Home > Nhân Qủa Nghiệp Báo
Bảy Nàng Công Chúa
Hòa Thượng Thích Minh Châu


Chính giữa kinh thành Ba La Nại có một hồ sen rộng, nước trong xanh mát, dưới đáy hồ toàn cát vàng, trong hồ rất nhiều thứ cá đủ sắc bơi lội nhịp nhàng, hoa sen thươờg nở bốn mùa, sắc đẹp hương thơm ngào ngạt. Ngoài ra lại còn nhiều thứ cây hoa kỳ lạ, những trái giả sơn cao vút sắp đặt kỳ xảo, có suối chảy, có thông reo.v.v…Đây là một thắng cảnh của kinh đô mà thời xưa khi nhân loại còn man rợ và chưa đông đúc, thì chốn này rất thanh tịnh là nơi “tú khí anh linh” nên các tiên nhân hoặc các vị Bồ Tát thường đến đây tham thiền.

Vì vậy khi vua nước Ba La Nại lên ngôi, vua liền lập đạo tràng ngay tại đấy, để những ngày trai tiết vua và bảy công chúa thường ra đây thọ giới “Bát quan trai”.

Nhà vua là một Phật tử thuần thành, nên khi lên ngôi vua liền lấy Phật giáo làm quốc giáo, lấy năm giới và mười điều thiện làm thước ngọc khuôn vàng để giáo hóa muôn dân. Lại lập nhiều tịnh xá thỉnh Phật thuyết pháp, nhờ vậy trăm họ đều được thấm nhuần pháp lạc. Nhất là bảy nàng công chúa. Từ khi Hoàng hậu băng hà, các công chúa đã chứng kiến cái cảnh tử thần cướp mất người mẹ hiền thục đoan trang diễm lệ và thân yêu nhất của đời mình. Nhận thấy cảnh vô thường diễn rõ trước mắt làm cho bảy công chúa tỉnh ngộ.

Từ đấy những con người ngọc ấy đã cương quyết không lập gia đình, nguyện đem sắc đẹp khuynh thành và lứa tuổi thanh xuân để phục vụ chúng sanh. Nhà vua tuy không có con trai, nhưng nhờ hiểu sâu giáo lý của đức Phật, nên đức vua cũng không nghĩ đến việc kế truyền mai hậu. Ngài cô đông bao nhiêu tình thương vào bảy cô con gái, vua rất chiều ý con. Đặc sắc của bảy công chúa là thật hành hạnh bố thí. Thường ngày trai tiết bảy công chúa vẫn thọ giới bát quan trai, vua bao giờ cũng tùy hỷ hạnh lành của các con.

Một hôm, sau khi xả giới bát quan trai xong các công chúa liền xin cha lên chốn tha ma để ngoạn thưởng. Vua lấy làm lạ liền khuyên: tha ma là nơi đáng ghê sợ, chỗ ấy là cảnh giới của người chết, nơi ấy xương cốt bừa bãi, thây chết ngổn ngang đầy mùi hôi thối, chim quạ tranh nhau ăn nuốt, sâu bọ rúc ráy, thân nhân than khóc thảm thê có gì mà các con ngoạn thưởng? Trong cung ta có nhiều vườn hoa đẹp, cảnh sắc xinh tươi, muôn hoa đua nở, có hồ nước mát trong, các loài chim quý hót tiếng vui tai… Vậy các con nên vào thượng uyển mà thưởng ngoạn.

Các công chúa tâu: Vườn đẹp, chim hót, hoa nở… phỏng có giúp gì cho nghiệp của các con! Các con vì nhìn thấy tâm niệm vô thường, thân như huyễn hóa dù cho giàu sang như vua chúa, đẹp đẽ của tuổi xanh.v.v…cũng không thoát khỏi già, bệnh, chết. Vì vậy, chúng con muốn quán pháp bất tịnh để trừ tham dục, thì chỗ tha ma thật là cảnh thuận tiện cho các con tu pháp bất tịnh, vậy xin phụ vương chiều con một chút.

Sau khi nghe các con giải thích đúng lý, vua liền thuận cho. Được lệnh vua cha cho phép, bảy công chúa phục sức thô sơ rồi cùng nhau lên chốn tha ma. Đây thật là một cảnh vô cùng ghê sợ, chỗ này thây chết phình to, hơi thối xông lên đến nôn mửa, chỗ kia thây bắt đầu rã, nước chạy lầy lụa, giòi sâu rúc ráy lúc nhúc, và đây một thây chết vừa mới bị vứt vào, trương phình thật là mồi ngon cho chim quạ tha hồ giành giựt…Xa xa người ta đang xúm nhau khiêng một thây ma mới, quyến thuộc theo sau khóc lóc gào thét thảm thê, kêu trời vang đất não nùng, quay quắt để rồi bỏ đấy mà đi. Tất cả thật là một cảnh giới rùng rợn.

Bảy công chúa thấy vậy, mỗi người liền tìm đến một gốc cây ngồi thiền quán: Thân ta rồi đây cũng thịt nát xương tan, cũng hôi hám lầy lụa, thế mà thân ta rồi đây đã không làm mồi cho chim quạ được, lại thêm tốn củi mất công người thiêu đốt…Than ôi! Sắc đẹp tuổi xanh chỉ là một lớp da mỏng bao bọc những đồ nhơ nhớp…

Khi thiền định xong, mỗi nàng ứng khẩu đọc một bài kệ:

Công chúa thứ nhất:

Người đời quý thân mạng.

Điểm phấn lại thoa son.

Khi chết ra mồ hoang.

Điểm trang có ích gì?

Công chúa thứ hai:

Ví như ngôi nhà kia.

Người đi nhà đổ nát. Thân ta cũng như vậy Thần đi, thân tan tác. Công chúa thứ ba:

Khi thần còn tại xác

Như ngựa buộc vào xe

Xe hư ngựa chạy mất. Mang theo bao tội ác.

Công chúa thứ tư:

Nương thuyền qua bến giác

Đến bờ bỏ thuyền đi

Thần nương thân tu tập Thân hư, thần an lạc. Công chúa thứ năm:

Thân xưa vốn tươi đẹp

Nay chết nằm trơ trơ

Phủ lên bao bụi đất

Thân tan hồn dật dờ.

Công chúa thứ sáu:

Như chim ở trong lồng Bốn mặt đều rào kỹ Lồng rách chim bay đi.

Thân tan, thần chạy mất. Công chúa thứ bảy:

Đãy gấm dệt rất xinh

Trong đựng viên ngọc quý Đãy rách ngọc rơi mất Thức mang bao nghiệp lực.

Trong lúc các công chúa đàm đạo cùng nhau, tình cờ vua Đế Thích vận thần thông ngang qua nghe được liền khen: Đúng hóa thay, quý hóa thay, các nàng tuổi còn trẻ, đương thời tươi đẹp thế mà đã hiểu được sự vô thường, nhàm chán sắc thân mộng huyễn, như thế là các nàng đã tỉnh trong lúc chúng sinh còn mê, đã ngộ trong lúc chúng sinh chưa tỉnh. Vậy nay các nàng ưa cần gì ta sẽ giúp đỡ.

Các công chúa Hỏi:

Ngài là Đế Thích hay Phạm Vương?

Ta là Đế Thích, ta có đủ năng lực giúp cho tất cả nhân loại toại nguyện.

Công chúa thứ nhất:

Tôi nguyện là con thuyền để đưa chúng sanh qua khỏi bể khổ.

Công chúa thứ hai:

Tôi nguyện làm ngọn đèn để soi sáng đêm tối vô minh.

Công chúa thứ ba:

Tôi nguyện làm hồ nước trong mát để rửa sạch phiền não cho chúng sanh.

Công chúa thứ tư:

Tôi nguyện thành Phật để độ chúng sanh.

Công chúa thứ năm:

Tôi nguyện độ tất cả chúng sanh, mới thành Chánh Giác.

Ðế Thích hoảng hốt:

Xin thôi! Xin thôi! Nếu các nàng muốn hạnh phúc an toàn, giàu sang tột bậc, sắc đẹp lâu bền, hoặc làm vua trong các cõi trời thì ta tận lực giúp cho. Nhưng than ôi! Ðại nguyện của các nàng rộng lớn như hư không, tôi thật bất lực.

Các công chúa thưa:

Chúng tôi là Phật tử, biết được lẽ vô thường, dù có làm đến bậc đế vương cũng không thoát khỏi sanh tử. Vậy Ngài không giúp gì cho nguyện vọng của chúng tôi được ư?

Ðế Thích buồn bã:

Vậng, tôi cũng còn trong vòng sanh tử như các nàng, nên tôi thật không giúp gì được đại nguyện của các nàng cả. Vậy tôi xin cầu chúc các công chúa chóng đạt đại nguyện. Nói xong, Ðế Thích bay đi.

Dạ Quang

Ðường đời như khúc nhạc Nghĩa trang nốt cuối cùng.