Thẩn Hồ Cung Đình
Nhiều Tác Giả | Ni Sư Thích Nữ Hạnh Đoan, Việt Dịch


Ngài AnThế Cao từng kể về tiền thân của mình là vị tăng A cùng ngụ chung đồng tu với một pháp lữ là vị tăng B. ông B ưa bố thí cúng dường nhưng tánh lắm sân hận. Mỗi khi đi khất thực, hễ gặp ai làm trái ý là ông B nổi giận đùng đùng. Vị tăng A từng khuyên bảo nhiều lần mà bạn B vẫn không ăn năn sửa đổi. Được hai mươi năm, họ chia tay nhau, trước khi từ biệt vị tăng A bảo bạn B rằng:

Tôi đi Quảng Châu để trả cho hết túc nghiệp. Huynh tuy tinh tấn, thông hiểu Kinh điền nhưng nếu lòng còn chất chứa quá nhiều sân hận thi sau khi chết, e sẽ bị đọa, vì vậy Huynh nên cẩn thận!

Sau đó, thần thức vị tăng A (vì trả nợ tiền khiên phải để cho người giết xong) thì thác sinh làm vương tử nước An Tức, chính là An Thế Cao. Kiếp này ngài cũng xuất gia, sau khi du hóa Trung Quốc, dịch Kinh hoằng Pháp xong, Ngài đi Giang Nam.

Thuyền đi đến hồ Cung Đình. Nơi đây có một miếu thờ thần nổi tiếng rất linh thiêng. Các thương khách đi ngang nếu ai ghé vào cúng lễ, thì đi đường sẽ xuôi buồm thuận gió, làm ăn thuận lợi.

Trước đây từng có người đến chặt trộm trúc trồng quanh ngôi miếu, chất lên thuyền chở đi.

Nhưng thuyền đi được một đỗi thì bị lật chìm, trúc trôi về lại nơi cũ. Từ đó mọi người đều kinh sự đồn nhau, không ai dám mạo phạm đến miếu này.

Khi An Thế Cao cùng hơn ba mươi người khách đi thuyền ngang qua đây, thì chủ thuyền và vài người đại diện vội mang lễ vật lên miếu cúng tế đề cầu bình an. Thần miếu liền giáng xuống bảo rằng: - Trong thuyền có Sa môn, xin mời lên đây!

Mọi người đều ngạc nhiên, chủ thuyền vội mời An Thế Cao lên miếu.

Ngài vào miếu, thần liền bảo:

1. Thuở xưa tôi cùng Ngài xuất gia học đạo. Tôi thích bố thí mà tánh hay sân hận nên giờ đây bị đọa làm thần, cai quản khu vực cả ngàn dặm quanh đây. Tôi nhờ phước bố thí nên được hưởng tài vật dồi dào, song bởi do tính sân hận mà bị đọa làm thần hồ Cung Đình. Nay gặp lại ngài, là bạn đồng tu thuở xưa lòng tôi thật buồn vui lẫn lộn, mừng cho ngài mà tủi cho thân mình…

Ngừng một chút thần nói tiếp:

2. Thọ mạng tôi sắp hết rồi, nhưng thân tôi quá to lớn xấu xí, nếu chết ở đây e sẽ làm ô uế sông hồ, nên tôi đang định dời qua đầm Sơn Tây bỏ xác. Tôi đã hưởng hết phước thần, giờ sắp chết rất sợ bị đọa vào địa ngục. Hiện tôi có ngàn xấp lụa và nhiều bảo vật, xin Ngài nhận lấy dùng vào việc cúng dường, xây chùa… và hồi hướng phước lành cầu siêu cho tôi.

An Thế Cao nói:

3. Tôi đã đến đây đề độ ông. Vì sao không hiện ra cho thấy nguyên hình?

Thần đáp:

4. Thân tôi quá xấu xa đáng sợ, e sẽ làm người kinh hãi.

Thế Cao bảo:

5. Vậy thì ông hiện một phần thôi, như vậy không đến nỗi khiến người hoảng sợ.

Thần liền để cho thế Cao thấy phần đầu của mình. Hóa ra thần là một con mãng xà lớn, không biết thân mình dài bao nhiêu, chỉ thấy dù cái đầu nằm phủ phục dưới chân ngài An nhưng độ cao cũng đến ngang gối. Ngài An liền tụng vài biến Kinh, mãng xà nghe xong, nhớ lại kiếp làm tăng xa xưa, lệ rơi lã chã, một chập thì ẩn mất.

Sau đó, Thế Cao mang hết lụa là bảo vật trong miếu đem xuống thuyền rồi ra đi. Thuyền rời bến, mãng xà lên đỉnh núi ngó theo mãi cho đến khi thuyền khuất tầm nhìn. Ngài An đến Dự Chương thì dùng tài sản của thần vào việc xây cất chùa Đông Tự.

Đêm đó, thần mạng chung.

Tối đến, có một chàng trai trẻ đến hiện ra quỉ trước An Thế Cao nhận lời chú nguyện, giây lát thì biến mất. Thế Cao bảo những người chung quanh:

– Thiếu niên hồi nãy chính là vị thần ngôi miếu hồ Cung Đinh, nay đã bỏ thân xấu ác, sinh lên cõi lành.

Kể từ ngày đó miếu hết linh thiêng.

Sáng hôm sau người ta thấy một con mãng xà rất lớn chết tại đầm Sơn Tây, từ đầu đến đuôi dài mấy cây số! Nơi đó giờ có tên là Xà thôn (làng Rắn) ở huyện Tầm Dương.