Trí tuệ tối thượng thấy rằng tất cả các hiện tượng sự vật đều không hoàn hảo, không thường hằng và vô ngã. Sự hiểu biết này là tự tại hoàn toàn và đưa đến phúc lạc lớn lao, được gọi là Niết bàn. Tuy nhiên, Ðức Phật không nói nhiều về mức độ trí tuệ này. Không phải là trí tuệ nếu chúng ta đơn giản tin tưởng vào những gì người khác nói lại. Trí tuệ thực sự là nhìn thấy trực tiếp và tự mình hiểu. Ở mức độ này, trí tuệ làm cho tâm cởi mở hơn là tâm lượng hẹp hòi, lắng nghe những quan điểm của người khác hơn là tin mù quáng; cẩn thận xem xét những sự kiện ngược lại hơn là vùi đầu trong mê lộ; phải khách quan hơn là thành kiến hay phe phái; dành thời gian để hình thành ý kiến và niềm tin hơn là chỉ chấp nhận điều đầu tiên hay điều dễ cảm xúc nhất đưa đến cho ta ; và luôn sẵn sàng thay đổi niềm tin một khi sự thật tương phản lại ta. Người làm được điều này chắc chắn là khôn ngoan và cuối cùng đến gần với hiểu biết chân chính. Con đường của người Phật tử đòi hỏi phải có lòng can đảm, kiên nhẫn, linh động và thông minh.
Hỏi: Tôi nghĩ là có rất ít người có thể làm điều đó. Vậy thì điểm nổi bật của Ðạo Phật là gì nếu chỉ có một ít người có thể thực hành ?
Ðáp: Sự thật không phải mọi người đều sẵn sàng theo Ðạo Phật. Vì vậy có thể nói rằng chúng tôi nên dạy đạo mà mọi người có thể dễ hiểu hơn là thất bại trong sự buồn cười. Phật giáo nhắm vào chân lý và nếu người chưa hiểu hết bây giờ, họ có thể sẵn sàng ở kiếp sau. Tuy nhiên có nhiều người, chỉ với những lời chân thật hay khuyến khích thì có thể làm tăng trưởng sự hiểu biết của họ. Vì thế người Phật tử cố gắng trong khiêm tốn và âm thầm chia sẻ sự hiểu biết về đạo của mình với người khác. Phật dạy chúng ta lòng từ bi và chúng ta truyền dạy đến người khác cũng vì lòng từ bi.