Phật Học Vấn Đáp


Bát Nhã” ở trong “Tâm Kinh” rốt cục là ý nghĩa gì ?
Có đồng tu nói chữ “Bát Nhã” ở trong “Tâm Kinh” có nghĩa là trí huệ, có đồng tu khác thì nói là duyên khởi tánh không, xin hỏi rốt cục là ý nghĩa gì ?

8/14/2022 6:38:13 AM
“Kinh Hoa Nghiêm” chúng ta đã học được một thời gian rất dài rồi, đối với câu trong kệ khai Kinh: “Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa” đáng lẽ bạn phải có ít phần thể hội rồi chứ. “Như Lai chân thật nghĩa” là trong tự tánh vốn có, trong Kinh giáo Đại thừa thường nói: “Ngoài tâm không pháp, ngoài pháp không tâm”. Thế nào là “Như Lai chân thật nghĩa”? Buông xuống vọng tưởng, phân biệt, chấp trước chính là Như Lai chân thật nghĩa. Nếu bạn vẫn còn có phân biệt chấp trước thì không phải là ý của Phật, vậy là ý của ai? Là ý của chính bạn. Bạn hiểu rõ rồi, vị đồng tu đó của bạn nói trong “Tâm Kinh”, Bát Nhã nghĩa là trí huệ, đó ý của anh ấy, không phải ý của Phật; Bạn đồng học kia nói là Duyên khởi tánh không, đó là ý của bạn đồng học kia. Hôm nay bạn đến hỏi tôi ý nghĩa là gì? Đó là ý của bạn, không phải là “Như Lai chân thật nghĩa”. Vậy thì điều gì là Như Lai chân thật nghĩa? Trong “Khởi Tín Luận” nói rất hay, bạn nghe Kinh, bạn đọc Kinh, gọi là nghe giảng, đọc Kinh thì “Lìa tướng ngôn thuyết, lìa tướng danh tự, lìa tướng tâm duyên”, đó chính là Như Lai chân thật nghĩa. Cái ý này sâu hơn một chút, bạn tỉ mỉ mà thể hội, đáp án ở ngay trong câu hỏi.

Trích từ:  Học Phật Vấn Đáp. Hòa Thượng Thích Tịnh Không


Thẻ
Bát Nhã        Thập Niệm        Trí Huệ       

Câu Hỏi Ngẫu Nhiên


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật