởi, dùng thành quả của tín tâm để làm sáng tỏ. “Thâm nhẫn” là nhẫn đến mức vô cùng, là thắng giải, nhờ năng lượng hiểu biết một cách sâu sắc, mới sinh khởi tín tâm, cho nên nói nguyên nhân sinh khởi tín là nhờ có thắng giải. “Dục lạc” là muốn thực hiện mục đích, mong cầu và nguyện vọng. Có tín tâm tức là phải có chí nguyện và ý mong muốn, cho nên nói: “Có mong muốn thì mới có hành động và kết quả”. Ý này cũng gần giống với ý của ông Trung Sơn: “Trước có tư tưởng sau mới sinh tín ngưỡng, có tín ngưỡng mới có sức mạnh”. Tín là nhận thức rõ ràng và sự mong cầu khẩn thiết phát khởi, lại có thể dốc lòng muốn làm. Tín có thể lấy tâm thanh tịnh làm thể tánh, như thế mới thuần khiết, như thế mới đưa sức mạnh của tâm trở về an định, thanh tịnh, cho nên nói “như nước trong có thể rửa sạch vật dơ”. Tín tâm vừa sinh khởi, trong tâm liền được thanh tịnh và bình an, không còn nghi ngờ, thành tâm tôn kính Tam bảo. Nhờ thấy được chân thật, nên tin một cách thiết tha, tất nhiên cần phải mang Phật pháp áp dụng từ trong sự thực tập của bản thân. Như thế mới hiểu rõ được Đức Phật dạy tịnh tâm, từ trong lý trí và tín ngưỡng của thần giáo, hoàn toàn không giống nhau.

Tín đồ thần giáo ở Tây dương, có tín ngưỡng nhưng không chú trọng lý tánh, trong đời sống sinh hoạt của tôn giáo, không quan tâm đến trí huệ; duy vật của các nhà khoa học thì có trí huệ nhưng không có tín tâm, giữa hai bên đã tạo nên tư tưởng đối lập. Có một số người nghĩ rằng hộ trì thần giáo truyền thống sẽ góp phần an ninh hữu ích cho xã hội, nhưng họ hoàn toàn không thể làm cho tín trí có mối tương quan mật thiết với nhau, hằng ngày lễ lạy, vào giáo đường, mang đến cho đời sống tín tâm cung kính. Đời sống tín ngưỡng và lý trí, máy móc miễn cưỡng lắm mới phối hợp được, nỗi lo lắng trong tâm của từng người đang bị dồn nén. Như thế đã khiến cho con người phát điên cuồng, áp lực của thời đại càng lúc càng nghiêm trọng! Ở Trung Quốc, tuy có tư tưởng “tri hành hợp nhất‟, “sự hiểu biết đi chung với thực hành‟ (đúng là bắt nguồn từ trong Phật pháp), cho rằng có kiến thức mà không biết áp dụng, thì không thật sự có tri thức. Không biết như vì tri thức trừu tượng, công cụ của cuộc sống, nên chẳng xem chúng trở thành bản thân mình, đây là việc chẳng thấy được mà có thể thực hành. Tín nguyện cần phải sinh khởi từ hiểu biết, như thế mới an toàn cho sự hành trì. Nói một cách khác, nếu niềm tin và trí huệ không song song, thì sự hiểu biết và thực hành không thể hợp nhất được. Niềm tin có trí huệ là chánh tín của Phật giáo, thì mới là liều thuốc A già đà cho con người trong xã hội ngày nay cần đến.

4. Tín nhẫn, tín cầu và chứng tín

Tín tâm không có trước mà cũng chẳng phải có sau, trong quá trình học Phật, lòng tin có thể thấu triệt tất cả. Từ căn bản đến mở rộng theo thứ tự (theo con đường bát nhã) có thể phân tích thành ba giai đoạn:

4.1. “Tín khả” còn gọi là “tín nhẫn”. Đối với Phật pháp, bắt nguồn từ hiểu biết sâu sắc để sinh khởi niềm tin trong sáng. Đến đây, niềm tin được kiên cố vững chãi, và hiểu rõ được tư tưởng thắng giải, đây gọi là tín giải vị.

4.2. “Tín cầu” là niềm tin chân chánh vốn có của tín khả, nên xuất phát tâm tin tấn tu học. Trong giai đoạn nỗ lực cầu tiến quyết lập tín giải sắp đạt đến mục tiêu, nên tín tâm không ngừng tăng trưởng, đây chính là giải hành vị.

4.3. “Chứng tín” hay còn gọi là “chứng tịnh”, đây là nương vào sự thực tập mà thực sự được chứng đắc. Tín tâm thanh tịnh trong quá khứ, hoặc từ học hỏi ( giáo lượng ) hay từ suy lý ( tỉ lượng ) mà có tri thức. Đến đây mới có thể chứng đắc mà „không cần đến người khác‟, „không nương vào

văn tự‟, sự thông đạt của hiện lượng thì đây chính là chứng vị. Trong Đại thừa đắc „tịnh thắng ý lạc‟ thuộc Bồ tát Sơ địa; ở Thanh văn đắc „tứ chứng tịnh‟ hoặc „tứ bất hoại tín‟ thuộc Sơ quả Tu đà hoàn.

Tức một lòng tin tưởng hướng về tin Phật, pháp, tăng và giới, đây mới đích thực là niềm tin triệt để, không còn ý tưởng hoài nghi.

Có thể nói, một niệm tịnh tính không quá khó, nhưng để có được, khó ở chỗ thành tựu được tịnh tín. Thanh văn đến nhẫn vị, Bồ tát đến Sơ trụ thì mới thành tựu tịnh tín. Phía trước, như noãn vị của Thanh văn cũng có „tiểu lượng vị‟, nhưng dễ bị thoái thất. Như giai vị Thập tín trước Bồ tát Sơ trụ, thì “nhẹ như sợi lông, bay theo gió trôi dạt khắp nơi”. ây tuy là tịnh tín, nhưng không được kiên định, trình độ chưa đạt đến giai vị bất thoái. Niềm tin trong sự tu tập của chúng ta, cần phải được xuất phát từ tịnh tín và tinh tấn tu tập đến thành tựu bất thoái. Có thể học giả đã thông hiểu được Tam bảo, tứ đế nhưng chưa chắc đã đạt được tịnh tín của Phật pháp. Tam bảo và tứ đế là chân thật, có đức độ và có năng lực, người bắt đầu học Phật có thể „tín ngưỡng‟, „thuận tín‟ cũng không mất đi chánh tín của Phật giáo, vì đây là cánh cửa quan trọng để bước vào học Phật. Nói một cách nghiêm túc hơn, chưa vượt qua được thắng giải, thì không thể thực hiện được đặc điểm của chánh tín.

5. Chánh thường đạo và phương tiện đạo

Bắt nguồn từ chánh tín mà tu học được thành tựu, chánh tín là bước đầu căn bản của sự tu học, có hai phương pháp tu học tinh tấn và tu tập Phật pháp.

5.1 Tín tâm tu tập của chánh thường đạo: Chánh tín (chánh tín phải có chánh nguyện), trong pháp Thanh văn là "tâm xuất ly‟, trong pháp Đại thừa gọi là "bồ đề tâm‟.

Một số phương pháp tu học tín tâm của Đại thừa, như trong luận Khởi tín dạy: “Tin Phật, tin Pháp, tin Tăng; lại tin trì Giới, bố thí, nhẫn nhục, tinh tấn, và chỉ quán để trợ duyên thành tựu”. Như vậy có thể thấy được, tín nguyện của Đại thừa là tự lợi và lợi tha, kết quả thành tựu nhờ tu luyện từ sự hành và lý hành. Hay nói cách khác, tín tâm không thể độc lập, mà cần phải tương ưng với nhiều công đức, nhờ vào vô số công đức tinh tấn tu học mà thành tựu.

Trong kinh luận nói về bồ đề tâm, theo con đường bát nhã có chia ra làm ba phần: ầu tiên là nguyện bồ đề tâm, kế đến là hạnh bồ đề tâm, cuối cùng là chứng trí bồ đề tâm. Hai phần trước còn gọi là thế tục bồ đề tâm, kế tiếp gọi là thắng nghĩa bồ đề tâm. Nói bồ đề tâm là lìa ngôn ngữ và dứt hình tướng, là nói theo thắng nghĩa bồ đề tâm. Cho rằng bồ đề tâm nhờ từ bi mà được thành tựu, như thế là hạnh bồ đề tâm. ước đầu tu học tín nguyện của đại thừa thì nói là nguyện bồ đề tâm, với tín nguyện là thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sinh.

Người mới học đối với vô biên công đức của Đức Phật (Bồ tát), chúng sinh vô biên khổ não, Phật pháp cứu thế lợi ích chân thật, phát tâm bồ đề có nhiều thứ công đức, nên cần lắng nghe và tư duy nhiều, tín nguyện là yếu tố quan trọng của đại thừa, có hiệu lực rất lớn. Như tín nguyện của Đại thừa bộc phát mạnh mẽ, thì nên thọ Bồ tát giới, đây là nguyện bồ đề tâm, chính là pháp thân chủng tử. Bồ đề tâm là giới lớn căn bản duy nhất của Bồ tát. Thọ giới chính là lập nguyện, nương vào giới tu học, rồi từng bước tinh tấn tu tập, chánh tín đại thừa sẽ được thành tựu.

5.2 Con đường phương tiện tu tập tín tâm: Đây là phương pháp tu tập tín tăng thượng của Bồ tát, do bước đầu tu học pháp đại thừa, tâm của họ không suy yếu, cho nên đặt nặng vào tín ngưỡng, nương vào sự che chở của chư Phật mà tu tập. Bồ tát Long Thọ nói: Lấy tín (nguyện) tinh tấn làm cửa ngõ để đi vào pháp của Phật, cũng chính là thích tích tập công đức an lạc của Đức Phật, đạo dễ hành thì dễ vãng sinh Tịnh độ.

Viên mãn nhất, cần phải tính đến mười hạnh nguyện lớn trong phẩm Phổ Hiền hạnh nguyện. Vì Đức Phật là người thật chứng viên mãn Vô thượng bồ đề, cho nên tập trung tín nguyện vào trong Phật bảo để tu tập. Trong mười nguyện lớn: 1. Lễ kính chư Phật, 2. Xưng t á n Như Lai: Ý nói là đệ tử của Đức Phật, thấy hình tượng của Đức Phật nên đảnh lễ, 3. Rộng tu cúng dường: Thấy Đức Phật cần phải làm việc chân chánh tu phước, 4. Sám hối nghiệp chướng: như sám pháp của xưng danh hiệu Phật trong kinh „Quyết định tỳ ni‟. Đại thừa mở rộng cho cả hai giới xuất gia và tại gia, cho nên không cần sự tác pháp của tăng già, chỉ chú trọng đối trước Đức Phật sám hối, 5. Tùy hỉ công đức, 6. Thỉnh chuyển pháp luân, 7. Thỉnh Phật trụ thế: Từ Phạm vương thỉnh Đức Phật thuyết pháp, thầy A nan không thỉnh Đức Phật lưu lại ở thế gian. Tất cả đều do thường pháp vốn có của Đức Phật Thích ca, mà mở rộng ra chư Phật, 8. Thường theo Phật học: Tức nương vào nhân quả của Đức Phật dạy mà tu học, 9. Tùy thuận chúng sinh: Là tăng trưởng tâm từ bi, 10. Hồi hướng đến khắp chúng sinh. Những đại nguyện này được đại thừa đặc biệt xem trọng

Trong mười đại nguyện này, có ba điểm đặc biệt quan trọng:

a. Mỗi vị Phật đều bình đẳng như nhau, cho nên từ Đức Phật đầu tiên (Tì lô giá na) cho đến tất cả chư Phật trong tận hư không biến pháp giới, không giới hạn một thời nào, địa điểm nào, một vị Phật nào.

b. Chú trọng quan niệm, không chỉ dừng lại ở sám hối, tùy hỉ hay hồi hướng, mà tu tập từ tâm niệm; là lễ Phật, cúng dường, tán thán chư Phật..., cũng đều do tâm niệm. Như nói: “Tâm tin nhận sâu sắc, như đang ở trước mặt”, hay là “khởi lên sự hiểu biết sâu sắc, thấy biết hiện tiền”. Con đường dễ nhất chính là “niệm Phật” từ trong tâm, đạt được thành tựu chính là niệm Phật tam muội.

c. Đây là nương vào quả đức của Đức Phật mà sinh khởi tín ngưỡng, tất cả nhờ vào đức của Ngài mà phát khởi. Như tâm bi tùy thuận chúng sinh, bởi vì: “Nếu có thể tùy thuận chúng sinh, tức đã có thể tùy thuận cúng dường chư Phật, nếu vì chúng sinh mà tôn trọng phụng sự, thì cũng chính là tôn trọng phụng sự Đức Như Lai. Nếu người làm cho chúng sinh vui vẻ, thì cũng đã làm cho chư Phật hoan hỉ. Tại sao như vậy? Vì chư Phật lấy tâm đại bi làm thân mạng”. Cũng như thượng đế thương yêu người trong thế gian, cho nên tôi phải thích lý luận của con người, đây là nguyên nhân nghiêng nặng về tín ngưỡng.

Tín tăng thượng Bồ tát, tín nguyện tập trung nơi Đức Phật, niệm niệm không quên Đức Phật, có thể tùy nguyện mà vãng sinh thế giới Cực Lạc. Nhưng do quan niệm của tín nguyện, cho nên được xem là phương pháp dễ thực hành. Mỗi niệm đều nhớ nghĩ công đức của Như Lai, mỗi niệm thường tùy Phật học, mỗi niệm hằng thuận chúng sinh, như tín nguyện tăng trưởng, cũng tự nhiên dẫn đến thực hành từ bi và trí huệ, vì Phật pháp, vì chúng sinh.

Bồ tát Long Thọ nói tu theo phương pháp dễ thực hành này, có thể “phước lực tăng trưởng, tâm địa nhu nhuyễn ... tin công đức của chư Phật thanh tịnh đệ nhất, từ mẫn thương xót chúng sinh”, tu hành lục độ ba la mật. Thế nên, đây tuy nói đạo dễ hành, là pháp môn tu tập của tín tăng thượng của Bồ tát, nên hành giả tu tập đại thừa ở Ấn Độ, mỗi ngày sáu thời, lúc lễ thì tu sám hối, tùy hỉ, khuyên thỉnh, hồi hướng. Chẳng qua Bồ tát có trí bi tăng trưởng, trọng tâm nằm ở chỗ thực hành từ bi và trí huệ mà thôi. 


Từ Ngữ Phật Học Trong: Tín Tâm Và Tu Học