Phật Học Vấn Đáp


Ở Tịnh độ, nói không có khổ, chẳng hay trong ba khổ, tám khổ không có khổ nào?

10/7/2022 2:59:31 PM

Nếu theo Tiểu thừa nói Ta bà kia, thân Phật còn có đủ ba thứ khổ, trong tám khổ, còn có năm khổ, đó là khổ sinh, khổ già, khổ bệnh, khổ chết, khổ năm thủ uẩn, chỉ không có ba thứ khổ là khổ ái biệt ly, khổ oán tắng hội, khổ cầu bất đắc, vì thân Như Lai mười lăm giới là hữu lậu, nghĩa là năm căn, năm trần và năm thức, ba cõi có cả hữu lậu và vô lậu, nghĩa là ý giới, pháp giới, ý thức giới, vì là thân hữu lậu, có năm thứ khổ như sinh… nhưng dứt các kết sử phiền não, như tham, sân, si… không có ba thứ khổ. Vì khổ ái biệt ly là ái kết, khổ oán tắng hội là sân kết, khổ cầu bất đắc là tham kết. Phật tuy thương xót các Thích tử bị vua Lưu Ly tru diệt, nhưng không có khổ ái biệt ly; Điều đạt làm ra máu, Chiến già độn bụng, hầm lửa cơm độc, các thứ khổ nhóm họp đến, chẳng có khổ oán tắng hội, vào xóm khất thực, bát không trở về, gặp đời đói khát, cầu xin không được, tuy thuộc việc này, nhưng chẳng có khổ cầu bất đắc. Trong Đại thừa, thì năm uẩn, mười hai xứ, mười tám giới của Phật Thế Tôn, đều là vô lậu.

Kinh Niết bàn có câu: “Điều chư Phật dạy gọi là Pháp, vì pháp thường nên chư Phật cũng thường.” Kinh lại chép: “Xả sắc vô thường được sắc thường; thọ, tưởng, hành, thức cũng giống như vậy.” Duy macật nói: “Thân Phật vô lậu, các lậu đã dứt.” Như thế các kinh Đại thừa đều nói thân Phật chỉ là vô lậu, ba khổ, tám khổ chỉ là hữu lậu, nên thân chư Phật không có các khổ. Từ Thập địa trở xuống, phàm phu trở lên, có hai giải thích:

2. Trong ba khổ có hành khổ và hoại khổ, trong tám khổ có một khổ, là khổ năm thủ uẩn, vì từ Thập địa trở xuống, do thọ các báo thân hữu lậu là Biến dịch, và phần đoạn, còn ở hành khổ thì có hữu lậu đổi dời, đó là hành khổ những niềm vui hữu lậu là những niềm vui khi sống, khi trụ thì lạc, khi hoại thì khổ, nên có hoại khổ. Điều đó không bức bách thân tâm buồn khổ, chỉ không có khổ khổ. Ban đầu thọ thân, tuy gọi là sinh, chẳng phải là chỗ nương của các khổ, lại không có thai tạng ép ngặt, nên không có khổ sinh. Mạng rất lâu dài, vô lượng vô biên Atăng kỳ kiếp, dù khiến cho phàm phu, còn vào trong Biến dịch sinh tử, nhưng cuối cùng thành Phật, không có khổ chết. Xả mạng kia, nguyện sinh cõi uế, để cứu độ chúng sinh khổ, tuy chết cũng không khổ, vì tâm vui vẻ, nguyện xả báo tu Từ bi. Đây là báo năm uẩn, từ hoặc sinh ra, thể là hữu lậu, tức là năm thủ uẩn. Cõi nước thanh tịnh của Phật, bốn đại an ổn, nên không có khổ bệnh, thân không suy tổn, nên không có khổ; già, bạn tốt thường nhóm hơp, nên không có khổ ái biệt ly, người ác không sinh, nên không có khổ oán tắng hội; duyên giúp đỡ không thiếu, nên không có khổ cầu bất đắc.

3. Thế giới Cực lạc tám khổ đồng như trước, trong ba khổ chỉ có hành khổ, do chịu phần đoạn, biến dịch, tuy có lạc thọ, nhưng chỉ có thanh tịnh, thường hằng nối nhau, không có đứt quãng, cuối cùng mãi chứng được cái vui tịch diệt, dù có một chút ngừng nghỉ, mà không có khổ sinh, chẳng có khổ hoại, nên Tịnh độ kia nói không có khổ là khổ khổ và hoại khổ.

Trích từ:  Thích Tịnh Độ Quần Nghi Luận. Đại Sư Hoài Cảm | Dịch Giả :Hòa Thượng Thích Pháp Chánh



Câu Hỏi Ngẫu Nhiên


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật