Phật Học Vấn Đáp


Ý trì và tâm niệm có khác nhau không? Tại sao phải dùng hai từ khác nhau vậy?
Từ ý trì ở sách này nói và tâm niệm ở sách khác nói, có khác nhau không? Nếu không, tại sao phải dùng hai từ khác nhau vậy?

8/25/2022 4:03:10 PM
Từ “ý trì” ở đây và từ “tâm niệm” ở các sách không khác nhau mà là một. Lý do chúng tôi không dùng từ tâm niệm mà dùng ý trì như sau: 

1. Từ “Tâm niệm” dễ lẫn lộn, lầm hiểu là quan niệm. 

2. Chữ “tâm” quá trừu tượng, nghĩa quá rộng lớn. Theo Duy thức học, có tám tâm vương, năm mươi mốt tâm sở, không biết phải dùng tâm nào? 

3. Trong sách “Tuyết Hư Lão Nhân Tịnh độ Tuyển Tập” Ngài Lý Bỉnh Nam nói: “Ý trì vẫn có tiếng”. Ngài minh xác hai điều:  Ý trì là một pháp trong những pháp trì danh.  Niệm bằng ý vẫn có tiếng (đập tan mọi hiểu lầm của nhiều người cho rằng không có tiếng). 

4.  Để phân biệt tiến trình hành trì qua hai giai đoạn: 
  1. Ban đầu dùng ý (ý thức là tâm vương thứ sáu) để niệm, huân tập thuần thục sẽ được “Nhập tâm”. 
  2. Huân trưởng mức nhập tâm sâu, đạt “Bất niệm tự niệm”. Lúc bấy giờ A lại da thức (Tâm vương thứ 8) tự động nó niệm (cũng gọi là Tự tánh niệm, Tâm niệm). Như vậy thì tâm niệm là giai đoạn sau cùng. 
Chú ý: Từ Tâm niệm có hai cách hiểu khác nhau:   
 
1. Tâm niệm là dùng tâm để niệm Phật (x ng danh hiệu Phật). Đây là cách tôi nghĩ, cùng ý trì là một. 

2. Tâm niệm là dùng tâm để nhớ (quán) sắc thân Phật, hay trí thân Phật (pháp quán tưởng). Như vậy, “tâm niệm” khác với ý trì. 
 
Trích từ:  Tịnh Độ Thực Hành Vấn Đáp. Thượng Tọa Thích Minh Tuệ



Câu Hỏi Ngẫu Nhiên


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật