Phật Học Vấn Đáp


Không thể dùng chút ít nhân duyên phước đức gốc lành mà được sinh về nước kia nghĩa là sao?
Như kinh Vô Lượng Thọ nói: “Bồ tát Tiểu hạnh và người tu tập ít phước đức, đều sẽ được sinh về thế giới Cực lạc.” Còn kinh A di đà nói không thể dùng chút ít nhân duyên phước đức gốc lành mà được sinh về nước kia, hai kinh trái nhau, làm sao hội thích?

10/7/2022 3:03:51 PM

Thích:

Mỗi kinh có một ý, chỗ căn cứ khác nhau, nhưng không trái nhau. Kinh Vô Lượng Thọ nói thiểu là nói số ít; kinh A di đà nói đa là dùng nhiều. Người kia chỉ niệm Phật A di đà, lại không tu sáu Ba la mật và các pháp đạo phẩm khác, nhiều thời nhiều kiếp khó hành khổ hạnh, chỉ có công đức niệm Phật, không có các phước tu đạo khác, nên gọi là thiểu. Đây là niệm một câu A di đà Phật trở lên, tức là vô lượng vô biên công đức thù thắng, nên gọi là đa. Nên kinh Vô Lượng Thọ quyển hạ nói: “Hằng sa chư Phật Như Lai trong mười phương đều khen ngợi oai thần công đức của Phật Vô Lượng Thọ không thể suy nghĩ bàn luận. Chúng sinh hữu tình nghe danh hiệu Ngài, tín tâm vui mừng, dù chỉ một niệm, liền được vãng sinh, trụ Bất thoái chuyển.” Lại nói: “Họ có nghe được danh hiệu Đức Phật kia, vui mừng hớn hở, dù chỉ một niệm, phải biết người này được lợi ích lớn, tức là đầy đủ công đức vô thượng.” Kinh Xưng Tán Tịnh Độ nói: “Được nghe Phật Vô Lượng Thọ như thế, danh hiệu vô lượng vô biên công đức không thể suy nghĩ bàn luận.” Dùng văn kinh này để chứng biết, tức là nhiều công đức. Nên đứng về số về dụng thì gọi là thiểu, là đa, nhưng không trái nhau. Như một viên ngọc Ma ni, cũng gọi là thiểu, cũng gọi là đa. Nói thiểu, ngọc này chỉ có một, lượng của nó không nhiều, người ngu không phân biệt, cho là ít, khinh thường không chọn. Cũng gọi là đại, vì viên ngọc báu này giá của nó hơn Tam thiên đại thiên thế giới, người biết thì cho là trọng, nên gọi là nhiều. Niệm Phật cũng giống như thế, nói nhiều nói ít đều y cứ theo nghĩa khác nhau.

Hỏi: Như trên đã giải thích, niệm Phật A di đà, lấy các nghĩa để so lường, hiển bày công đức thù thắng rất nhiều, sinh lòng kính tin sâu xa, không dám phỉ báng, nhưng công đức đã được rất nhiều, là do không có tâm sở đắc mà được thực hành vô tướng, niệm pháp thân chân thật của Phật A di đà, công đức có nhiều không? Là chỉ dùng tâm có sở đắc làm hữu tướng, niệm Báo thân và Hóa thân, công đức cũng nhiều ư?

Thích: Tất cả đều nhiều. Pháp thân lìa tướng, muôn đức chân thể, có thể dùng tâm vô sở đắc, để thể nhận lý chân niệm Phật, nhưng công đức không thể suy nghĩ bàn luận. Như người học cạn, chưa thể thực hành niệm vô tướng kia, chỉ vì có tâm sở đắc, quán tướng tốt thù thắng của sắc thân thanh tịnh của Như Lai, hằng sa muôn đức, chí thành xưng niệm cũng được vô biên công đức cao quý. Như ba người bậc hạ, sống gây ra việc ác, lúc qua đời xưng niệm danh hiệu Đức Phật A di đà kia, đâu thể thực hành niệm vô tướng kia? Tin biết tâm niệm hữu tướng, cũng được vô biên thắng phước. Lại muốn dứt hai chướng, phải tu niệm vô tướng. Nay gieo trồng nhân kia, cũng tu niệm Phật hữu tướng, còn chân Phật quyền Phật lý sự khác nhau, vô tướng hữu tướng tu nhân cũng khác, lý không trái nhau.

Trích từ:  Thích Tịnh Độ Quần Nghi Luận. Đại Sư Hoài Cảm | Dịch Giả :Hòa Thượng Thích Pháp Chánh



Câu Hỏi Ngẫu Nhiên


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật