01. DẪN NHẬP
Thế gian NGÃ và PHÁP,
gồm muôn hình vạn trạng,
tất cả không thật có,
đều do THỨCchuyển biến.
Thức (năng biến) có ba:
Tàng thức(A lại da),
Tư lươngthức (Mạt na),
và Liễu biệt cảnh thức.
02. THỨC A LẠI DA (THỨC THỨ TÁM)
Thứ nhất: A lại da,
thường gọi tên Tàng thức,
cũng gọi Dị thục thức,
hay Nhất thiết chủng thức.
Tánh vô phú vô kí.
Huân tập mọi chủng tử,
chứa giữ và chuyển hiện,
căn thân, khí, nhận thức.
Cách nhận thức: hiện lượng.
Đối tượng là tánh cảnh
(gồm chủng tử, căn thân,
cùng vô tình thế gian).
Tương ưng năm biến hành:
xúccùng với tác ý,
xả thọ, tưởng, và tư,
đều vô phú vô kí.
Biển Tàng thức mênh mông,
sâu thẳm khó nghĩ lường,
từ đó bảy chuyển thức
hiện khởi và sinh tồn.
Không thể nào nhận biết
sự hoạt động thâm tế
của tất cả chủng tử
trong thức A lại da.
Cũng không biết đường lối
A lại da chấp thọ;
liễu biệt; và thọ sinh
vào ba cõi, chín địa.
Hằng chuyển như dòng thác.
Đi sau, đến trước tiên.
A la hán, Bất động,
rời bỏ tên “Tàng thức”;
đến địa vị Diệu giác,
“Dị thục thức”sạch không;
chủng tử thuần vô lậu,
chuyển thành “Vô cấu thức”.
Đó là trí “Đại viên”,
là tuệ giác Phật đà,
chiếu sáng mười phương cõi,
độ muôn loài chúng sinh.
03. THỨC MẠT NA (THỨC THỨ BẢY)
Thứ nhì: thức Mạt na,
được gọi tên là Ý.
Bản chất và hành tướng
là hằng thẩm tư lương.
Chuyển hiện từ Tàng thức,
lại bám chặt Tàng thức,
chấp làm Ngã, Ngã sở,
ngày đêm đắm hôn mê.
Bốn phiền não căn bản:
ngã sivà ngã kiến,
ngã mạn cùng ngã ái,
luôn đeo dính ngăn che.
Tương ưng năm biến hành
(thọ đây là xả thọ);
tâm sở tuệ(biệt cảnh);
tám phiền não đại tùy.
Mạt na (và tâm sở)
tánh hữu phú vô kí.
Chỉ duyên cảnh đới chất.
Cách nhận thức: phi lượng.
Mạt na làm chỗ nương
cho cả sáu chuyển thức
theo đó thành nhiễm, tịnh,
nên gọi “nhiễm tịnh y”.
Ở địa vị phàm phu,
A lại da sinh đâu,
Mạt na sinh theo đó,
“hằng, thẩm” luôn chấp ngã.
Hoan hỉ địa, bắt đầu
chuyển thành “Bình đẳng tánh”;
La hán, Diệt tận định,
Bát địa: hết chấp Ngã.
Chứng quả vị Phật đà,
hiện thân “tha thọ dụng”,
Bồ tát và chúng sinh
thấm nhuần ơn hóa độ.
04. THỨC LIỄU BIỆT CẢNH (SÁU THỨC TRƯỚC)
Thứ ba: Liễu biệt cảnh,
gồm sáu thức khác nhau:
Nhãn, Nhĩ, Tị, Thiệt thức,
Thân thức và Ý thức.
Do từ Căn bản thức,
nương căn, trần làm duyên,
sáu thức này hiện khởi,
như sóng nương trên nước.
04a. Ý THỨC (THỨC THỨ SÁU)
Do Ý căn (Mạt na)
tiếp xúc với pháp trần,
chủng tử từ Tàng thức
chuyển hiện ra Ý thức.
Tánh: thiện, ác, vô kí.
Đối tượng gồm ba cảnh:
tánh cảnh, đới chất cảnh,
đặc biệt độc ảnh cảnh.
Duyên cảnh bằng ba cách:
hiện lượng (chân và tợ),
thường xuyên là tỉ lượng,
nhiều trường hợp phi lượng.
Hoạt động dễ nhận biết
ở cả hai hình thái:
là Ý thức ngũ câu;
và Ýthức độc đầu.
Bốn trạng thái độc đầu:
là Ý thức tán vị,
Ý thức trong thiền định,
trong mộng, và điên loạn.
Thức này thường tương ưng
năm mươi mốt tâm sở:
năm tâm sở biến hành
(đủ cả ba cảm thọ);
năm biệt cảnhlà dục,
thắng giải, niệm, định, tuệ,
mỗi một tâm sở này
đối tượng duyên khác nhau;
mười một thiện tâm sở:
tín, tàm, quí, vô tham,
vô sân và vô si,
cần, an, bất phóng dật,
hành xả vàbất hại;
sáu căn bản phiền não:
tham, sân hận, si mê,
mạn, nghi, và ác kiến;
hai mươi tùy phiền não,
chia ra tiểu, trung, đại:
mười phiền não tiểu tùy:
phẫn, hận, phú, não, tật,
xan, cuống, siểm, hại, kiêu;
hai phiền nãotrung tùy:
vô tàm vàvô quí;
tám phiền não đại tùy:
trạo cửvới hôn trầm,
bất tíncùng giải đãi,
phóng dậtvà thất niệm,
tán loạn, bất chánh tri;
bốn tâm sở bất định:
hối, miên, tầmvà từ,
mỗi loại tâm sở này
có thể thiện hay ác.
Ý thức luôn biến đổi:
hết thiện sang bất thiện,
lại đến lúc vô kí;
đang khi ở Dục giới,
cũng vào định Sắc giới,
hoặc định Vô sắc giới;
vui, buồn... bao tâm hành
thay nhau đến rồi đi...
Nương tánh “thẩm” của Ý,
làm động lực mạnh mẽ,
sai khiến thân và miệng
tạo các nghiệp dẫn, mãn.
Dùng chánh niệm quán sát
hoạt động của Ý thức,
có thể biết dễ dàng
quả báo trong ba cõi.
Ý thức thường hiện khởi,
trừ ở trời Vô tưởng,
trong hai định vô tâm,
ngủ say, và bất tỉnh.
Khi lên Hoan hỉ địa,
Bồ tát chỉ đoạn trừ
phân biệtngã pháp chấp;
nhưng câu sinhvẫn còn.
Bước lên Bất động địa,
Ý thức thuần vô lậu,
thành trí “Diệu quán sát”,
sáng soi cõi đại thiên.
04b. NĂM THỨC TRƯỚC (TIỀN NGŨ THỨC)
Nhãn, Nhĩ, Tị, Thiệt, Thân,
gọi chung “năm thức trước”,
cũng gọi “năm thức thân”,
là năm thức cảm giác.
Do năm căn phù trần
đối trước năm trần cảnh,
chủng tử từ Tàng thức
nương nơi tịnh sắc căn
phát hiện ra năm thức;
hoặc chung, hoặc không chung.
Người thường khó phân biệt
thức và căn khác nhau.
Khi hoạt động độc lập:
hiện lượng;duyên tánh cảnh;
đầy đủ cảba tánh;
năm tâm sở biến hành.
Thời thường hoạt động chung
cùng ý thức ngũ câu:
về lượng, cũng như cảnh,
đều tùy thuộc Ý thức;
ba mươi bốn tâm sở:
biến hành, biệt cảnh, thiện,
hai trung, tám đại tùy,
cùng với tham, sân, si.
Nhãn thức chín duyên sinh;
Nhĩ thức tám duyên sinh;
Tị, Thiệt và Thân thức
chỉ cần bảy duyên sinh.
Nhãn, Nhĩ, Tị, Thiệt, Thân:
hai trước căn cảnh lìa,
ba sau căn cảnh hợp,
để nhận rõ trần thế.
Ngũ thú tạp cư địa:
đủ năm thức hiện hành;
Sơ thiền: Nhãn, Nhĩ, Thân;
từ Nhị thiền: không hiện.
Khi được trí Hậu đắc,
năm thức duyên chân như
qua thế giới hiện tượng,
nhận rõ sanh, pháp không.
Trí Đại viên phát sinh,
năm thức thuần vô lậu,
chuyển trí “Thành sở tác”,
độ sinh thoát khổ luân.
05. DUY THỨC
Các thức ấy chuyển biến,
có phân biệt (kiến phần),
bị phân biệt (tướng phần),
đó là Ngã và Pháp.
Ngã và Pháp nếu lìa
sự biến hiện của thức,
thì đều không hiện hữu;
nên tất cả là THỨC.
Do thức Nhất thiết chủng
hằng chuyển biến trùng trùng,
nhờ năng lực triển chuyển,
mọi thứ phân biệt sinh.
Do tập khí các nghiệp,
và tập khí hai thủ,
dị thục trước vừa hết,
liền sinh dị thục sau.
06. BA TỰ TÁNH VÀ BA VÔ TÁNH CỦA VẠN PHÁP
Do tánh biến kế chấp
biến kế tất cả vật,
“biến kế sở chấp” này,
vốn không có tự tánh.
Vạn pháp đều nương nhau,
phát sinh và hiện hữu;
nên tự tánh của chúng
gọi là: “y tha khởi”.
Do quán chiếu thấy rõ
vạn pháp “y tha khởi”,
xa lìa tánh biến kế,
hiện tánh “viên thành thật”.
Tự tánh viên thành thật
cùng tánh y tha khởi
không khác, không không khác;
cả hai không tách rời.
Không thấy tánh vô thường,
không đạt cảnh niết bàn;
không thấy tánh y tha,
không đạt viên thành thật.
Từ ba tự tánh này
lập nên ba “vô tánh”;
mật ý Phật dạy rằng:
vạn pháp không tự tánh.
Trước hết “tướng vô tánh”:
Tướng biến kế sở chấp
hư vọng không thật có,
nên không có tự tánh.
Kế, “vô tự nhiên tánh”:
Các pháp do duyên sinh,
không phải tự nhiên có,
nên không có tự tánh.
Sau, “thắng nghĩa vô tánh”:
Do lìa biến kế chấp,
viên thành thật hiện tiền,
nên không có tự tánh.
Thắng nghĩa của vạn pháp
cũng tức là Chân như,
(tánh nó là như thế),
tức Thật tánh Duy thức.
07. NĂM ĐỊA VỊ TU CHỨNG
Khi phát tâm bồ đề,
nhưng còn chưa an trú
trong thể tánh Duy thức,
thuộc địa vị Tư lương;
kiến chấp Ngã và Pháp
tạm ngưng trên Ý thức,
còn tùy miên của chúng
chưa điều phục diệt trừ.
Do tu duy thức quán,
vừa an trụ phần nhỏ
trong thể tánh Duy thức,
đó là Gia hạnhvị;
nhưng vì thấy “có trụ”
(tức thấy có “sở đắc”),
nên chưa thật an trụ
trong thể tánh Duy thức.
Khi đối cảnh sở duyên,
trí không thấy sở đắc,
đã dứt trừ hai thủ
(ngã chấp và pháp chấp),
là địa vị Thông đạt;
năng, sở như huyễn hóa,
bấy giờ mới thực sự
an trụ Duy thức tánh.
Cảnh giới “vô sở đắc”
thật không thể nghĩ bàn,
là trí xuất thế gian
(tức trí vô phân biệt).
Đó là Tu tập vị,
dứt sạch sở tri chướng,
tuyệt trừ phiền não chướng,
thành tựu quả Chuyển y.
Đây cảnh giới Vô lậu,
là địa vị Cứu cánh,
cảnh giới không nghĩ bàn,
cảnh giới cực thuần thiện,
cõi thanh tịnh chân thường,
an lạc, giải thoát thân,
đại tịch mặc, pháp thân,
vô thượng chánh đẳng giác.