Hòa thượng Diệu Pháp từ bi khai thị như cam lồ rưới đảnh, khiến người nghe không ai là chẳng khai sáng tâm, pháp hỉ sung mãn. Xin ghi lại một phần pháp thoại ấy như sau:
Hỏi: Bạch Hòa thượng, vì sao có người giết vật gì lâu dần mặt họ lại giống con vật đó?
Đáp: - Lúc con vật bị giết lòng đầy kinh hoàng oán giận, hồn phách khó siêu và thường theo kẻ thủ ác chờ lúc phước của họ suy để báo oán. Lâu dần, thân hình kẻ đồ tể đó bị đồng hóa, nên sẽ có vẻ mặt và dáng dấp hao hao giống loài vật đã bị họ giết chết.
Hòa thượng mỉm cười nói tiếp:
- Cái này có thể giải thích giống như ảnh hưởng môi trường hoàn cảnh, hành vi… Ví như một kẻ cắp sách tới trường, thời gian sau sẽ có dáng dấp như thư sinh, kẻ buôn bán sẽ có dáng dấp thương gia, kẻ làm ruộng có dáng nông phu, kẻ làm việc chân tay có dáng công nhân.
Riêng kẻ đồ tể thân xác luôn mang mùi tanh tưởi, chứa đầy thù hận của các con vật bị họ sát hại nên thân toàn ác nghiệp, tâm chứa đầy xấu độc… và họ giết loài nào nhiều nhất thì họ sẽ mang hình dáng con vật đó. Đây cũng là điềm báo sao khi chết họ sẽ thành loài đó.
Đọc trong sử, chúng ta thấy mẹ ông Mạnh Tử phải dời nhà ba lần vì muốn con mình được sống môi trường thiện lành, có được ảnh hưởng tốt.
Điều này dễ hiểu thôi, gần trường học, sẽ làm quen với tính hiếu học. Chơi với kẻ đánh bạc, sẽ trở thành người ham mê đỏ đen, giao du với người hiền thì trở thành lương thiện. Nếu thường thân cận
Phật Thánh, sẽ có tâm như Thánh, nhan diện sẽ hiền lương như mặt Phật, vì “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”
Những kẻ sống bằng nghề đồ tể thân tâm đều có ác khí rất nặng, tất nhiên bản thân và chỗ ở của họ luôn ẩn chức họa tai, một khi phúc suy, thì báo ứng đến.
Hỏi: Nếu ăn thịt gà thì thế nào?
Đáp: - Loài gà tuy được nuôi bằng sự tiến bộ của văn minh loài người, song về vệ sinh, ăn uống, chốn ở đều nằm trong phạm vi một cái chuồng chật hẹp nên chúng mắc bệnh cúm rất nhiều, vì vậy mà thân thể bị nhiễm đầy chất độc của bệnh cúm.
Chúng mang hình thể thú vật, có đau ốm cũng ít ai biết, lại chẳng được uống thuốc men, luôn ẩn chứa mầm bệnh trong mình. Người đời mê ăn thịt, không biết họa hoại ẩn ở trong, cứ nấu ăn thịt đó, tưởng là ngon, bổ không ngờ rằng ăn sẽ mang bệnh vào thân
Tục ngữ có nói: “Bệnh tùng khẩu nhập” (bệnh vào từ miệng), còn trong kinh sách thường nhắc: “Ăn tám lượng, phải trả nửa cân”.
- Ăn thịt nhiều rất có hại, đó là sự thực. Có khi không chỉ trả nửa cân, mà còn phải trả cả mạng sống. Nhiều người ăn đủ thứ thịt, bị mỡ thừa tích tụ, thân đầy độc chất, máu bị nhiễm trược, cơ thể bị trúng phong, sinh cao áp huyết, ung thư, cuối cùng hết thuốc chữa. Nếu nói thực tế, chưa bàn nghiệp báo chi thì nội chuyện ăn mặn đã rất có hại rồi, vì rước mầm bịnh, tâm oán hận vào mình, lâu ngày thành ung bướu, không chết gấp thì cũng chết từ từ, bịnh hành đau đớn.
Con vật trược khí nhiều, từ tư tưởng đến phẩm hạnh đều thấp hèn – vì gieo nghiệp xấu tệ mà đọa làm thú, thân tâm đều là nguyên tố súc sinh, con người ăn thịt chúng vào, nạp mãi nguyên tố thấp thì thân thể thuần là tố chất của loài vật. Người ăn thịt thiếu lòng từ, thân đầy trược khí. Rất không tốt!
Người biết tu, phải nuôi dưỡng lòng nhân từ, bảo vệ phẩm chất thanh tịnh, khi ăn thịt những loài gia súc, vô tình, tinh linh của người sẽ bị tinh linh của vật làm ô nhiễm, ảnh hưởng tới công phu tu hành. Hơn nữa ăn chay giúp tiết dục, tĩnh tâm, giúp ích cho sự tu tập rất nhiều. Vì cơ thể máu thịt của súc sinh ô trược, tinh linh dơ bẩn, ăn vào dục nhiều, tinh thần tối tăm. Cho nên từ cổ chí kim, những bậc tu sĩ đều ăn chay là vậy.
Nói thực tế, ăn thịt nhiều rất có hại chẳng ích lợi gì. Nhất là người lớn tuổi, sức đề kháng suy yếu, ăn nhiều thịt không tiêu hóa hết, phần dư thừa nằm lại trong cơ thể khiến sinh ra đủ chứng bệnh, cho nên ăn ít hại ít. Là đệ tử Phật thì tốt nhất không ăn thịt, vừa trưởng dưỡng từ tâm, không tạo ác, vừa giữ thân thanh sạch.
Có nhiều loài nhỏ như côn trùng, chim chóc, con người ăn một miếng là sát hại một mạng sống, hoặc chục mạng, trăm mạng. Con vật cũng có quyền được sống, giết choc chúng bừa bãi không những làm thương tổn tình người mà còn phá hoại môi trường sinh thái thiên nhiên, hủy diệt lòng từ ái.
Đức Phật thương yêu tất cả chúng sinh, chúng ta là đệ tử Phật, cũng nên học theo hạnh Ngài, hãy đối xử từ ái với loài vật.
Hỏi: Có cư sĩ muốn kiến thiết đạo tràng, hành nhiều bố thí, xin thỉnh giáo ngài làm sao để “tụ” được nhiều tiền tài?
Đáp: - Tài sản tiền bạc giống như củi, tụ nhiều vô ích. Chỉ một mồi lửa là thiêu cháy thật dễ dàng. Củi có thể giúp tỏa nhiệt, nhặt đâu cũng có, dễ tìm đầy rẫy, không nên tham muốn có nhiều, vì tàng ẩn họa ở trong.
Vương cư sĩ hỏi: - Thầy nọ bói cô ấy mấy năm nữa đi vào quan vận, không có tài vận, vì vậy không cho giữ chức Tổng giám đốc công ty, nói như thế là vô lý. Xin thầy khai thị. Đáp: Dù nói số mệnh, nhưng người tu hành có thể cải đổi số mệnh. Đã gọi là số mệnh thì có 3 phần là mệnh, 7 phần là vận. Đây chính là thời vận, cho nên nói “ Thời tới thì phát huy”, vì vậy chuyện nắm bắt thời cơ rất quan trọng, là then chốt.
Nhưng làm sao để nắm bắt? Việc này phải xem ngộ tính của một cá nhân, đồng thời phải nhìn sự tu trì bình thường của y. Ngộ đạo rồi, liền có thể nắm bắt thời cơ, cũng có thể cải đổi vận mệnh mình
Hỏi: Có một cư sĩ ở Thiên Tân, mấy năm trước được ban tặng cho con chó Giang Tô tên A Lý, từ lúc cư sĩ này ăn chay, con chó cũng không ăn thịt. Mỗi khi chủ nó tụng kinh sớm tối, thì nó đều nằm phục một bên, giống như là nghe kinh. Những khi ra đường, hễ gặp chó cái đến ve vãn, là nó luôn quay đầu bỏ đi. Sau này phát hiện trên đầu nó có vết sẹo giống như lúc thọ giới đốt hương chấm vào, vậy việc này thế nào?
Đáp: - Tuy mang thân chó nhưng nó không ăn thịt, ưa ăn chay lại không có tâm ái dục, ưa nghe kinh thính pháp, thích thân cận thiện tri thức, không có tâm tranh đấu, nó là “một người tu trong thân súc sinh”, bởi vì trên đầu nó có “giới liều” hiển hiện. Phật từng hóa làm thân nai, trong “Quán Thế Âm Bồ tát Phổ Môn phẩm” cũng từng giảng Bồ Tát Quán Thế Âm hiện đủ các thân hóa độ chúng sanh. Nhân đó, chuyện này không có gì lạ. Con chó đó là hiện thân thuyết pháp
Hỏi: Người ta có thể làm việc chung với những kẻ khắc tuổi, khắc mệnh chăng?
Đáp: - Đoàn thể học Phật là lò luyện lớn, có thể dung chứa hết tất cả. Phật pháp là chí cương. Không có gì xô ngã. Phật pháp cũng chí nhu (rất mềm mại), không có gì đâm thủng. Bởi vậy chỉ cần mọi người nương vào chánh niệm, thì có thể chung tay dựng xậy việc lớn.
Hỏi: Mạnh cư sĩ, Hồng cư sĩ, sắp kết hôn, muốn xin thỉnh giáo Sư phụ?
Đáp: - Hy vọng họ sau khi kết môn lập nên gia đình Phật hóa. Thành những đồ đệ tu hành tại gia mẫu mực. Đạo làm vợ kính yêu phu quân, xử tốt với mẹ chồng, cần kiệm hộnhà, xuất nhập điều độ, vinh nhục đồng hưởng, tuyệt không than oán.
Đạo làm chồng, thương vợ như em, không lìa không bỏ, không sợ khốn khổ, đem thân làm gương, dạy con thành tài. Hai cư sĩ nếu có thể làm theo đây, tất gia đình hòa thuận hạnh phúc. Tương lai hết nghiệp Ta bà, đồng sinh cõi tịnh tu hành
Hỏi: Con của cư sĩ kia sang năm thì vào Học Viện Mỹ Thuật Thiên Tân, muốn hỏi Sư phụ cháu có thể thi đậu không?
Đáp: - Làm người cần chánh, làm con cần hiếu, làm học trò cần siêng năng, tâm cần tu sửa, an định. Đạt được bốn điền này, thì có thể tùy tâm mong muốn sự nghiệp thành.
Hỏi: Con rất ưa giảng Phật pháp cùng người, phải chăng có chỗ không đúng, giảng pháp cần chú ý gì, xin Sư phụ dạy.
Đáp: Hoằng dương Phật pháp cố nhiên là việc tốt, như cần chú ý thời gian, không nên mặc tình hành sự.
Buổi sáng từ 8g đến 11g, buổi chiều từ 2g đến 5g, đây là thời gian giảng pháp tốt nhất. Một lần giảng không quá 3 tiếng.
Người giảng tinh thần sức lực sung mãn, người nghe chú ý tập trung. Dễ thâm nhập thể hội lãnh ngộ Phật lý. Vượt quá mức thì tinh thần mỏi mệt, nói nhiều vô ích.
Người làm thầy nhất định phải tuân giữ quy cũ, trước phải điều phục mình sau mới điều người. Sống không hành đúng pháp chính là phá hoại đạo làm thầy, thế thì sao có thể là mô phạm cho hàng hậu học?
Cẩn thận ghi nhớ!
Hỏi: Tu thế nào mới được lợi ích?
Đáp: Tu hành là chịu khổ. Khổ vì phải nhẫn điều khó nhẫn. Lại giống như người nuốt độc dược mà muốn nôn ra vậy. Nhưng bạn vĩnh viễn không thể mong bụng người khác nôn giùm độc dược của mình.
Nghĩa là tật tánh của mình phải do mình sửa. Tu hành không nên gấp, không nên nôn nóng cầu mau thành. Chư Phật Bồ tát đều tùy thời, tùy duyên từ bi gia trì cho bạn. Nhưng các bạn trước tiên phải đem ba độc (tham, sân, si), lỡ nuốt vào từ vô thủy kiếp đến nay, nôn hết ra, mới có thể nếm được mỹ vi cam lồ.
Đây gọi là “ói cái cũ, nạp cái mới”. Cho nên học Phật trước phải phá ngã chấp, không nên thấy toàn thị phi, mắt chỉ lo nhìn lỗi người.
Phải biết các oán ghét đối nghịch trong đạo đều do nghiệp chướng bản thân từ nhiều kiếp đến nay chiêu cảm nên. Phải chí thành sám hối mới có thể bình lặng tất cả.
Còn những phản ứng kình chống ngang ngược giống như sóng trước đẩy sóng sau, chỉ làm khơi thêm oán hận, không thể giải thoát.