01. Lo việc nhà mình, không lo việc nhà người
Ngay thời đại mạt pháp này, chúng ta nên ghi nhớ lời khai thị của Đại sư Ấn Quang: ” Chỉ lo việc nhà mình, không nên lo việc nhà người. Chỉ xem điều tốt, không nên xem điều xấu. Coi tất cả người đều là Bồ tát, chỉ một mình ta là phàm phu”. Từ trong tâm hết sức cẩn thận, quán chiếu từng lời nói, hành động của chính mình, tuỳ lúc tuỳ chỗ tu sửa hành vi và thói quen xấu của chính mình. Người xung quanh ta có sai sót, lỡ lầm gì, đều coi là Bồ tát thị hiện, giống như tấm gương soi rọi, nhắc nhở chúng ta không nên đi vào chỗ đã sai lầm từ trước.
02. Kiểm điểm chính mình
Nếu một ngày từ sáng đến chiều chuyên phê phán và xét đoán người khác, trái lại không bằng khéo léo kiểm điểm chính bản thân mình. Đem điều thực tiễn đối với người, yêu cầu thực tế đối với chính mình. Cách này đối với việc tu hành của chính mình mới có sự giúp đỡ chân thật.
03. Cái vỏ không( nói hay làm dở)
Nói được một thước không bằng làm được một tấc. Người học Phật ngày nay có khuyết điểm lớn, chính là lý luận và học vấn rành rẽ, rõ ràng. Đó là một lẽ, nhưng hành vi thực tiễn của bản thân họ lại là việc khác. Đây đều là rơi vào lý thuyết, trống rỗng mà thôi. Giống như đếm của báu cho người khác, còn việc tu hành của chính mình thì không có chút lợi ích chân thật nào cả.
04. Ăn thịt phạm giới sát sinh
Làm một đệ tử chân chánh của Phật, nhất định cần phải ăn chay trường, vì ăn thịt đồng với việc sát sinh. Mỗi ngày phạm vào giới sát là mỗi ngày chúng ta làm trái ngược với giáo lý nhà Phật đà; giống như học sinh mỗi ngày phạm vào quy định của nhà trường, chắc chắn không chấp nhận chúng ta là đệ tử của chân chánh Phật.
05. Khuyên nhắc mình ăn chay
Đối với một số người nghiệp chướng nặng, căn duyên chưa được tế độ, không thể hoàn toàn dứt thói quen xấu ăn thịt. Dù sao cũng nhớ khuyên dăn họ ăn Tam tịnh nhục. Ăn chay buổi sáng, 6 ngày chay, 10 ngày chay là khác rồi. Nên cần sớm thúc dục mình sớm hoàn toàn ăn chay. Nhân chỉ vì ăn thịt là tạo nghiệp sát sinh, lại trốn không khỏi nhân quả báo ứng. Tất cả công đức chỉ là công đức hữu lậu.
06. Người có trí tuệ
Trí tuệ có khả năng phân biệt được thiện ác, phải trái. Một người có khả năng giác ngộ thì các việc sai lầm trong qúa khứ của chính mình sẽ nhân đây buông bỏ được, tiến tới sửa đổi những thói xấu của mình. Đây chính là người có trí tuệ.
07. Giác ngộ sẽ biết được sai lầm
Học Phật là học giác ngộ. Giác ngộ chính là biết được sai lầm. Biết được việc sai lầm đã qua của chính mình mà sửa đổi cho tốt, vứt bỏ đi những khuyết điểm và thói quen xấu. Đây chính là giác ngộ, là buông bỏ, cũng chính là học Phật, có khả năng hoàn toàn giác ngộ, buông bỏ tất cả. Đó chính là cảnh giới của Phật
08. Tro tàn
Tro tuy đã tàn nhưng hơi nóng vẫn còn ngấm ngầm bên trong, chỉ cần một làn gió thoảng qua cũng làm nó loé sáng lên, rồi sau đó trở lại nguội như trước. Tâm của người tu hành cũng nên tập như đống tro tàn, không sinh thêm chuyện phiền phức, khởi tâm phân biệt phải trái. Chỉ cần một câu A di đà Phật giữ vững đến cùng!
09. Tâm cung kính chính là sự thành thật
Tâm tinh chuyên và thành thật đến cùng thì vật cứng nhắc như vàng đá cũng phải vỡ tung. Mỗi việc trên thế gian dù khó đến mấy, chỉ cần thành tâm thành ý, phát tâm lâu dài để nguyện làm, thì chưa có việc gì chẳng thành công. Vì thế, Đại sư Ấn Quang dạy: ” Dốc lòng chí kính cần phải không có lòng tà vạy, giữ lại sự thành thật”. Người học Phật phải luôn giữ tâm cung kính và sự thành thật. Phát tâm chân thật để làm ắt sẽ cảm tới Phật Bồ tát bảo hộ.
10. Cẩn thận từ lúc ban đầu
Phàm làm việc gì nên cẩn thận từ lúc ban đầu, bởi khi đã gieo nhân tất phải có quả. Gieo nhân thiện sẽ gặt quả thiện, gieo nhân ác sẽ gặt quả ác. Do đó, người học Phật phải cẩn thận về nhân quả. Tất cả sự dạy bảo của Phật đà đều không rời khỏi hai chữ “nhân quả”.