Phật Học Vấn Đáp


Chúng con vừa lần chuỗi niệm Phật vừa nghe quý Thầy giảng pháp, có được không, thưa Thầy?

8/25/2022 7:52:31 PM
Đây cũng là một kiểu bệnh của Phật tử. Tôi xin góp ý, có những trường hợp sau đây: 
1 Nếu liên hữu vừa nghe pháp, mà tay lần chuỗi lia lịa để biểu diễn, hoặc để nói lên rằng ta niệm Phật không gián đoạn. Đó là tự dối mình, dối bạn, dối   
 
Thầy, dối Tổ, dối luôn Bồ tát và chư Phật. Việc này lại còn là nuôi lớn cái ta, sanh cống cao ngã mạn, tự nó thiêu hủy hết công đức tu hành của mình. Đây là điều tối kỵ!  2 Nếu liên hữu thật tình muốn vừa niệm Phật vừa nghe giảng pháp, kết quả sẽ không tốt do tâm vô nhị dụng, cụ thể như sau: 
  1. Về niệm Phật: Tay lần chuỗi, miệng niệm Phật mà tâm không có Phật, vì tâm đang nghe pháp. Đó là “hữu khẩu vô tâm”. Tổ Đức Nhuận nói: “Niệm Phật như vậy (hữu khẩu vô tâm) thì thét cho bể cuống họng cũng vô ích”. 
  2. Về nghe pháp: Lỗ tai nghe Thầy giảng pháp mà không tác ý,(vì ý mắc bận chỉ đạo tay lần chuỗi), thì cái nghe này không biết, không hiểu gì cả, gọi là “thính bất văn” nghe lỗ tai bên này lọt qua lỗ tai bên kia, thật vô ích.  
Trường hợp vừa lần chuỗi vừa nghe pháp đúng với câu mà người xưa nói: “bắt cá hai tay, thì hỏng cả hai” là vậy! 
3 Vậy thì phải làm sao? 
Liên hữu nên chọn một trong hai như sau: 
  • Nếu liên hữu thấy cần chuyên tu để được nhập tâm, hay huân trưởng mức nhập tâm, hoặc bất niệm tự niệm, thì nên ngồi nhà hạ thủ công phu là thượng sách. 
  • Nếu liên hữu nhận thấy cần bồi dưỡng kiến thức và kinh nghiệm hành trì Tịnh Độ, thì nên đi nghe giảng pháp (xin đọc 2 câu đáp 23B và 41B). 
Tại sao vậy? Vì: 
  1. Về niệm Phật. Tiếng niệm Phật phải rành rẽ, rõ ràng, chắc thiệt. Chắc thiệt nghĩa là tâm và tiếng hiệp khắn nhau, tâm phải duyên theo tiếng, tiếng phải ở trong tâm, tâm tiếng là một, hoặc nói cách khác, tiếng ở đâu tâm ở đó. Nói rộng là “thân, khẩu, ý” đều niệm Phật. Được vậy, mới mong nhập tâm, thành tựu Tịnh nghiệp, vãng sanh Cực Lạc, thành Phật độ chúng sanh. (Xin đọc sách niệm Phật đạt bất niệm tự niệm, phần IVThực hành). 
  2. Về việc nghe giảng pháp. Tam huệ học là văn, t , tu. Nghe giảng pháp là văn huệ học. Người nghe cần có kỹ thuật thực hiện, cụ thể là khi nghe giảng pháp cần phải:  Xả bỏ tâm chấp trước (không chấp người giảng là Hòa thượng,Thượng Tọa, Đại đức, Tăng, Ni, cư sĩ, không cần là người phải nói lưu loát, bóng bẩy, văn chương, vui tánh, dễ thương,…). Nên nhớ! Ta đến để học pháp (không phải xem kịch, hay nghe đại nhạc hội, mà cần chọn lựa danh ca, tài tử…), chỉ cần người giảng pháp thế nào khiến ta có thể lãnh hội và thực hành cho có hiệu quả tốt nhất. Kinh Niết bàn dạy: “Y pháp bất y nhân”. 
  • Buông bỏ mọi kiến giải, giữ cái tâm không (trống rỗng) không suy nghĩ, so đo, tính toán, phân biệt đúng sai, hay dở. Chỉ một mực lắng nghe kỹ,   
 
ghi nhận đầy đủ vào tâm những lời pháp, Thí dụ: Như cái ly phải trống không, khi đổ nước mới vào được. Bằng như ly đã đầy nước rồi (kiến giải), nếu đổ thêm, nước sẽ tràn ra hết (không lãnh hội được). 

 
Như con bò, nó cạp (gặm) cỏ, cạp (gặm) được bao nhiêu liền nuốt vô bụng hết cho no, (không nhai nhấp gì cả). 
  • Đến khi liên hữu về nhà, liên hữu mới nhớ lại những lời pháp đã học, nghiền ngẫm suy tư, tìm hiểu nghĩa lý sâu xa, thấy cách thực hành tuyệt diệu. Khi mình chấp nhận được rồi, thì đương nhiên pháp đó thật sự biến thành pháp của mình (trước kia nó là pháp của pháp sư). Đây gọi là tư huệ. Văn huệ chỉ là giai đoạn đầu để tiến tới tư huệ. Sau đó ta đem ra ứng dụng tu hành. Đây gọi là tu huệ. Giai đoạn sau cùng này (tu huệ) mới thật sự hữu ích. 
Như con bò ban ngày cạp cỏ, nuốt đầy bụng để rồi tối về chuồng ói ra, nghiền nhai nát cỏ (nhai lại), để biến thành chất dinh dưỡng nuôi thân vậy. 
Tóm lại, “vì tâm vô nhị dụng” tâm không thể làm hai việc cùng một lúc, nên cần chọn một trong hai, hoặc niệm Phật hoặc nghe pháp. 
 
Trích từ:  Tịnh Độ Thực Hành Vấn Đáp. Thượng Tọa Thích Minh Tuệ


Thẻ
Niệm Phật       

Câu Hỏi Ngẫu Nhiên


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật