Phật Học Vấn Đáp


Luận Tịnh Độ nói: “Hàng Nhị Thừa không được vãng sinh”. Quán Kinh nói: “Được vãng sinh Tịnh Độ”?
Luận Tịnh Độ nói: “Hàng Nhị Thừa không được vãng sinh”. Vì sao Quán Kinh nói: “Được vãng sinh Tịnh Độ, nhưng lại chứng quả nhỏ”?

8/31/2022 7:12:05 AM
Người này, trước có chủng tử Tiểu Thừa, gặp được thiện tri thức, phát khởi tâm Đại Thừa, do nhân tu tập Tiểu Thừa trước kia mà chứng ngộ được tứ phi thường[41], rồi phát khởi túc nhân[42] liền chứng được quả nhỏ, nhưng nhờ vào sức dẫn dắt của thiện hữu tri thức Đại Thừa, nên không trụ vào quả Tiểu Thừa, mà trở lại phát khởi niệm Đại Thừa, do đó chẳng còn là Tiểu Thừa. Tuy căn là người nữ, nhưng thường cầu Bồ đề, tin sâu Phật tính của mình và người đều bình đẳng, liền phát thệ nguyện sẽ thành Phật, độ khắp chúng sinh, tâm muốn xả bỏ thân người nữ, liền được vãng sinh Tịnh Độ, đến khi báo thân sắp hết, Hóa Phật đến tiếp dẫn, thành bậc đại trượng phu, ngồi vào đài sen, được Phật giúp cho tâm an ổn, liền vãng sinh Cực Lạc. Kinh căn cứ vào nghĩa này, nên nói người nữ đều được vãng sinh. Còn Luận không căn cứ vào nghĩa này, nên cho rằng không được vãng sinh. Hàng Thanh Văn cần phải phát khởi tâm Đại Thừa, nương theo đây tu tập, liền được vãng sinh. Nhưng vẫn lấy theo tên cũ mà gọi là Thanh Văn.
______________

[41] Tứ phi thường (còn gọi Tứ vô thường): tức vô thường, khổ, không, vô ngã. Trong kinh Nhân Vương Bát nhã ba la mật, q. hạ, có bài kệ Tứ phi thường (Tứ phi thường kệ) nói về ý nghĩa vô thường, khổ, không, vô ngã (TĐPH Huệ Quang, t. VI, tr. 4900).

[42] Túc nhân: nghiệp nhân tạo tác ở đời quá khứ. Nhân tuy có cả thiện ác, nhưng túc nhân thông thường đều chỉ thiện nhân; như nghiệp tuy có thiện, ác nhưng túc nghiệp thường chỉ ác nghiệp (TĐPH Huệ Quang, t. V, tr. 4640).

Trích từ:  Tây Phương Yếu Quyết Thích Nghi Thông Quy . Đại Từ Ân tự Sa Môn Khuy Cơ | Dịch Giả :Thượng Tọa Thích Nguyên Chơn


Thẻ
Tịnh Độ        Luận        Thập Niệm       

Câu Hỏi Ngẫu Nhiên


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật