Skip Navigation LinksHome > Pháp Bảo > Khai Thị Phật Học > Ly-Cua-Viec-Niem-Phat-Thanh-Phat
Từ kinh Hoa Nghiêm chúng ta nhận được rất nhiều khải thị (gợi ý) cho sự tu học Phật pháp. Hội kinh Hoa Nghiêm là do đức Thế Tôn thuyết giảng ở Bồ Ðề Ðạo Tràng trong [lúc nhập] định, đại chúng tham dự hội kinh này đều là Pháp Thân Ðại Sĩ. Họ thuộc rất nhiều chủng tộc, rất nhiều đoàn thể khác nhau trong khắp hư không pháp giới, số nhiều vô lượng vô biên. Từ điểm này có thể biết pháp hội Hoa Nghiêm trên thực tế là một hội bao gồm tận hư không trọn khắp pháp giới. Hội Hoa Nghiêm như vậy, những hội giảng kinh khác không phải như vậy sao? Nếu suy nghĩ sâu thêm, việc này cho chúng ta biết tận hư không trọn khắp pháp giới đều là một thể. Ðến lúc thành Phật thì mới ý thức đến ‘tất cả chúng sanh vốn đã thành Phật’, hiểu rõ triệt để ‘hữu tình và vô tình đều tròn đầy chủng trí’. Nói tóm lại hư không pháp giới và mình đều là một thể, hiểu như vậy mới thực sự sanh tâm từ bi.

a. Hư không pháp giới và mình cùng một thể

Từ kinh Hoa Nghiêm chúng ta nhận được rất nhiều khải thị (gợi ý) cho sự tu học Phật pháp.  Hội kinh Hoa Nghiêm là do đức Thế Tôn thuyết giảng ở Bồ Ðề Ðạo Tràng trong [lúc nhập] định, đại chúng tham dự hội kinh này đều là Pháp Thân Ðại Sĩ.  Họ thuộc rất nhiều chủng tộc, rất nhiều đoàn thể khác nhau trong khắp hư không pháp giới, số nhiều vô lượng vô biên.  Từ điểm này có thể biết pháp hội Hoa Nghiêm trên thực tế là một hội bao gồm tận hư không trọn khắp pháp giới.  Hội Hoa Nghiêm như vậy, những hội giảng kinh khác không phải như vậy sao?  Nếu suy nghĩ sâu thêm, việc này cho chúng ta biết tận hư không trọn khắp pháp giới đều là một thể.  Ðến lúc thành Phật thì mới ý thức đến ‘tất cả chúng sanh vốn đã thành Phật’, hiểu rõ triệt để ‘hữu tình và vô tình đều tròn đầy chủng trí’.  Nói tóm lại hư không pháp giới và mình đều là một thể, hiểu như vậy mới thực sự sanh tâm từ bi.

Nhà Phật thường nói: ‘Vô duyên đại từ, đồng thể đại bi’.  Chư Phật Như Lai đã giác ngộ rồi, các Ngài đã ngộ việc này; phàm phu vẫn còn mê, mê cũng là mê việc này.  Nhưng trong chân tướng sự thật không có mê và ngộ, mê và ngộ là ở tại người.  Người giác ngộ thì gọi là Phật, Bồ Tát, người mê hoặc thì gọi là phàm phu.  Nhưng sự thọ dụng của mê và ngộ khác nhau, người mê không biết hư không pháp giới đều là mình, không biết hết thảy chúng sanh đều là mình cả, cho nên trong đó [trong mê] sanh khởi vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, tạo nên vô lượng vô biên nghiệp tội.

b.  Hết thảy các pháp từ tâm tưởng sanh

Nghiệp tội tức là những hành vi, việc làm trái ngược với chân tướng sự thật.  Những nghiệp đã tạo sẽ hiện ra tướng.  Tướng làm sao hiện ra?  Ðức Phật nói: ‘Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh’, muôn vàn xin mọi người đừng coi thường câu này.  Sự việc trong vũ trụ thiên biến vạn hóa, y báo, chánh báo trang nghiêm trong thập pháp giới, đây là đức Phật quy nạp xong nói cho chúng ta biết, trên thực tế thì pháp giới vô lượng vô biên.  Vô lượng vô biên pháp giới đều từ tâm tưởng sanh – trong tâm nghĩ tưởng gì thì sẽ hiện ra cái đó.  Vì vậy cho nên tưởng Phật thì sẽ hiện ra Phật; Ðại Thế Chí Bồ Tát dạy chúng ta:

‘Nhớ Phật niệm Phật, hiện giờ tương lai, nhất định thấy Phật’, đây nghĩa là tưởng Phật thành Phật.

Tưởng Phật thì Phật hiện, tưởng Bồ Tát thì Bồ Tát hiện, tưởng gì thì hiện cái đó, việc này là sự thật.  Thí dụ chúng ta nghĩ tưởng đến một việc xứng tâm vừa ý thì sẽ sanh tâm hoan hỷ, niềm vui này liền hiện lên gương mặt mình; nghĩ tưởng đến một việc không vừa ý thì sẽ nhăn nhó mặt mày, nét âu sầu sẽ hiện rõ trên gương mặt, lập tức liền thay đổi.  Quan sát việc nhỏ này mới biết lời dạy của đức Phật vô cùng chính xác.

Thế nên chư Phật Như Lai khuyên chúng ta tưởng Phật, nhớ Phật, niệm Phật, buông xuống hết tất cả những tư tưởng khác.  [Pháp môn] niệm Phật vãng sanh bất thoái thành Phật trong Tịnh Tông được xây dựng trên cơ sở và lý luận này.  Từ xưa đến nay những người noi theo phương pháp này tu hành chứng quả rất nhiều, những người này đều làm gương tốt cho chúng ta noi theo.  Nếu dùng cách nói thông thường của các tôn giáo, những người này là những chứng cớ rõ rệt và những tấm gương cụ thể cho chúng ta.  Trong ba thứ chuyển pháp luân của Phật pháp, việc này gọi là ‘tác chứng chuyển’ (chuyển pháp luân bằng cách làm chứng), họ hiện thân thuyết pháp làm chứng minh cho chúng ta, nói rõ đây là sự thật.

c. Chuyện vãng sanh.

Mấy năm trước chuyện mẹ của ông Tước Sĩ (Huân tước) Hà Ðông vãng sanh ở Hương Cảng đã làm nhiều người cảm động, và đã củng cố cơ sở cho hội Phật giáo Hương Cảng.  Cả nhà của cụ đều là tín đồ Thiên Chúa Giáo thuần thành, chỉ có cụ là người tin Phật, niệm Phật.  Tuy vậy nhưng nhà này vô cùng phóng khoáng (không câu nệ), đích thật là tự do tín ngưỡng, đối xử hòa thuận với nhau, tôn trọng lẫn nhau, đây là một việc rất đáng quý.  Thế nên không gây trở ngại cho tự do của người khác mới là tự do thật sự.  Gây trở ngại cho người khác, xâm phạm người khác là không hiểu được [như thế nào mới là] tự do; đây là cảm tình, là trí huệ.

Cùng một lý lẽ, ngày nay chúng ta sinh sống trên quả địa cầu này, có rất nhiều dân tộc khác nhau, văn hóa khác nhau, tư tưởng khác nhau, tín ngưỡng tôn giáo khác nhau, mọi người đều không thể hòa thuận, công kích hủy báng lẫn nhau, thậm chí dẫn đến chiến tranh tôn giáo, đây cũng là vì không hiểu rõ ý nghĩa chân chánh của tự do.  Nguyên nhân họ không hiểu rốt cuộc cũng là vấn đề của giáo dục, đặc biệt là giáo dục luân lý đạo đức.

Gia đình ông tước sĩ Hà Ðông là tấm gương tốt cho chúng ta, mở rộng ra thì cũng là tấm gương cho cả thế giới.  Bất luận chúng ta tín ngưỡng tôn giáo nào thì nhất định phải tôn trọng những tôn giáo khác.  Trong nhà Phật bất luận tu học theo môn phái nào, nhất định cũng phải tôn trọng môn phái khác; như vậy mới hiểu tự do một cách đúng đắn, mới thiệt có trí huệ.

Lúc vãng sanh cụ Hà Ðông nói với con trai và dâu: ‘Cả đời má không đòi hỏi các con việc gì hết, bây giờ trước lúc vãng sanh, má yêu cầu các con niệm vài câu Phật hiệu tiễn đưa má vãng sanh’.  Lúc vãng sanh, cụ thật sự mở một buổi họp vãng sanh, mời tất cả thân bằng quyến thuộc đến dự, sau khi cụ dặn dò xong xuôi, cụ vãng sanh một cách êm đềm, an lành giữa tiếng niệm Phật của mọi người.  Cả nhà chứng kiến tận mắt bà cụ niệm Phật vãng sanh nên sau này cả nhà đều niệm Phật hết.  Cách bà cụ này độ chúng sanh quá đặc biệt, vô cùng cao minh, dùng lời nói thì không ai nghe nên cụ biểu diễn cho họ coi, cuối cùng có thể độ hết cả nhà.

Việc cụ vãng sanh là một sự biểu diễn vô cùng ngoạn mục, phải có trí huệ sâu rộng mới làm được.  Trên thế gian này chuyện gì cũng có thể gạt người, có thể giả mạo, chỉ có chuyện này không thể nào giả mạo được.  Lúc tôi còn học ở Ðài Trung, lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam thường dùng chuyện này khích lệ chúng tôi, dạy chúng tôi, Tây phương Cực Lạc thế giới có thật, người niệm Phật đích thật là có thể vãng sanh.

d. Làm thế nào tự tại vãng sanh

Nửa thế kỷ trở lại đây tuy chúng ta không thể đích thân nhìn thấy người ta vãng sanh nhưng những chuyện nghe đến thật không ít.  Tại sao người ta có thể tự tại vãng sanh?  Ðây là việc mọi người đều muốn biết.  Ðặc biệt là những người đang sinh sống trong thời đại nhiều tai họa, tự tại vãng sanh đối với chúng ta vô cùng quan trọng, thiệt là một việc quan trọng nhất trong đời người.  Thiệt ra chỉ cần noi theo kinh luận, tu học đúng như lý như pháp, thì có thể làm được.  Ðặc biệt là kinh Vô Lượng Thọ, cổ đức nói kinh Vô Lượng Thọ là kinh số một của Tịnh Tông, vì kinh Vô Lượng Thọ giới thiệu hoàn cảnh ở Tây phương Cực Lạc thế giới đầy đủ nhất, giải thích phương pháp tu học tường tận nhất, nói quả báo sau khi vãng sanh viên mãn nhất.  Nếu chúng ta chân chánh muốn tự tại vãng sanh, tu học từ ba tháng đến sáu tháng sẽ có thể thành công.  Cho nên pháp môn này rất thù thắng, được hết thảy chư Phật tán thán, tuyên dương.

Thiện Ðạo đại sư nói những gì đức Phật dạy thì chúng ta phải làm được hoàn toàn, những gì đức Phật dạy chúng ta không nên làm thì tuyệt đối đừng làm.  Nếu thiệt có thể hết lòng làm theo những lời dạy trong kinh Vô Lượng Thọ, làm hằng ngày, một ngày cũng không vi phạm, những công đức này tích lũy trong ba tháng thì bạn sẽ là thượng thiện nhân, sẽ nắm chắc sự vãng sanh tự tại.  Nếu có thể làm hết sáu tháng thì càng chắc chắn hơn.  Cứ tiếp tục làm như vậy, bạn muốn chừng nào vãng sanh thì lúc đó vãng sanh, đứng vãng sanh, ngồi vãng sanh, tự tại tùy theo ý muốn.  Ðây là một việc [quan trọng] hạng nhất trong đời người!

Có một số người vãng sanh không được tự tại, lúc lâm chung còn bị bịnh khổ, nguyên nhân là vì những gì đức Phật dạy, họ đều không thể làm hết hoàn toàn; những gì đức Phật dạy không được làm thì họ vi phạm không ít, đây là nghiệp chướng.  Nhưng nhờ đời trước hay đời này cũng còn chút thiện căn, lúc lâm chung gặp được bạn tốt nhắc nhở, trợ niệm, thì cũng có thể vãng sanh.

Người ta sống trên đời này mấy chục năm ngắn ngủi, lúc đến mang hai bàn tay không thì ra đi cũng mang theo hai bàn tay trắng.  Cổ đức nói: ‘Muôn thứ không đem được, chỉ có nghiệp theo thân’[39].  Tất cả mọi vật trên thế gian này không có một vật gì có thể đem theo, những gì có thể đem theo được chỉ là những nghiệp mà mình đã tạo ra, việc này rất đáng sợ!  Tôi đọc đến việc này rởn da gà, có nhiều người đọc đến nhưng không hề gì, như vậy đúng là nội tâm đã chai đá hết trơn rồi.  Nếu thiệt có tri giác, đọc đến thiệt rất sợ thì làm sao dám tạo nghiệp?

Chư Phật, Bồ Tát từ bi, có lòng thương yêu chân thành, chúng ta không biết thân cận [học hỏi] mà còn xa lìa họ, đi kết bạn với những bạn xấu trong thế gian, đó là sai lầm quá đỗi!  Bạn xấu tức là những người tạo ngũ nghịch thập ác, không chịu nghe lời dạy của thánh hiền, không y giáo phụng hành.  Ðây là một sự mất mát to lớn đối với đời sống tu học của chúng ta, chúng ta phải nhận thức rõ ràng.

Nhất định phải hết lòng nỗ lực tu học, nắm chắc sanh mạng ngắn ngủi nhưng quý báu trong đời này, hoàn thành nhân duyên hiếm hoi từ vô lượng kiếp đến nay.  Niệm Phật thành Phật, đây là một chuyện lớn, người như vậy mới đáng gọi là người có chí khí, nếu nói theo nhà Phật thì thiệt đúng là đại anh hùng, đại trượng phu.  Hy vọng chúng ta cùng nhau gắng sức, khuyến khích lẫn nhau, ngay trong đời này làm cho xong công việc to lớn này, không uổng phí cuộc đời.

________________

[39] (Vạn ban tương bất khứ, duy hữu nghiệp tùy thân)
Trích từ: Học Vi Nhân Sư Hành Vi Thế Phạm
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Luận Niệm Phật
Pháp Sư Đàm Hư

Phương Pháp Niệm Phật
Hòa Thượng Thích Tịnh Không

Giải Thích Nghĩa Niệm Phật Tiêu Tội
Đại Sư Linh Phong Ngẫu Ích Trí Húc

Niệm Phật Phá Vọng
Đại Sư Linh Phong Ngẫu Ích Trí Húc