Phật Học Vấn Đáp


Sao gọi là thiên ma, ấm ma, phiền não ma? Kính xin Hoà thượng từ bi chỉ dạy cho con.
Bạch Hoà thượng! Sau khi con thực hành pháp môn quán tâm, những tạp niệm vọng tưởng bớt dần, có thể giữ được trạng thái vô niệm và không niệm. Nhưng con có nghe bậc Cổ Đức nói trong Kinh luận rằng: “Khởi tâm động niệm là thiên ma, không khởi tâm động niệm là ấm ma, cho đến khởi hay không khởi là phiền não ma.” Hữu niệm cùng với vô niệm giống như trái ngược nhau, vậy con kính hỏi Hoà thượng, như thế nào là đúng? Sao gọi là thiên ma, ấm ma, phiền não ma? Kính xin Hoà thượng từ bi chỉ dạy cho con hiểu.

8/15/2022 2:28:42 PM
Ý nghĩa của chữ “Ma” trong Kinh “Lăng Nghiêm” nói: “Không luận cảnh giới gì xuất hiện, nhất định không dính mắc và chấp vào đó, như thế mới tốt.” Còn Kinh “Kim Cang” nói rằng: “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng Phàm những gì có hình tướng đều là hư vọng.”

Lìa vọng tưởng chấp trước thật không dễ dàng. Pháp môn Tịnh độ dạy chúng ta chấp trì danh hiệu, chuyên chấp trước vào danh hiệu Phật A Di Đà. Ngoài ra, các vật khác không được chấp trước vào, đây là một phương pháp tu hành hay nhất. Chỉ chấp vào một câu A Di Đà Phật, ngoài ra không chấp các vật khác, đây thật quá dễ dàng. Cho nên, pháp môn niệm Phật gọi là “Dị hành đạo” (pháp môn dể tu) Phật dạy chúng ta muốn chấp trì chỉ chấp trì danh hiệu A Di Đà Phật đến khi lâm chung, nhất định Phật A Di Đà đến đưa về Tây phương. Khi về đến Cực lạc rồi thì lìa hết các chấp trước. Chúng ta nên áp dụng cách tu này để cầu vãng sanh Tịnh độ, đây là cách tu yên ổn nhất và nhanh chóng nhất. Khi vãng sanh về thế giới Cực lạc, thành tựu được quả vị, môi trường nhân duyên thù thắng giúp chúng ta đoạn trừ những vọng tưởng, sự thành tựu này, siêu việt hơn các pháp môn khác. Chánh nhân là như thế, các đức Phật Như Lai ở khắp mười phương thế giới đồng ca ngợi tán thán đức Phật A Di Đà là vậy.
 

Trích từ:  Tịnh Độ Vấn Đáp. Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Dịch Giả : Thích Nhuận Nghi


Thẻ
Luận        Phiền Não        Phật Học        Thập Niệm       

Câu Hỏi Ngẫu Nhiên


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật