Skip Navigation LinksHome > Pháp Bảo > Khai Thị Phật Học > Triet-Luu-Dai-Su-Khai-Thi-Niem-Phat

Triệt Lưu Đại Sư Khai Thị Niệm Phật
| Dịch Giả :Hòa Thượng Thích Thiền Tâm

* Đại Sư nói:

– Phép trì danh quý ở một lòng không loạn, không xen tạp, chẳng phải niệm mau niệm nhiều là hơn. Chỉ nên trì niệm nhặt niệm nối nhau, không mau không chậm, khiến cho hiệu Phật rành rẽ rõ ràng nơi tâm. Khi ăn cơm mặc áo, đi đứng nằm ngồi, giữ một câu hồng danh nối liền chẳng dứt cũng như hơi thở, không tán loạn, cũng không hôn trầm. Trì danh như thế có thể gọi là một lòng tinh tấn trên phận sự vậy.

* Người tu tịnh nghiệp đời nay, trọn ngày niệm Phật, sám hối, phát nguyện, mà cõi Tây Phương vẫn xa, sự vãng sanh không đảm bảo ra sao? Ấy cũng bởi bề ngoài tuy lễ niệm, phát nguyện, mà trong tâm dây tình còn buộc chặt, gốc ái còn bám sâu đó! Vậy phải xem sự tình ái cõi Ta Bà là vô thường, giả dối, đồng như nhai sáp, dù ở trong cảnh huỡn, gấp, động, tịnh, vui, khổ, lo, mừng, cũng giữ chắc một câu hiệu Phật như dựa vào núi Tu Di, tất cả cảnh duyên đều không thể làm lay động. Nếu lúc nào tự cảm thấy mỏi mệt, biếng trễ, nghiệp hoặc hiện lên, phải một lòng phấn khởi mà niệm, như thanh trường kiếm chống trời, khiến cho quân ma phiền não trốn mất không còn, như lửa đỏ ở lò hồng đốt tan tình thức từ vô thỉ. Người nào giữ được như thế, tuy hiện đang ở cõi ngũ trược mà toàn thân đã ngồi nơi thế giới hoa sen, đợi chi Phật Di Đà đưa tay, đức Quán Âm dìu dắt, mới tin là mình vãng sanh ư?

Lời phụ: Trong Tịnh Độ thánh hiền lục, đề ngài Tỉnh Am là tổ thứ mười, nhưng sau Ấn Quang Ðại Sư cùng các nhà tu Tịnh Độ thấy ngài Triệt Lưu thừa giới cao siêu, sự hoằng hóa rất thạnh, có công đức lớn với Liên Tông, mới tôn ngài lên làm tổ thứ mười, đổi ngài Tịnh Am thành Tổ thứ 11. Nhân tiện xin biện minh ra đây để giải thích mối nghi ngờ – Liên Du (bút danh của HT. Thích Thiền Tâm)
Trích từ: Quê Hương Cực Lạc
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Kinh Sách Liên Quan

   
1 Hương Quê Cực Lạc, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Tải Về