Home > Nhân Qủa Nghiệp Báo
Giải Nghi
Hòa Thượng Thích Tuyên Hóa | Ban Phiên Dịch Vạn Phật Thánh Thành, Việt Dịch


Hỏi: Nhà Nho nói nhân và nhà Phật nói từ bi. Các từ ngữ này có quan hệ với nhau ra sao?

Ðáp: Nhân là lòng thương người, thương vật. Từ bi thì rộng nghĩa hơn; có lòng từ mẫn ngay với người không có duyên (affinity) với mình, đó là đại từ;đại bi. xem mọi người cùng một thể, đó là

Cho nên, từ bi bao hàm lòng nhân ở trong đó. Nhân còn gọi là "thiện chủng tử, " nghĩa là hạt giống lành không ngừng sanh trưởng trong trời đất. Nhân"Phật Giới chủng tử, " tức là hạt giống của Giới Luật nhà Phật. cũng được gọi là

Hỏi: Thừa là gì? Ðại Thừa và Tiểu Thừa khác nhau ra sao?

Ðáp: Thừa là chiếc xe dùng để chở người. "Ðại thừa" là chiếc xe lớn, chở được nhiều người; còn "tiểu thừa" là chiếc xe nhỏ, chở được ít người hơn.

Căn tánh của mỗi chúng sanh đều khác nhau, xu hướng đều bất đồng; do đó có kẻ thích "xe lớn, " có người thích "xe nhỏ." Kỳ thật, đều là một chiếc xe mà thôi; không nên ở nơi đây mà sanh tâm phân biệt.

Hỏi: Quả vị La Hán và Bồ tát khác nhau ra sao?

Ðáp: "La Hán" và "Bồ tát" đều là những tên gọi, bởi do trí huệ con người không giống nhau mà ra.

Bồ tát thì muốn làm lợi ích cho kẻ khác, còn La Hán thì chỉ tu trì cho riêng mình; song đó chẳng qua chỉ là một giai đoạn của con đường tu.

Khi bạn còn là phàm phu thì bạn không sao biết được cảnh giới của bậc La Hán. Nếu bạn cứ tính lui tính tới, đoán thế này thế nọ, thì chỉ phí thời gian. Bạn tưởng tượng cảnh giới của Bồ tát ra sao? Và cảnh giới của La Hán thì như thế nào? Bạn có tưởng tượng cách mấy cũng không thể nào đạt tới cảnh giới của họ được!

Giống như việc đi học vậy, chưa nhập học mà bạn cứ nghĩ: "Sau khi tựu trường tôi sẽ học môn gì? Lên Trung học tôi sẽ học những sách gì? Vào Ðại học tôi sẽ học ngành gì...?" Dù bạn tưởng tượng cách mấy, nếu không nỗ lực thì bạn sẽ chẳng bao giờ tốt nghiệp được! Bạn không cần phải lo nghĩ là sẽ học gì ở bậc Trung học hay Ðại học; mà chỉ việc đều đặn cắp sách đến trường, ngày ngày chăm chỉ, siêng năng học hành. Tới ngày tới giờ, bạn sẽ học đặng môn đó, ngành đó, và tự nhiên hiểu biết mọi chuyện. Còn bây giờ đoán mò thì chỉ lãng phí tinh thần, mà cũng là "ăn no không có việc gì làm!"

Hỏi: Có nhiều người cho rằng Phật Giáo là một tôn giáo "tiêu cực." Xin Hòa Thượng giải thích quan điểm này.

Ðáp: Nếu nói rằng Phật Giáo "tiêu cực, " thì đó là một quan điểm sai lầm!

Phật Giáo thật ra rất tích cực, song sự tích cực ấy không phải ai cũng có thể hiểu được. Như trong giai đoạn thế cuộc biến động, mê loạn, điên đảo, phân tán trong giai đoạn mà nhiều người suốt ngày cứ hoảng hốt, lo âu, đêm ngủ lại bất an, sợ hãi thì những người xuất gia tu theo đạo Phật vẫn an nhiên tu trì, như thường hành Ðạo, làm tròn bổn phận phải làm!

Hãy lấy sinh hoạt ở Vạn Phật Thánh Thành làm thí dụ: Căn cứ theo truyền thống Phật Giáo, mỗi ngày mọi người thức dậy từ ba giờ rưỡi sáng, bốn giờ sáng hành lễ Công Phu Khuya. Sau đó, mọi người dụng công tu hành cá nhân: lạy Phật, ngồi Thiền, tụng Kinh, hoặc lễ Sám... Bạn thử nghĩ xem, những người thức dậy thật sớm như vậy, tinh tấn, khổ hạnh tu hành như thế, mà là "tiêu cực" sao? Từ ba giờ rưỡi sáng đến mười giờ rưỡi tối không ai có thời gian nghỉ ngơi những người ấy, nếu không phiên dịch kinh điển thì cũng đến lớp để học tập, chẳng có người nào ngủ trưa cả. Ngày ngày họ tinh tấn, dũng mãnh hành trì như vậy, nhưng ít ai hay biết hoặc được chứng kiến, nên mới có kẻ cho rằng hành vi của người tu Ðạo là "tiêu cực!"

Hỏi: Thế nào là Tam Muội?

Ðáp: Tam Muội là tiếng Phạn samadhi, dịch sang tiếng Trung Hoa là Ðịnh chánh Ðịnh, chánh thọ. Chánh Ðịnh thì khác với tà định; chánh thọ thì không phải như tà thọ.

Có chánh Ðịnh thì mình luôn "như như bất động, liễu liễu thường minh, " lúc nào cũng sáng suốt, tỏ rõ.

Chánh thọ nghĩa là những điều mình tiếp thọ đều "chánh" cả, không phải do phan duyên mà có, cũng không phải do tham lam, hưởng thụ mà ra. Cái gì đáng được thọ nhận thì thọ nhận; cái gì không nên thọ nhận thì không thọ nhận.

Ðịnh có nghĩa là "bất động." Hễ bạn "động" thì không phải là "định, " yên tĩnh mới được "định." Sách Ðại Học có dạy:

Có định rồi mới tĩnh,
Có tĩnh rồi mới an,
Có an rồi mới (tư) lự,
Có (tư) lự rồi mới đắc (thành).

Ðó là học thuyết của Ðức Khổng Tử về Ðịnh, Tĩnh, An, Lự, Ðắc.

Ðịnh cũng có nghĩa là Tam Muội. Do đó, các bạn muốn học Phật Pháp, trước phải hiểu thế nào là Ðịnh.

Hỏi: Ông Tôn Trung Sơn (Tôn Dật Tiên, người sáng lập ra nền Dân Chủ của Trung Hoa), có nói: "Phật Giáo là đạo nhân từ cứu thế. Phật Giáo là mẹ của triết học. Nghiên cứu Phật học có thể bổ sung khiếm khuyết của khoa học." Vì sao ông Tôn Trung Sơn phát biểu như vậy?

Ðáp: Phật học là thứ khoa học chân chánh. Do đó mấy ngàn năm về trước, lúc khoa học chưa phát triển, Ðức Phật đã dạy:

"Phật quán một bát nước,
Thấy tám vạn bốn nghìn (vi) trùng.
Nếu không trì Chú này,
Như ăn thịt chúng sanh!"

Từ điểm này có thể biết được rằng lúc Ðức Phật tại thế, dù chưa có kính hiển vi, kính phóng đại, Ngài đã biết là có 84. vi trùng trong ly nước. Thế mà, mãi đến ngày nay sự thật ấy mới được chứng minh! Vậy mới biết trí huệ của con người và của Phật khác nhau quá xa!

Ông Tôn Trung Sơn nói rằng "Phật học có thể bổ sung khiếm khuyết của khoa học." Theo tôi nghĩ, Phật Học chẳng những có thể bổ sung chỗ khiếm khuyết của khoa học mà còn bao quát, gồm thâu cả khoa học; còn khoa học thì chẳng bao gồm được Phật học. Khoa học chỉ là một bộ phận của Phật Giáo. Bạn mở Tam Tạng Mười Hai Bộ Kinh ra thì sẽ thấy môn khoa học gì cũng nằm trong đó cả. Những việc mà khoa học hiện nay không hiểu thấu thì Kinh Hoa Nghiêm đã trình bày rõ ràng từ lâu rồi!

Hỏi: Trong Tâm Kinh có câu: "Sắc tức thị không, không tức thị sắc." Chữ sắc ở đây là ám chỉ sắc đẹp của phái nữ hay phái nam? Hay là ngụ ý gì khác ngoài sắc đẹp nam nữ? Xin Hòa Thượng khai thị cho.

Ðáp: Sắc đẹp của cả nam lẫn nữ đều được bao hàm trong chữ sắc ấy. Trong chân không thì có diệu hữu, trong diệu hữu thì có chân không. Bởi chân không mà chẳng "không" nên gọi là diệu hữu; diệu hữu mà chẳng "hữu" nên gọi là chân không!

"Sắc tức thị không" nghĩa là đừng hướng ra ngoài mà tìm cầu. Sự sung sướng vốn có sẵn nơi tự tánh của bạn, đâu cần phải bám víu vào sắc tướng bên ngoài? Bởi nơi cái "không" cũng có sự an lạc chân chánh, do đó, "sắc" cũng là "không, " mà "không" cũng là "sắc" vậy!