Ba Quy Y
Cư Sĩ Huỳnh Lão | Sa Môn Thích Viên Giáo, Việt Dịch


Phật, Pháp, Tăng là tam bảo (ba ngôi báu) trong cửa Phật. Quy y tam bảo tức là quy y Phật, quy y Pháp và quy y Tăng. Quy là ý quay về, y là ý nương nhờ.

Phật, là nói tắt của chữ “Phật đà” của Ấn Độ ngữ, Trung Quốc dịch thành là Giác, tức là người chứng ngộ chân lý. Hàm chứa ý tự mình giác ngộ và lợi ích cho người khác, cả hai việc ấy viên mãn đầy đủ.

Pháp, Ấn độ gọi là “Đạt ma”, nói theo nghĩa hẹp, tức là ý chân lý, nghĩa rộng là ý tất cả sự vật tồn tại. Tổng quát là Đức Phật nói bày giáo pháp chơn nghĩa của toàn thể vũ trụ.

Tăng, là tiếng nói tắt chữ “Tăng già” của Ấn Độ, là đoàn thể có hành vi đạo đức đầy đủ.

Nương Phật làm thầy, nhân vì Ngài hay dạy rõ cho chúng ta chân lý tuyệt đối chính xác không lầm, mà dẫn dắt chúng ta tiến vào cõi cảnh không có phiền não. Cho nên quy y Phật, có thể khiến chúng ta giác mà không mê, nên người học Phật lấy Phật làm bổn sư quy y, mà bỏ ngoại đạo.

Nương Pháp làm thuốc, nhân vì Pháp (chân lý) có công dụng hiệu quả bỏ trừ được phiền não, khiến chúng ta Chánh mà chẳng Tà, đều gọi là chúng sinh chuyển mê khai ngộ, lìa khổ được vui, không nương nơi tà pháp của ngoại đạo.

Nương Tăng làm bạn, nhân vị họ có thể đem chánh pháp sắp truyền bá mà truyền trao cho chúng ta, khiến chúng ta lìa khổ được vui, nên người học Phật quy y Tăng, có thể khiến cho chúng ta tịnh mà không nhiễm. Đây chính là chánh tín mà vào chánh giác, không nương nơi đồ chúng ngoại đạo.

Bao quát mà nói, tức là tam bảo Phật, Pháp, Tăng hay khiến cho chúng sinh xa lìa biển khổ sinh tử, được Niết bàn (giải thoát), cho nên nói là chỗ của chúng sinh rốt cuộc phải quy y.

Người ban đầu học Phật, tín tâm chưa kiên cố, lực lượng chưa sung túc, nên cần phải quy y tam bảo, được sự giúp đỡ, mới thành tựu đạo nghiệp, song thì sau cùng đệ tử ắt cần phải nương nơi sức chính mình, mới có thể thành Phật; đây là chỗ không đồng nhất giữa Phật giáo và các tôn giáo khác. Phật Đà (Thích Ca Mâu Ni) trong lúc nói pháp, đều dạy răn thẳng cho đệ tử cần phải “tự y”, “pháp y” và “bất dị y”; tức là nương cậy tự lực, nương chánh pháp để tu học và không nương nhờ ở các lực lượng khác. Cho nên nghĩa sâu xa sau cùng của quy y tam bảo tức là quay về chính mình, tự tâm vốn có Phật, tự mình có thể thành Phật, tâm mình ngay nơi thể, tức là đầy đủ chánh pháp (chân lý); tự mình nương nơi pháp tu học, tự thân và Tăng già “nhất thể”. Như thế tam bảo Phật, Pháp, Tăng đều là không lìa tự thân, tức là chính thân tâm mình tam bảo có thể hiển hiện. Nhìn từ bên ngoài, quy y là sự dẫn dắt tha lực “tín nguyện”. Nhưng nhìn sâu, đây chỉ là “tăng thượng duyên” (điều kiện giúp đỡ tiến bộ). Trên thực tế, dốc sức chính mình, thực hiện lý tưởng, đây mới là ý nghĩa chân thật của vấn đề quy y tam bảo.

Cửa Phật giáo đều hướng đến chỗ có nhân loại mà mở bày. Phàm là người đối với Phật Pháp có hứng thú vả muốn học tập, không luận: sang, hèn, già, trẻ, nam, nữ, đều biểu hiện sự chào đón, vả lại nhất luật bình đẳng, không có phân biệt giai cấp, nhưng có chỗ trước sau thứ lớp tôn kính. Đây là đứng trên nguyên tắc tu hành thềm bậc thứ lớp mà nói, tức là người tu hành chứng ngộ quả vị thấp cần phải tôn kính người có quả vị cao, vả có nghĩa vụ tiếp thu sự chỉ dẫn, chỉ có thứ tự trước sau như đây, hoàn toàn không có bất kỳ sự phân chia đẳng cấp trên dưới nào, hoàn toàn phát huy cái nhìn bình đẳng của nhân tính.

Mục đích của học Phật, tuy nhiên là ở chỗ siêu phàm nhập thánh giống nhau, nhưng nhân vì phương pháp nghiên cứu và tu hành không đồng mà phân thành rất nhiều phương pháp tu hành. Tịnh độ tông (pháp môn trì danh niệm Phật) là một phương pháp trong đó.

Tam quy y tổng kết mà nói: quy y Phật tức là “giác ngộ không mê”, quy y Pháp tức là “chánh mà không tà”, quy y Tăng tức là “tịnh mà không nhiễm”.

Đức Phật dạy chúng ta cần phải từng thời khắc quán tưởng đến: Giác Chánh Tịnh; cần dùng Giác Chánh Tịnh mà tu tư tưởng, kiến giải, lời nói, việc làm của chính chúng ta, đây gọi là “tam quy y”, là quy y chân chính, Giác Chánh Tịnh, ba nguyên tắc này tức là quy y “Tam bảo”.