Home > Nhân Qủa Nghiệp Báo
Người Không Tai, Mắt, Mũi, Lưỡi
Hòa Thượng Thích Minh Châu


Lúc bấy giờ Ðức Thế Tôn đang trú tại nước Xá Vệ, Tịnh xá Kỳ Ðà diễn giảng đạo lý cho chúng Tỳ Kheo.

Có một gia đình trưởng giả, sinh được năm người con, nhưng toàn là con gái, chẳng có thằng con trai nào hết. Trong lúc bà đang mang thai người con thứ sáu thì chẳng may ông trưởng giả chết.

Theo luật nước nếu sau khi người cha chết rồi mà gia đình ấy không có con trai để thừa hưởng gia tài, thì của cải đó được sung công vào kho nhà nước.

Sau khi ông trưởng giả qua đời, thì chính quyền địa phương đến lập thủ tục giấy tờ tịch thu tài sản, sung công quỹ. Nhưng người con gái lớn không cho và đến tâu vua:

Tâu bệ hạ, cha con mới mất, gia đình con hiển nhiên hiện giờ là không có con trai rồi, nhìn mẹ con còn đang mang một người con trong bụng, biết đâu sau này là con trai thì sao. Vậy mong ơn Vua xin hẹn lại một thời gian, say khi mẹ con đủ ngày, đầy tháng, chừng ấy quả thiệt là chẳng muộn. Vua nghĩ có lý bèn nói:

Con nói có lý, ta sẽ cho quan địa phương dừng lại.

Chăng bao lâu, bà trưởng giả hạ sanh một cậu con trai, nhưng tiếc thay chẳng có tai mắt mũi lưỡi gì cả, chỉ có hình dáng như người con trai nên gọi là con trai mà thôi, bèn đặt tên là Man Từ Tỳ Lê.

Dù chẳng đầy đủ bộ phận con người, nhưng cũng là trai, nên tài sản đó không bị nhà nước tịch thu làm của công.

Tuy được một người em trai, nhưng người chị chẳng hài lòng tí nào cả, mặc dù tài sản vẫn còn nguyên, vì đứa em trai chẳng giống vật chỉ mà cũng mang dành hưởng trọn một gia tài đồ sộ, cô chán nản cho thân gái bèn bỏ nhà ra đi làm kẻ hầu hạ cho người: Khi nấu ăn, khi dâng nước, chẳng khác như đứa tớ gái.

Gần đó có một nhà trưởng giả, ông thấy vậy bèn Hỏi:

Nhà con giàu có, đâu phải nghèo hèn gì, tại sao không ở nhà mà thụ hưởng, tiêu xài mà phải ra thân tôi tớ cực nhọc vậy?

Thưa ông, cha con vừa chết, của cải đầy kho đụn, mà chị em chúng con đều là con gái, nên của kia bị Vua thu làm công, nhưng may sao mẹ con vừa hạ sinh được một đứa con trai, nhưng nghiệt nỗi chẳng có tai mắt mũi lưỡi gì cả, nhờ vậy mà tài sản khỏi bị tịch thu. Em trai của con được trọn quyền sử dụng, nhìn thấy vậy mà buồn tủi cho phận gái vô duyên, chẳng bằng một người con trai mà chẳng ra người nên thân con mới ra nông nỗi này. Buồn làm gì vô ích, con muốn thoát khỏi thân gái bây giờ hãy tạo nhân lành, làm phước để kiếp sau sanh làm con trai khôi ngô tuấn tú, vậy giờ con hãy đi với ta đến chỗ Phật.

Hai ông cháu cùng đi đến yết kiến Thế Tôn.

Kính bạch Thế Tôn, Man Từ Tỳ Lê được phước duyên gì mà sinh vào nhà giàu sang, phú quý, nhưng bạch Thế Tôn, bị tội gì mà sinh làm thân người mà chẳng đủ lục căn, xin Thế Tôn chỉ dạy.

Lành thay, trưởng giả, về đời quá khứ có hai anh em sanh vào một gia đình giàu có, người anh tên là Ðàn Nhã Thế Chất người em tên là Thi La Thế Chất.

Người anh nết na thuần hậu, trung chánh và hay bố thí, giúp đỡ kẻ nghèo cùng, bởi vậy nên được mọi người trong nước kính nể, tôn trọng, về sau được Vua chọn vào triều giữ chức bình sự, để sử lý việc kiện tụng của dân. Theo luật bấy giờ, những người vay nợ, chẳng có giấy tờ bút mực gì cả, mà hai bên đều đến quan bình sự làm chứng cho là được.

Lúc ấy, nhà Thi La Thế Chất giàu sang cho vay tiền lãi. Hôm ấy, có người lái buôn đến vay ông một số tiền khá lớn để đi buôn. Ngày giao tiền cả hai cùng đến trước quan bình sự để làm chứng. Khi đi Thi La Thế Chất dắt theo hai đứa con trai nhỏ, nói với anh rằng:

Em chỉ có đứa con trai này, vậy sau này em có chết đi, thì món nợ người lái buôn mượn trả lại cho nó. Xin anh làm chứng cho.

Em đừng lo, không sao đâu, sau này ông ta sẽ trả lại cho cháu, miễn sao ông đi được tốt đẹp và trở về an toàn là hay.

Sau thời gian chẳng bao lâu, Thi La Thế Chất qua đời, để lại tài sản cho vợ và con, còn người lái buôn kia không may, khi thuyền ra biển bị trận bão đánh đắm tàu tất cả, ông bám vào khúc gỗ và gió thổi tạt vào bờ.

Người con trai của Thi La Thế Chất hay được tin ấy lấy làm thương tình, nên khi gặp lại người lái buôn cũng chẳng đòi nợ.

Thời gian sau có người lái buôn khác, cho mượn vốn và dẫn ông ta đi để đền bù lại chuyến thất bại trước. Rất may, chuyến này gặp tốt đẹp hoàn toàn, vàng bạc, châu báu chở đầy tàu. Thế là ông ta phát tài lớn. Ông mời họ hàng anh em vui say, thanh toán món nợ của người lái buôn cho mượn vừa rồi, nhưng còn món nợ của Thi La Thế Chất thì không trả. Ông nghĩ: “Chuyến trước mình về chẳng thấy đứa con trai ông đòi hỏi gì, có lẽ khi mình với cha nó giao ước mượn tiền thì nó còn nhỏ quá nên không nhớ, hoặc là thấy mình buôn bán lỗ lã nên không đòi, vậy mình thử cậu bé có còn nhớ hay không”. Hôm đó ông mặc áo đẹp, cưỡi ngựa đi chợ, gặp cậu con trai Thi La Thế Chất, cậu trai Hỏi:

Người lái buôn, bây giờ ông đã phát tài lớn rồi, vậy hãy trả lại số tiền mượn khi trước của cha tôi đi.

Ông ta giả đò vớ vẩn rồi Đáp:

Nào tôi có mượn tiền của cha cậu hồi nào đâu, hay là ai, cậu nhầm ư? Trở về nhà, ông ta liền lấy một viên ngọc đi ngay đến nhà quan bình sự, nhét viên ngọc vào tay vợ quan, thưa rằng:

Thưa bà quan lớn, khi trước tôi có vay của ông Thi La Thế Chất một số tiền nên bây giờ con ông theo đòi, mà hiện giờ gia đình tôi túng thiếu nên không trả nổi, vậy thằng con trai ấy đến kiện tụng, thì xin bà nói giúp giùm quan lớn để cho qua, tôi khỏi trả số nợ ấy.

Ôi! Quan lớn nhà tôi trung trực lắm anh ơi! Tôi không giám đâu. Nhưng ông ta theo năn nỉ mãi nên bà ta cũng động lòng, chấp nhận. Ðến tối, vợ đem câu chuyện ấy thuật lại cho chồng nghe, chồng gạt phắt đi và nói:

Bà chỉ làm việc rầy rà, bà có biết nó là cháu tôi, hơn nữa tôi là người thành thực liêm chính, nhà Vua tin dùng, giờ này bà biểu tôi làm điều càn dở hay sao, mai nó có đến, sai lính đuổi đầu nó ra.

Sáng ngày người lái buôn lại lóc ngóc đến, vợ quan lớn thấy liền nói rằng:

Không được ông ơi, tôi nói rồi nhưng chồng tôi không nghe, còn la tôi nữa. Thấy bất ổn người lái buôn lòi ra hai viên ngọc nữa và nói rằng:

Xin bà lớn giúp giùm cho một phen nếu giả như rằng con trai kia có kiện tụng và số tiền bồi thường ấy bà cũng đâu có dùng được. Bà cầm tất cả đi, xin bà thương cho trăm sự nhờ bà.

Nghe êm tai, và lòng tham nổi dậy bà hứa sẽ giúp.

Tối đến quan lớn làm việc về, cơm nước xong xuôi, vào phòng khách ngồi nghỉ, bà lẽo đẽo theo sau và nói với chồng:

Này mình, đó là việc nhỏ mọn mà, mình giúp tí thôi, có gì mà liêm chính quá.

Không có lý như vậy, tôi là người thiên hạ tin dùng, nếu tôi làm điều gian dối, ăn hối lộ thì đời nay không ai tin tôi, rồi đời sau đọa vào địa ngục để trả nợ, biết chừng nào cho xong. Bà hãy dẹp đi, đừng nói nữa.

Ðứng phắt dậy, ông bỏ vào phòng ngủ.

Lúc ấy đôi vợ chồng sinh được một mụn con trai chưa biết đi. Bà bèn lập mưu bế con vào phòng giận dỗi:

Tôi với mình kết duyên với nhau hai thân như một, gặp việc dù đến chết cũng chẳng thể rời nhau và cũng chẳng lúc nào trái ý, huống nữa đây là một việc chẳng đáng kể, trọn quyền nắm trong tay mình, vậy mà tôi đã hết lời năn nỉ mà mình chẳng chiều tôi một chút, vậy mà tôi sống làm gì cho bận lòng mình, tôi giết con trước rồi sau tự sát cho xong đời tủi hổ này.

Quan bình sự nghe vợ nói quyết liệt như vậy, như nhát búa bổ vào đầu, nghẹn vổ họng, thầm nghĩ: “Ta chỉ có một mụn con, nếu chết rồi thì ai nối dòng gia thất, còn nếu chiều theo bà vợ oan nghiệt này thì trái pháp luật, làm điều xằng bậy, đời này bị phỉ nhổ, rồi đời sau chịu quả báo khổ muôn kiếp. Thật là một việc nan giải, từ chối cũng không được mà nhận lời cũng chẳng yên”. Cuối cùng buộc lòng ông phải Đáp:

Thôi bà cứ yên tâm.

Thấy chồng chấp nhận bà vui mừng, sáng hôm sau gặp người lái buôn, bà hớn hở nói:

Mọi việc đều xong, quan lớn nhận lời rồi, ông khỏi lo.

Thật cám ơn bà muôn vạn, quý hóa quá, nhờ bà tận tình giúp đỡ. Sáng hôm sau người lái buôn thức dậy, mặc áo quần bảnh bao, đeo vòng vàng ngà ngọc, cưỡi ngựa đi vào chợ, cậu bé con trai Thi La Thế Chất thấy mình ông đeo vòng vàng, ngà ngọc thầm tưởng chắc ông ta mang đến trả nợ cho mình, nhưng một đỗi chẳng thấy ông nói gì hết và có vẻ làm lơ, cậu bèn chạy lại Hỏi:

Này người lái buôn, tiền nợ của cha tôi khi trước ông nên trả cho tôi đi chớ!

Ô kìa, cậu bé, ai vay nợ cha cậu hồi nào?

Ông quên rồi hả? Có quan bình sự làm chứng mà!

Tôi không biết, cậu có muốn cứ trình quan.

Vậy ông theo tôi.

Hai người bèn đi đến trước quan bình sự.

Hai người bèn đi đến trước quan bình sự.

Thưa bác, ông lái buôn nầy ngày trước có vay tiền của cha con để đi buôn và khi ấy bác làm chứng, lúc ấy cũng có con nữa. Vậy mà bây giờ con đòi, ông nói chẳng có vay mượn chi cả. Xin bác giải quyết dùm con.

Nầy cháu, bác có nghe nói gì đâu? Hay là cháu nhầm ai rồi! Thôi cháu nghe lời bác, hãy bỏ qua đi, đừng rầy rà nữa.

Không, chính bác đã quên chứ cháu không có nhầm đâu, hôm đó bác có đưa tay chỉ và nói với cha cháu rằng: “Ðược rồi không sao đâu, chú cứ yên lòng cho họ vay, miễn họ đi về được yên lành thì tốt”. Vậy mà bây giờ bác bảo là không thấy, không nghe, không chỉ, không nói gì.

Bác là người xử đoán công minh, luật pháp rõ ràng, lẽ nào bác lại ép cháu. Thôi cháu chớ có nhiều lời.

Thưa bác, bác là người liêm chính, trung thực nhà Vua cử làm Quan bình sự, ai ai cũng tin dùng bác, còn tôi, tôi là cháu ruột của bác mà bác xử ngược lý như vậy thì người ngoài ra sao nữa, bác sẽ ép họ đến mức nào. Nhưng riêng cháu, cháu cũng chẳng biết điều phải lẽ trái như thế nào, thôi thì, đời sau sẽ rõ.

Thuyết giảng đến đây, Ðức Thế Tôn nhắc lại:

Nầy Trưởng Giả, Quan bình sự thưở trước nay chính là Man Từ Lê Tử, chịu phải quả báo không tai mắt mũi lưỡi, bởi do một lời nói dối và giả bộ làm ngơ lúc đó, nhưng cũng vì hay giàu lòng bố thí nên được phước thọ sanh nhà giàu sang, phú quý và làm chủ một gia tài đồ sộ như thế.

Sự báo ứng thiện ác rõ ràng, hãy cẩn thận miệng lưỡi chớ nói càn mà mang họa.

GIỚI ÐỨC

Kiếp này nợ trả chưa xong

Làm chi thêm đỡ nợ chồng kiếp sau



Từ Ngữ Phật Học Trong: Người Không Tai, Mắt, Mũi, Lưỡi