Phật Học Vấn Đáp


Trình độ vô tâm là đối với sự nghiệp chẳng cần phải nổ lực làm, như vậy có đúng không?
Kính bạch Hòa thượng! Học Phật muốn đạt đến trình độ vô tâm, vậy xin hỏi Hòa thượng, trình độ vô tâm là đối với sự nghiệp chẳng cần phải nổ lực làm, như vậy có đúng không? Mong Hòa thượng giảng bày cho đệ tử hiểu.

8/16/2022 12:51:57 PM
Nhà Phật nói vô tâm, chẳng phải nói không làm bất cứ việc gì, nếu ai hiểu như vậy thật sai lầm. Giống như chúng tôi nói “buông xuống” có vài người hiểu sai, rồi về bỏ hết công ăn việc làm của mình. Dẫn đến đời sống khó khăn, đây Hòan toàn do hiểu lệch lạc sai lầm. Phật và Bồ tát dạy chúng ta buông xuống, là buông bỏ tâm ý tự tư, tự lợi, danh văn lợi dưỡng, không phải buông bỏ hết các công việc liên quan trong cuộc sống của mình.

Nghĩa của hai chữ “vô tâm” là chỉ cho chân tâm chẳng có vọng tâm. Nếu nói chân tâm chẳng có thiện tâm, vậy mình trở thành người gô” đá sao?. Nếu ai hiểu như thế thật sai lầm. Kinh điển đại thừa nói “vô tâm”, ý là chỉ không có vọng tâm, cũng chính là chẳng có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước. Mà là tâm chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi đó mới thật là chân tâm. Chân tâm khế hợp với năm loại tâm này. 

Chúng ta dùng chân tâm để làm việc, không luận là nghề nghiệp gì, địa vị gì, đều là công hạnh và việc làm của Bồ tát. Phật, bồ tát là: “Học làm thầy người, hành vì thế gian” làm bậc mô phạm cho tất cả chúng sanh. Chúng ta làm việc gì nên học theo gương các ngài để xứng đáng là bậc mô phạm như các Ngài. Thí như sự nghiệp kinh doanh buôn bán đòi hỏi tâm phải chân thành, thật thà, lợi ích vì tất cả chúng sanh, không phải vì lợi nhỏ mà làm thượng hại đến tất cả chúng sanh. Bồ tát làm người kinh doanh, nhất định phải chân thật, đồng tiền làm ra phải chân chánh có giá trị, như vậy, càng ngày càng phát đạt. Nếu như tạo tội nghiệp, dùng những thủ đoạn lừa gạt chúng sanh để kiếm tiền, thì trong mệnh số có câu “miếng ăn miếng uống, đều do tiền định”, do đó không dùng những thủ đoạn lừa dối mọi người để kiếm lợi về cho cá nhân mình.
 
Trích từ:  Tịnh Độ Vấn Đáp. Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Dịch Giả : Thích Nhuận Nghi


Thẻ
Nghiệp        Học Phật       

Câu Hỏi Ngẫu Nhiên


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật