Trong mối quan hệ vợ chồng hay mối quan hệ giữa các thành viên trong xã hội dân chủ, ta cần phải làm sao để hiểu rõ quan điểm của đối phương? Là một nhà lãnh đạo, bạn cần có phẩm chất riêng gì về giao tiếp?
Ai ai cũng có thói quen cho rằng mình làm cái gì cũng đúng, luôn bảo vệ chính kiến của mình, đây cũng chính là điểm tương đồng của chúng sinh.
Chúng ta phải công nhận rằng mọi chúng sinh đều có tướng mạo và tâm tướng khác nhau, không chỉ khác nhau về vẻ bề ngoài mà cả kiểu cách suy nghĩ, tư tưởng, quan điểm cũng bất đồng. Tôi thường đứng trên lập trường “vô ngã” mà đối nhân xử thế và giải quyết công việc, vô ngã không có nghĩa là buông thả bản thân, mà đó là sự bao dung đối với người khác; nó hoàn toàn không phải là sự bao dung dựa trên quan điểm lấy mình làm trung tâm, mà đó là sự bao dung dựa trên quan điểm của tất cả mọi người, và chuyển biến thành vô ngã. Nói cách khác, vô ngã là sự cho phép tồn tại của bất cứ quan điểm hay hiện tượng nào, đồng thời hiểu rõ được rằng bất cứ quan điểm cũ kĩ nào cũng có thể thay đổi được, hay bất cứ hiện tượng mới nào cũng có thể xảy ra, cũng giống như từng con sóng thường xuyên không ngừng xô nhau trên dòng Trường Giang. Những chân lý được nhận định trước kia rất có thể sẽ được thay thế bằng chân lý mới của ngày hôm nay; một định luật mới ra đời cũng có thể được thay thế bằng một định luật khác trong tương lai.
Bánh xe thời đại không ngừng luân chuyển về phía trước, bất cứ quan điểm nào suy cho cùng cũng sẽ bị thay thế bởi một quan điểm mới khác, hay bất cứ quan điểm nào xuất hiện ắt có nguyên do và hiệu dụng của nó, nhưng sẽ có một ngày nó sẽ bị quên lãng tiếp tục cho đến khi xuất hiện cái mới. Ví như Đồng Chính với diễn xuất nhập thân xuất thần khi ra mắt trên sân khấu, sau khi anh lùi sau cánh gà thì hàng loạt diễn viên khác cũng lần lượt xuất hiện, và sự thực là không có vai diễn nhất định nào hoàn toàn thuộc trên sân khấu hay dưới sân khấu.
Mà vai diễn đó đan xen nhau khi thì ở trên lúc thì ở dưới sân diễn, biến hóa khôn lường, cũng chẳng thể có cái gì là tồn tại độc lập vĩnh cửu mãi, chỉ có sự li hợp của duyên số mà thôi, đây chính là cái Vô ngã mà chúng ta đang đề cập tới.
Nguyên tắc phân biệt thị phi Tất cả những gì mà một chỉnh thể bao dung trong đó thường được gọi là Đại ngã hay tập thể, nó không tồn tại một cách thường xuyên hay mãi mãi. Gác lại cái tôi tự ngã, không có cái tôi tiểu ngã, cũng không có cái tôi đại ngã, đó mới là vô ngã. Nhưng cái gọi là đại ngã trong một chỉnh thể là một phần của quá trình hình thành lên cái vô ngã, ví như sự công nhận thị phi đúng sai trong mối quan hệ vợ chồng. Giữ gìn bảo vệ gia đình là nguyên tắc lớn của một chỉnh thể, đó cũng chính là nguyên tắc “đúng chung, sai chung” mà ta đang bàn đến. Một khi tính hoàn chỉnh thống nhất của một gia đình bị xâm hại, thì đó chính là những điều thị phi mang tính chất cá nhân riêng tư; bên nào cũng cho là mình đúng, tranh cãi không ngừng, nếu như vậy thì không còn biện pháp nào bảo vệ hạnh phúc gia đình đó nữa rồi. Muốn cứu vãn nguy cơ tan rã đó chỉ còn cách dựa vào sự thỏa hiệp và giao tiếp chân thành của hai bên. Khi bạn thấy ý kiến của mình đưa ra là tốt nhất, thích hợp nhất nhưng không được nửa kia đồng ý thì nên lùi lại đợi cơ hội lần sau. Việc áp dụng cấp thứ nhất trong nguyên tắc “đúng chung, sai chung” cũng là một trong những con đường giải quyết vấn đề. Tập thể có nguyên tắc “đúng chung, sai chung” riêng của tập thể, công ty có nguyên tắc “đúng chung, sai chung” riêng của công ty, quốc gia có nguyên tắc “đúng chung, sai chung” riêng của quốc gia, thậm chí thế giới cũng có nguyên tắc “đúng chung, sai chung” của toàn thế giới.
Người có thể bao dung những kẻ bình thường mới có thể trở thành vị lãnh đạo của ngày hôm nay hoặc trong tương lai một cách vững vàng, bền bỉ. Nếu không chỉ một phút đắc chí sẽ giống như ngôi sao Chổi trên bầu trời kia, tỏa sáng hào quang muôn trượng nhưng sẽ biến mất dần vào không gian.