Home > Truyện Phật Giáo > Tinh-Do-Vang-Sanh-Truyen

Lời Tựa


Chúng Thánh Hiền đều nhóm hợp trong vườn Cấp Cô, lúc đó không một lời thưa hỏi, mà Như lai tự bảo rằng về phương Tây cách đây mười vạn ức cõi nước có Tịnh độ, cõi ấy rộng lớn do trăm báu họp thành. Lại bảo chúng sinh nghĩ nhớ tưởng niệm cầu sinh đều được như nguyện. Nói rằng có mười hai Phân giáo bao trùm muôn loài, đây chính là một phần về vô vấn tự thuyết. Giống như mẹ không đợi con đòi mà vỗ về, không đợi đưa tay mới đút mới bồng ẳm. Nhưng Như lai bỏ cung Tịnh Phạm giáng xuống Ca Duy, nói Pháp suốt năm mươi năm, rải Từ chấn tùy cơ mà trao dạy hiện đủ thân Trời Rồng Thích Phạm, Thanh Văn, Duyên Giác, Đại Bồ tát… bỏ cả đầu mắt tủy não và các thứ bên ngoài như thành quách châu báu ân cần ba lần thỉnh không phải một, Như lai hoặc từ chối hoặc lặng im, chỉ dừng lại mà không nói. Còn ở đây tự nói là vì thương các loài trôi giạt mãi trong năm trược nhiều kiếp chẳng dừng. Nay chán năm Trược hẹn sinh Tịnh độ, ắt là ở chỗ chuyên niệm. Nói niệm đến mức là tưởng mười sáu quán thứ lớp giúp nhau. Kinh nói chư Phật từ biển Chánh Biến Tri tâm tưởng sinh ra, đó là sao là nói chỗ đầu tư, nêu cái dần dần mà gọi trước có tu trì thì trước có Vô Thượng cực quả bắt đầu ở thâm tâm. Thâm tâm xác thực thì không thể nhổ. Cho nên một niệm mà chuyển được ba đường, mười niệm mà lên chín phẩm Thiện, đây tuy là các kinh Đại Thừa Phương Đẳng đều cùng bày mà cùng phát, chẳng phải một kinh mà nói phát. Từ đời Hán Ngụy trở lại đây, chí thành hướng về Tây, chưa nghe có người thật vì Đại Pháp chưa đủ để truyền bá Văn Kinh. Thời Tây Tấn có giặc Lưu diệu tàn phá vùng kinh Lạc, Tăng hiển ẩn lánh ở đất Giang Đông, mới do ba việc nhân nguyện thương cảm nhưng khác xa cái chí chăm chăm. Cả đời loạn thì di phong thắng nghiệp mà thay cho hoặc là không nghe? Cuối đời Đông Tấn, Viễn sư ẩn tích tại núi Lô, thời ấy có đồng chí là các Pháp sư Thích Đạo Bính, Trúc Đạo Sinh, Phật đà da xá. Đến các tại gia tài giỏi là Lưu Di Dân, Lôi Thứ Tông, Chu Tục Chi, … một trăm hai mười ba người kết giao dạo chơi phương ngoài hiếm mà cùng đến. Viễn công lấy các huyễn tụ tập không gửi chắc thân như mộng ảo chẳng thường còn. Do đó chỉ riêng nước Phật Vô Lượng Thọ mà kết giao cùng dạo chơi, ấy mà thôi. Lại nói nước ấy thanh tịnh không có ba đường không có sáu nẻo, chúng sinh theo đó không chỉ một đời mà sinh, phướn báu dẫn trước, gá thân nơi sen vàng, do đó mà cùng có ý tưởng cũng rõ ràng. Từ Viện Công trở đi việc tu Tịnh độ càng thịnh đạt. Cho nên Tống có Đàm Hoằng, Tề có Tuệ Tấn, Lương có Đạo Trân. Khoảng đời Lý Đường có nhiều bậc Dĩnh Ngộ thông thức như Đạo Xước, Thiện Đạo và rất nhiều vị khác.

Tôi ở thời Tượng Mạt gặp được Di Pháp của Phật mà theo Tịnh Nghiệp cũng có năm thường lấy các sự tích của các Tiền Hiền chép trong các truyện, ở vào các đời khác nhau không cùng loại một mạch xem qua. Do đó trải qua khảo sát các đời Lương Tùy trở đi, các truyện ký được soạn ra như kể về các ngài Tuệ Giáo, Đạo Tuyên tất cả có mười hai vị. Đến đời Đại Tống có Tân Truyện của Thông Tuệ Đại Sư lại nêu được bảy mươi lăm vị. Truyện này về lý có chỗ tối tăm, về lời thì tủn mủn vụn vặt. Do đó mà có sửa chửa và nói rõ hơn về Hồng Nghiệp, Tuệ Minh v.v… sáu mươi hai vị, các tưởng tượng lúc sống cho đến khi chết, nếu không đủ để giúp khởi tin sâu thì không còn gì khác. Các bậc Minh Triết sợ các việc sau này chưa gom góp đủ, thì tôi cũng đã dự bị rồi.