Home > Truyện Phật Giáo > Cao-Tang-Truyen

Nhiếp Ma Đằng


Ngài vốn là người Thiên trúc, giỏi việc phong nghi, tỏ thông các kinh đại tiểu thừa, thường lấy việc du hoá làm nhiệm vụ. Ngày xưa Ngài từng đến nước Phụ Dung ở Thiên trúc giảng kinh Kim Quang Minh. Sau đó đất nước bị xâm lăng, Ngài chỉ nói: “Trong kinh có nói: nên hay thuyết kinh pháp này sẽ được địa thần hộ vệ, khiến cho nơi ở đều được an ổn. Hiện nay chiến tranh đang bộc phát, thật tương phản với việc trên không. Suy nghĩ thế nên quên cả sự hiểm nguy, đi lại hai nước kêu gọi giảng hoà. Cuối cùng thì hai nước giao hiếu trở lại, nhờ vậy mà danh Ngài được vang xa.

Đời Hán Minh đế, niên hiệu Vĩnh Bình, một đêm vua nằm mơ thấy người vàng bay từ hư không đến. Khi thức dậy vua triệu tập quần thần cùng đoán mộng. Thông nhân Phó Nghị tâu rằng: - thần nghe Thiên trúc có vị thần gọi là Phật. Điều bệ hạ nằm mộng chắc ứng vào vị này. Vua cho là đúng. Sau đó sai đoàn sứ giả mười tám người là các quan Lang trung như Tần Cảnh, Thái Âm, Bác sĩ, Vương Tuân… do Đậu Cố dẫn đầu qua nước đại Nhục vhi ở Thiên trúc để tầm cầu Phật pháp. Trên đường đi họ gặp được ngài Ma Đằng nên thỉnh Ngài về đất Hán. Tôn giả vốn có đại nguyện hoằng pháp nên bằng lòng. Trải qua bao chặng đường gian nan hiểm trở cuối cùng Ngài đến được Lạc dương. Vua vui vẻ đón 162 tiếp và xây tinh xá cho Ngài trụ trì. Hán thổ bắt đầu có Sa môn.

Khi mới truyền đạo, Ngài chưa có uy tín nên kiến giải thông tuệ chưa thể hiển bày ngay. Sau đó không lâu, Ngài tịch ở Lạc dương.

Có bài kí rằng: Ngài Ma đằng dịch bộ kinh Tứ thập nhị chương, đầu tiên Ngài ở tại Lan Đài Thạch Thất, nay là chùa Bạch Mã. Ngoài cửa Tây Ung thành Lạc dương. Có bài tương truyền rằng: ở nước ngoài có vị quốc vương ra lệnh phá hoại hết chùa tháp. Duy có chùa Chiêu Đề là chưa phá. Một đêm có con bạch mã đi quanh tháp kêu la rất là bi thiết có người tâu với vua, vua cho ngưng việc phá hoại chùa chiền. Từ đó chùa Chiêu Đề được đổi tên thành Bạch Mã tự.