Trí huệ và Tịnh độ là nói từ nhân đến duyên đến kết quả. Cho nên khi bạn khởi tâm động niệm muốn được kết quả tốt đẹp ở tương lai thì bạn đã gieo một nhân tốt đẹp vào trong tâm, khi đó tự nhiên làm cho tâm bạn được tĩnh lặng. Nếu như bạn tạo những nhân duyên làm chướng ngại người khác, tương lai bạn sẽ tiếp nhận kết quả là có nhiều chướng ngại đến với bạn, đúng như câu “ nhất ẩm nhất trác, mạc phi tiền định ” vậy là do ai định? Chính là do nhân từ nơi chính bạn quyết định.

Trong mười đại nguyện của Bồ tát Phổ Hiền có lời nguyện thứ năm là “ tùy hỷ công đức ” dạy cho chúng ta luôn có tâm tùy hỷ, tức là vui theo việc làm thiện của người khác, người nào có tâm này, chính là tâm Bồ tát, tâm Bồ tát thì không bao giờ làm chướng ngại người khác. Phàm phu thì có tâm ganh tỵ, đố kỵ nên tâm lúc nào cũng phiền não, bức bách, bất an. Phàm phu hay nhìn lỗi xấu của người nhiều hơn, ít để tâm nhìn điều tốt nơi họ. Nếu người tu đạo mà còn có tâm như vậy là không đúng rồi. Không những nhìn lỗi mà còn tìm cách phá họ, gây cản trở và phá hoại họ, tội này rất nặng. Nếu như một người làm việc thiện giúp đỡ tất cả chúng sanh mà ta cản trở họ thì tội đó càng nặng, càng nghiêm trọng hơn, bởi vì chúng ta không chỉ làm chướng ngại một người mà làm chướng ngại nhiều người khác, cho nên quan hệ nhân quả như thế nhất định chúng ta cần phải thông hiểu.

Trích từ: Tịnh Không Pháp Sư Gia Ngôn Lục
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Kinh Sách Liên Quan

   
1 Phổ Môn Giảng Lục, Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm Đọc Tiếp
2 Địa Tạng Bồ Tát Bản Tích Linh Cảm Lục, Hòa Thượng Thích Như Điển Tải Về
3 Ấn Quang Đại Sư Văn Sao Tinh Hoa Lục, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
4 Ấn Quang Đại Sư Gia Ngôn Lục, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về