Trong trường tôi có cô giáo Diệp, chồng cô là hiệu trưởng một trường quốc lập. Có lần báo đăng cỏ thề ông sẽ đắc cử chức Cục trưởng giáo dục huyện. Tôi đọc tin xong, liền gọi điện chúc mừng. Ai dè cô đáp ngay:
– Đây là chuyện không thề!
Tôi hỏi: – vì sao?
Cô nói chồng cô xưa nay chẳng ưa “xỏ giày vận động”. Nói cách khác, nghĩa ỉà bình thường ông chỉ biết làm tốt việc trong trường. Chưa bao giờ vì muốn thăng quan tiến chức mà bỏ công đi vận động, và thực ra ông cũng chưa từng có ý muốn đứng ra tranh cử.
Xét bản thân ông cũng chẳng có đủ điều kiện, huống nữa hiện giờ đang có một đối thủ, từng phục vụ bản địa, tiết lộ là sẽ ra ứng cử chức Quận trưởng và ông ta đang liên kết với toàn thể nghị viên, dốc sức giành cho bằng được chiếc ghế quý này. Vì vậy chuyện chòng cô đắc cử là rất khó, họ hoàn toàn không nghĩ đến.
Tôi nghe rồi, dù không đồng ý với quan niệm của cô, nhưng vẫn nói: – Cho dẫu tình huống hiện thời đôi bên chênh lệch quá xa, đại cuộc hầu như đã định rồi. Nhưng… vợ chồng cô ngày thường xuyên phụng sự công ích, đối với các hoạt động từ thiện đều làm rất nhiệt tình. Có câu rằng: “Hành thiện ắt được thiện báo”… Biết đâu lần này chồng cô đắc cử cũng chưa biết chừng…
Một tuần sau, những suy đoán của tôi bỗng thành sự thực. Khi mọi người nhận được tin ai cũng chưng hửng, bất ngờ.
Tôi thừa hiểu nguyên tắc tuyền nhân tài của chính phủ, đồng thời do đã thể nghiệm nhiều nên luôn tin rằng “Người tốt chắc chắn được thiện báo”.
Có lần con trai cô Diệp bị xe đụng gãy chân. May là không bị chấn thương sọ não hay thương tích nghiêm trọng gỉ. Trải qua một thời gian dài trị liệu, chỗ xương gãy chưa lành nên đi lại trất đau, sau đó chỗ chân bị thương dần dần bị sưng tấy lên. Vì muốn chữa trị hiệu quả, nạn nhân được chuyển đến bệnh viện lớn. Kết quả lần nào khám bác sĩ cũng nói là chân cháu sẽ bị tê liệt, hiện chưa có cách để trị.
Con trai cô nghe nói vậy quá tuyệt vọng bi quan, nảy ý chán nản buông xuôi, không còn muốn học tập hay làm gì nữa… Tính tình cháu cũng đổi thay, luôn nóng nảy cáu gắt, khiến cả nhà rất buồn.
Sau đó, một người bạn mách chuyện này với tôi. Nghe xong, tôi hướng cô Diệp đề nghị: – Nếu chữa bịnh chưa thấy hiệu quả thì hãy thử dùng danh nghĩa cháu làm phúc xem sao?
Cô Diệp cho là có lý, trưa hôm đó bèn ra bưu điện gởi hai ngàn đổng tặng cho cơ quan từ thiện giáo dục.
Sau đó’cô nói với tôi, cô vừa bố thí được một tuần thì tình cờ gặp một thầy giáo mách cho biết: – Có ông DuTại làng Lục Cước, giỏi nắn xương, y thuật rất cao, những người bị các bịnh viện lớn bó tay, đều đến nhờ ông chữa trị.
Cô Diệp nghe nói còn hồ nghi, nhưng vì muốn con mau hồi phục, cũng tìm đến nhờ ông Du chữa. Ông ta khám kỹ lưỡng xong, nói: – Xương cốt cháu bị trật khớp nên khó lành, cần nắn lại cho đúng. Sau đó ra ông tay chỉnh sửa, tất nhiên lúc đó thằng con đau hết sức, nhưng xong việc, bịnh đỡ lất nhiều. Sau đó, trải qua nhiều lần chữa trị, cái chân bị thương đã xuất hiện kỳ tích, hoàn toàn hồi phục. Đi lại cũng không thấy dị dạng hay có tật gì, nhờ vậy mà thằng con lấy lại niềm tin, yêu đời, nói cười vui vẻ như xưa.
Còn nữa, con trai trưởng cô Diệp đã vào đại học, (bình thường cháu rất tin Phật, ưa bố thí). Trong lúc lái xe đi chơi, do không cần thận bị rơi xuống vực sâu. Các bạn đồng hành đều hoảng kinh, kêu thất thanh, cho rằng nạn nhân dữ nhiều lành ít.
Ngờ đâu sau đó thấy cháu tự động bò lên, không bị chút thương tích nào, cả chiếc xe cũng không hề hư hỏng, ai cũng ngây người kinh ngạc, khó mà tin rằng đây là sự thật.
Sau đó cháu kể ngay giây phút té xuống sơn cốc, tợ hồ như có một sức mạnh đặc biệt giữ cháu lại, nhờ vậy mà tránh được thảm nạn. Gần đây con gái cô Diệp sau khi tốt nghiệp đại học, đã được trường giữ lại mời phụ giảng và giao cho chức vụ cực tốt, công tác em được thuận lợi như ý, khiến bao người thèm muốn ước ao (vì nhiều đồng bạn của em hiện vẫn không tìm được việc).
Do cô Diệp và gia đình đã trải qua nhiều điều kỳ diệu, nên đối với chuyện làm phúc cảng nhiệt tinh hơn xưa.