Thích Thọ Tâm tự Chuyên Tây, họ Mao, người ở Phương Thành tại Triết Đông. Từ khi mới sanh ra, sư chỉ ăn uống thức thanh đạm, không dùng sữa và thịt cá. Lớn lên, nhàm chán cảnh trần lao, lập chí tu hành lìa thế tục. Năm mười tám tuổi, sư vào chùa Tiểu Linh Sơn ở Thành Tây, nương theo Giới Am pháp sư xuống tóc xuất gia.
Lúc sắp thọ c ụ túc, ngài Giới Am đau nặng, Thọ Tâm nghĩ: "Sự hoằng dương Phật p háp phải nhờ những bậc tôn túc như thầy mình. Tự xét bản thân mong manh tợ sương mai, mạng này đâu có chi đáng tiếc!". Do đó sư nấu nước thơm tắm gội, đến trước Tam Bảo đốt hương khấn nguyện, rồi trở về phòng mình tự mổ bụng, muốn cắt lá gan hòa với thuốc để trị bịnh cho thầy. Đâu hay vừa mới đưa dao rọc nhẹ vào bụng, bỗng đau đớn xây xẩm té xuống đất. Giây lát sư hồi tỉnh, bò lại giường thì phương đông trời đã rực sáng. Đại chúng phát giác, cùng nhau lo buộc thuốc băng bó cho sư. Ngài Giới Am hay biết chuyện đó, vời Thọ Tâm đến an ủi rằng:
Lòng hiếu từ của con tuy mạnh mẽ, nhưng trọn không phải là chánh hạnh của người tu. Huống nữa ta tự biết thời tiết nhân duyên, đã rõ sanh vốn vô sanh, thì có chi là diệt? Việc của con làm hoàn toàn do vọng tưởng, nhưng ta nghĩ thương một niệm hiếu thành, nên tạm lưu lại ít lâu!”.
Quả nhiên sau khi sư thọ c ụ túc trở về vừa độ một tháng, thì ngài Giới Am liền quy tịch. Thọ Tâm thiên tánh hiếu thuận, thương khóc quá phần, lo việc tẩn liệm chôn cất, mỗi mỗi đều chu đáo.
Không bao lâu, sư đem việc chùa giao phó cho pháp đệ là Liên Đường, còn mình thì đi các nơi tham học. Sư nghiêm giữ giới luật, tu hạnh đầu đà, chân trần lộ đảnh, mùa đông tiết hạ chỉ một manh áo, thường chuyên lo niệm Phật. Mọi người thấy thế đều xưng gọi là Xích Cước đại sư. Mùa thu năm Tân Tỵ trong niên hiệu Quang Chữ, Thọ Tâm trở về chùa Tiểu Linh Sơn. Lúc ấy nắng hạn đã lâu, những làng quanh vùng đều lập đàn đảo võ. Quan huyện là Tôn công lòng lo như đốt, ngày đêm khẩn cầu mà chưa thấy ứng nghiệm. Thọ Tâm động lòng thương xót, đi thẳng đến ra mắt Tôn công, an ủi khuyên chớ quá lo, việc cầu mưa để tự mình lãnh trách nhiệm. Hôm sau là ngày Nhâm Tý, sư ôm bát đến vực suối cạn lấy được một vật hình như cái Thủ cung. Đến ngày Ất Mão, Thọ Tâm lập đàn trì chú, lễ bái sáu thời. Sang giờ Dần ngày Bính Thìn, trời xuống cơn mưa nhưng giây phút lại tạnh. T ôn công sai các thân hào do ông Lý Tiêu Nham hướng dẫn, đến xin cầu đảo thêm. Sư bảo:
Các vị chớ lo, ngày mai sẽ có mưa lớn!
Đêm ấy Thọ Tâm chí thành trì chú cầu nguyện, đảnh lễ tới sáng. Quả nhiên vào giờ Ngọ ngày Đinh Tỵ, mưa đổ xuống như trút dẫn đến chiều tối, ruộng nương đều đầy dẫy nước. Dân chúng trong vùng vui mừng hớn hở. Tôn công xuất lãnh hàng thân hào lên núi tạ ơn. Quan huyện giữ lễ đệ tử, tự tay viết bốn chữ lớn "Bát Long Giáng Trạch" để kỷ niệm. Sư vẫn an tĩnh điềm nhiên, không lộ vẻ chi khác. Tôn công than rằng:
Nay mới biết t ăng đức uyên thâm, không thể nghĩ bàn được!
Mùa thu năm Nhâm Ngọ, Thọ Tâm đóng cửa thất tạ tuyệt các duyên, mỗi ngày trì chú Đại Bi một trăm lẻ tám biến, niệm Phật mười muôn câu. Ngoài ra còn tụng danh hiệu Quán âm, Thế Chí một ngàn lần, lễ hồng danh đức Thích Tôn và Tây Phương Tam Thánh, mỗi vị đều ba mươi lạy. Trong thất sư có nuôi một con chó và mèo, mỗi ngày đều vì chúng quy y chú nguyện. Do đó nên mèo không bắt chuột, chó chẳng ăn đồ dơ. Sau ba năm, vào ngày mười chín tháng chín, sư ra thất. Đến đầu tháng mười một, Thọ Tâm nhiễm bệnh kiết lỵ nhẹ vài ngày rồi lành. Nhưng từ đó thân thể lần suy yếu, chư t ăng thay phiên hầu hạ, sư không cho, bảo:
Phận xuất gia, mỗi người đều có công khóa tu hành, đừng nên để lầm lỡ nhau. Nếu quả đến thời, sẽ cho người kêu gọi!
Chiều tối ngày hai mươi sáu, Thọ Tâm vời các đồ chúng đến gần giường dạy rằng:
Đêm nay ta sẽ về Tây Phương, nên mau nấu nước thơm đem đến!
Sau khi cạo tóc, tắm gội và thay y phục xong, sư ngồi kiết già cử bài tán Phật, bảo chúng hòa theo. Lúc niệm Phật độ hơn trăm câu, tiếng sư thấp nhỏ lần, đầu hơi cúi xuống.
Bỗng lại ngước đầu lên ngay thẳng, nói:
Ta đi đây! Đại chúng nên trân trọng!
Rồi cao tiếng niệm Phật một câu mà viên tịch. Đêm ấy hai con thú chó và mèo nuôi trong thất, cũng đồng ngồi thoát hóa. Mọi người đều bảo nó vãng sanh theo sư.
Bấy giờ nhằm năm Ất Dậu, niên hiệu Quang Chữ.