Home > Nhân Qủa Nghiệp Báo > Ca-“Cau”-Nguoi
Cá “Câu” Người
Qủa Khanh | Ni Sư Thích Nữ Hạnh Đoan, Việt Dịch


Có một y viện huyện thuộc vùng cao nguyên Thái Lan, do giao thông bất tiện, nên bịnh nhận phải đi từ sáng sớm tới bịnh viện để khám và kịp quay về nhà trước khi trời tối.

Một ngày chủ nhật nọ, bịnh nhân cần khám đều đã khám xong, nên chiều nay xem như bác sĩ được rảnh rang. Bỗng một y tá cuống quýt hướng viện trưởng báo cáo, có người bị mắc xương cá nơi yết hầu, đang chờ cấp cứu, xin viện trưởng đến cho.

Đó là một thanh niên hơn 20 tuổi, hô hấp đã ngừng, thân thể vẫn còn ấm, sắc mặt tái nhợt hiện vẻ đau đớn và sợ hãi tột độ. Theo lời người nhà và thân hữu bịnh nhân kể, thì lúc đưa vào viện anh mới tắt hơi. Mặc dù người bịnh đã chết, nhưng chiếu theo quy luật của bệnh viện, cần phải giải phẫu để làm rõ nguyên nhân tử vong và tiện cấp giấy chứng tử. Sau đó, bác sĩ lắng nghe người nhà kể lại quá trình xảy ra cái chết chí mạng.

Thanh niên bị mắc xương cá chết tên là Thịnh, sáng sớm hôm nay cùng mấy người bạn trai ra đồng bắt cá. Do đêm qua mưa lớn, đồng ruộng ao mương gì cũng ngập nước, cá tôm có đầy, nên ai cũng bắt được rất nhiều cá tôm. Thịnh bắt được một con cá diếc núi, lại nhìn thấy trước mặt có một con cá chép to, trong lòng quá mừng bèn bước vội tới bắt cá chép, lúc này tay anh đang cầm cá diếc, không biết thả đâu cho ổn, nhưng không thể buông nó ra, trong giây phút vội vàng, anh quyết định đưa cá lên miệng ngậm. Không ngờ con cá nhỏ lại chui tọt vào cổ, và “cắm dùi” nơi cổ họng anh. Thịnh thấy cổ họng quá đau, liền dùng tay móc ra, nhưng đã quá muộn, cả mình con cá đều nằm nơi yết hầu, kéo ra không được.

Loài cá diếc núi này nhỏ nhắn và có rất nhiều ở đồng ruộng Thái Lan, thân mập, dài khoảng 2 3 thốn, vảy nó màu hoàng kim, sáng lấp lánh nhưng rất cứng và sắc. Nếu vuốt theo chiều thuận thì mình nó trơn, nhưng kéo ngược lại thì vảy sẽ thành những móc câu ghim chặt.

Vì vậy khi Thịnh càng lôi con cá ra, tức là càng bị các “móc câu” này phát huy đại tác dụng khiến anh đau chí tử. Loại cá này đặc biệt sống rất khỏe, dai. Nó có thể rời nước bò lên tuốt đỉnh núi, vì vậy mới gọi nó là diếc núi.

Chưa đầy mười phút, Thịnh bắt đầu hô hấp khó khăn, con cá cứng đầu trụ ngay tại yết hầu, nuốt không được, nhổ không ra, muốn hét to cũng không thể, Thịnh đành dùng tay chỉ vào miệng, hai mắt trợn trắng.

Mấy người bạn thấy vậy hoảng kinh, vội vạch miệng Thịnh để lấy đem cá ra, nhưng vô phương. Đành giương mắt nhìn Thịnh thống khổ co giật.

Một người bạn vội kêu xe taxi tới, chở Thịnh vào viện cấp cứu, nhưng đi được nửa đường thì chàng tắt thở.

Lúc này y viện đang phẫu thuật. Bác sĩ rạch cổ Thịnh lấy con cá diếc núi, nó vẫn chưa chết. Y tá đem nó thả xuống ao trước bệnh viện, hóm hỉnh nói:

Nếu như cảnh sát tra án thì sẽ truy bắt hung thủ, ngươi hãy xuống ao nước lánh đi nhé!

Còn thi thể của Thịnh thì người nhà lãnh đem về.

Thịnh bị mắc cá sống chết đi, gia đình làm tang lễ cho anh. Theo phong tục Thái Lan, người chết 7 ngày thì đem thiêu.

Thịnh chết trẻ bất ngờ, khiến nhiều người thương tiếc. Nhưng sáng hôm đó ngay lúc cử hành hỏa tang cho Thịnh, lại nghe tin có người bị cá diếc núi làm chết nữa, thực sự quá bất ngờ. Và còn bất ngờ hơn nữa, khi người chết là ông Thông – ba của Thịnh – cũng bị cá diếc núi mắc kẹt nơi cổ y như thế, và do nuốt nhổ không xong, vô phương hô hấp nên dẫn đến tử vong. Giống y chang kiểu chết của Thịnh.

Đây quả là chuyện cực kỳ lạ lùng trong ngày đó, gây chấn động toàn huyện, toàn tỉnh.

Bởi vì hôm đó gần tối mới cử hành lễ hỏa tang, thân hữu đếu đến dự. Ông Thông ba của Thịnh muốn chuẩn bị đãi khách, nên tờ mờ sáng đã ra mương bắt cá. Để tiện bắt cá tôm, trước tiên phải tát bớt nước trong mương đi. Lúc đó cá lớn cá nhỏ bị dồn ép, chen nhau quẫy đạp không ngừng, cứ dùng rọ mà chụp bắt nó. Ông vừa bắt cá, vừa lớn tiếng kêu vợ cầm thùng ra đựng cá.

Kể ra thì chậm, nhưng lúc đó diễn tiến rất nhanh, ngay lúc ông Thông hả to miệng gọi vợ, thì bỗng có một con cá diếc núi nhảy lên cao, không nghiêng không lệch, rơi đúng ngay vào miệng ông. Ông Thông bị nạn bất ngờ, hoảng kinh, vội vàng dùng toàn lực khạc nhổ cá ra và đưa tay móc… nhưng con cá diếc núi có sức sống mạnh mẽ dẻo dai đã chui thẳng vào yết hầu, trụ lại đó không thèm đi tiếp nữa.

Ông Thông được người bồng lên bờ mương. Lúc này hai mắt đã trợn trắng, trên đường đưa đến bịnh viện thì ông đã tắt thở.

Đây thực là chuyện lạ có một không hai nên được đồn vang khắp toàn thôn, toàn huyện, rồi toàn tỉnh.

Y viện trong một tuần ngắn ngủi đã phải xử lý tình huống tử vong của hai cha con ông Thông.

Việc này phải nói là chấn động và khó hiểu. Vì vậy Viện trưởng đến nhà tang quyến chia buồn, và cất công tìm hiểu vì sao cả hai cha con trong bảy ngày lại bị cá sống hại chết?

Té ra gia đình ông Thông, tổ tiên mấy đời đều cư ngụ ở đây. Hễ rảnh vụ mùa thì bắt cá, nuôi cá làm nghề phụ. Nếp nhà nhờ đây mà giàu có.

Ông Thông bắt cá phơi khô đem bán, nghĩa là khi bắt cá còn sống, ông dùng que tre đâm từ miệng cá đến cổ họng nó, mỗi que đâm từ 5 10 con, ông dùng lửa sấy hoặc phơi nắng. Mỗi xâu cá được treo nơi khung tre, chờ tiêu thụ.

Từ tổ phụ đến Thịnh là bốn đời, chuyên làm như vậy.

Dân làng thấy ông Thông dùng tre nhọn đâm yết hầu con cá sống khiến nó giẫy giụa đau đớn, thủ đoạn tàn nhẫn thảm khốc đến chẳng nỡ nhìn.

Ngàn vạn lần cũng không thể tưởng được là cha con họ lại bị cá sống hại chết giống y nhau theo kiểu này.

Nếu ngay đây mà đối chiếu cảnh: “Người móc cá, cá móc người”, thì đây chính là diễn tiến lạ lùng của báo ứng. Đúng như nhà Phật từng nói: “Nhân quá báo ứng không hề xử oan người”, có thể nói “Nhân quả xoay chuyển rất công bằng”. Xin mọi người cảnh giác, ngàn vạn lần chớ nên gieo nhân ác.

Từ Ngữ Phật Học Trong: Cá “Câu” Người