Home > Pháp Luận > Gioi-Thieu-Kinh-Hoa-Nghiem

Lời Giới Thiệu


Kinh Hoa Nghiêm, gọi đủ là Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh, là bộ kinh điển trọng yếu hiển bày ý nghĩa tuyệt vời về nhân hạnh quả đức của Phật đà như tạp hoa trang nghiêm rộng lớn viên mãn, vô tận vô ngại, qua các vị Bồ tát lớn Phổ Hiền, Văn thù, sau khi Phật thành đạo tại các nơi như Bồ Đề Tràng v.v…

Bản Hán dịch kinh này có 3:

Bản dịch của Phật đà bạt đà la, đời Đông Tấn, nhan đề ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM KINH, 60 quyển, vì để phân biệt với bản dịch đời Đường nên được gọi là Cựu dịch Hoa Nghiêm, hoặc Lục thập Hoa Nghiêm. 

Bản dịch của Thật xoa nan đà vào đời Đường Võ Chu, nhan đề ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM KINH, 80 quyển, còn gọi Tân dịch Hoa Nghiêm, hoặc Bát thập Hoa Nghiêm. 

Bản dịch của Bát nhã vào niên hiệu Trinh Quán đời Đường, cũng mang tên ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM KINH, 40 quyển, gọi đủ tên là Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh Nhập Bất Tư Nghị Giải Thoát Cảnh Giới Phổ Hiền Hạnh Nguyện Phẩm, gọi tắt là Phổ Hiền Hạnh Nguyện Phẩm, hoặc Tứ thập Hoa Nghiêm. 

Nguyên bản Phạn văn của bản dịch thứ nhất của kinh này có 36. bài kệ, do đệ tử của ngài Huệ Viễn là Pháp Lĩnh mang về từ Vu Điền (nay là vùng Hòa Điền, Tân Cương), được Tam tạng Phật đà bạt đà la, người Thiên Trúc dịch ra chữ Hán tại chùa Đạo Tràng ở Dương Châu (nay là Nam Kinh) vào ngày mùng 10 tháng 03, niên hiệu Nghĩa Hy thứ 14 đời Tấn (418). Tam tạng tay cầm bản Phạn dịch ra chữ Hán, Pháp Nghiệp bút thọ, Huệ Nghiêm, Huệ Quán … nhuận văn, quan Nội Sử ở Ngô quận tên Mạnh Khải, Hữu vệ tướng quân Chử Thúc Độ làm đàn việt, dịch xong ngày mùng 10 tháng 06, niên hiệu Nguyên Hy thứ 2 (420), hiệu đính hoàn tất vào niên hiệu Vĩnh Sơ thứ 2 đời Lưu Tống (421) (Xem XUẤT TAM TẠNG KÝ TẬP quyển 9). Lúc mới dịch thì chia làm 50 quyển, sau chia lại thành 60 quyển, gồm 34 phẩm trình bày việc thuyết pháp tại 8 hội, 7 chỗ. Về sau, vào tháng 03 niên hiệu Vĩnh Long nguyên niên (680) đời Đường, ngài Tam tạng Địa bà ha la, người Thiên Trúc và ngài Pháp Tạng hiệu khám kinh này, thấy trong Phẩm Nhập Pháp Giới còn thiếu sót, Ngài từ bản Phạn dịch thêm một đoạn văn từ "Ma da Phu Nhân …" đến "Di lặc Bồ tát" bổ sung vào (Xem HOA NGHIÊM KINH THÁM HUYỀN KÝ quyển 1), thành ra bộ Kinh Hoa Nghiêm 60 quyển đang hiện hành.

Nguyên bản Phạn văn của bản dịch 80 quyển, gồm 45. bài tụng, do Võ Tắc Thiên đời Đường sai sứ đến Vu Điền mang về, và thỉnh ngài Tam tạng Thật xoa nan đà, người Vu Điền, bắt đầu dịch tại chùa Đại Biến Không ở Lạc Dương vào ngày 14 tháng 03, niên hiệu Chứng Thánh nguyên niên (695), đích thân Võ Hậu đến dịch trường đề tên phẩm đầu tiên, các ngài Bồ đề lưu chí, Nghĩa Tịnh đồng tuyên bản Phạn, các ngài Phục Lễ, Pháp Tạng tham dự bút thọ, nhuận văn, đến ngày 18 tháng 10, niên hiệu Thánh Lịch thứ 2 (699) dịch xong tại chùa Phật Thọ Ký (Xem KHAI NGUYÊN THÍCH GIÁO LỤC quyển 9), thành 80 quyển, chia làm 39 phẩm, gồm việc thuyết pháp tại 7 chỗ (đồng bản Cựu dịch), 9 hội (8 hội đồng Cựu dịch, thêm 1 hội Phổ Quang Pháp Đường). Về sau, ngài Pháp Tạng thấy trong Phẩm Nhập Pháp Giới của kinh này còn có chỗ thiếu sót, Ngài mới cùng với Địa bà ha la hiệu khám Phạn văn, ở đầu quyển 80 từ "Bồ tát Di lặc" cho đến "ở trước tam thiên đại thiên thế giới vi trần số thiện tri thức" bổ sung vào 15 hàng "Văn thù duỗi tay xoa đầu Thiện Tài" (Xem HOA NGHIÊM KINH SỚ quyển 3, HOA NGHIÊM LƯỢC SÁCH), tức là bản 80 quyển đang lưu hành hiện nay.

Nguyên bản Phạn văn của bản dịch thứ ba, 40 quyển của kinh này gồm 16.700 bài kệ (Xem TRINH NGUYÊN THÍCH GIÁO LỤC quyển 17) là bản do chính tay nhà vua nước Ô đồ, Nam Thiên Trúc sao chép sai sứ đem tặng vua Đường vào tháng 11 niên hiệu Trinh Quán thứ 11 (795). Tháng 6 năm sau (796), Đường Đức Tông thỉnh Tam tạng Bát nhã phiên dịch tại chùa Sùng Phước ở Trường An, Quảng Tế dịch ngữ, Viên Chiếu bút thọ, Trí Nhu, Trí Thông biên tập, Đạo Hoằng, Giám Linh nhuận văn, Đạo Chương, Đại Thông chứng nghĩa, Trừng Quán, Linh Thúy … tường định, đến tháng 2 năm thứ 14 (798) dịch xong, thành 40 quyển. Nội dung bộ này đồng với Phẩm Nhập Pháp Giới của hai bản Cựu dịch và Tân dịch nói trên, nhưng trên văn tự tăng thêm rất nhiều, nhất là quyển thứ 40 có mười đại hạnh nguyện và bài Phổ Hiền quảng đại nguyện vương thanh tịnh kệ mà trong hai bản dịch Kinh Hoa Nghiêm trước chưa có.

Ngoài ba bản dịch kể trên, cũng có không ít một phẩm nào đó hoặc một phần nào đó của kinh này được truyền dịch ở Trung Quốc. Như trong thế kỷ II, đời Hậu Hán, Chi lâu ca sấm đã từng dịch Kinh Đâu Sa 1 quyển tại Lạc Dương, đây là bản dịch biệt hành đầu tiên của kinh này. Chi Khiêm đời Ngô, Trúc Pháp Hộ, Nhiếp Đạo Chân đời Tây Tấn cho đến các đời Nam Bắc Triều, Tùy, Đường đều có bản dịch biệt hành của kinh này, trong HOA NGHIÊM KINH TRUYỆN KÝ quyển 1 của Pháp Tạng có liệt kê 35 bộ của bản dịch biệt hành kinh này.

Nay đem các bản biệt hành hiện còn đối chiếu với các phẩm trong bản dịch đời Đường như sau:

Phật Thuyết Đâu Sa Kinh, 1 quyển (phẩm Như Lai Danh Hiệu, phẩm Quang Minh Giác), Chi lâu ca sấm dịch vào đời Hậu Hán. 

Phật Thuyết Bồ tát Bản Nghiệp Kinh, 1 quyển (phẩm Tịnh Hạnh, phẩm Thập Trụ), Chi Khiêm dịch vào đời Ngô. 

Chư Bồ tát Cầu Phật Bản Nghiệp Kinh, 1 quyển (phẩm Tịnh Hạnh), Nhiếp Đạo Chân dịch vào đời Tây Tấn. 

Bồ tát Thập Trụ Hành Đạo Phẩm, 1 quyển (phẩm Thập Trụ), Trúc Pháp Hộ dịch vào đời Tây Tấn. 

Bồ tát Thập Trụ Kinh, 1 quyển (phẩm Thập Trụ), Kỳ đa mật dịch vào đời Đông Tấn. 

Tiệm Bị Nhất Thiết Trí Đức Kinh, 5 quyển (phẩm Thập Địa), Trúc Pháp Hộ dịch vào đời Tây Tấn. 

Thập Trụ Kinh, 4 quyển (phẩm Thập Địa), Cưu ma la thập dịch vào đời Hậu Tần. 

Phật Thuyết Thập Địa Kinh, 9 quyển (phẩm Thập Địa), Thi la đạt ma dịch vào đời Đường. 

Đẳng Mục Bồ tát Sở Vấn Tam muội Kinh, 3 quyển (phẩm Thập Định), Trúc Pháp Hộ dịch vào đời Tây Tấn. 

Hiển Vô Biên Phật Độ Công Đức Kinh, 1 quyển (phẩm Thọ Lượng), Huyền Trang dịch vào đời Đường. 

Phật Thuyết Giảo Lượng Nhất Thiết Phật Sát Công Đức Kinh (phẩm Thọ Lượng), Pháp Hiền dịch vào đời Tống. 

Phật Thuyết Như Lai Hưng Hiển Kinh, 4 quyển (phẩm Như Lai Xuất Hiện), Trúc Pháp Hộ dịch vào đời Tây Tấn. 

Độ Thế Phẩm Kinh, 6 quyển (phẩm Ly Thế Gian), Trúc Pháp Hộ dịch vào đời Tây Tấn. 

Phật Thuyết La ma ca Kinh, 3 quyển (phẩm Nhập Pháp Giới), Thánh Kiên dịch vào đời Tây Tần. 

Văn thù sư lợi Phát Nguyện Kinh, 1 quyển (phẩm Nhập Pháp Giới), Phật đà bạt đà la dịch vào đời Đông Tấn. 

Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh Nhập Pháp Giới Phẩm, 1 quyển (phẩm Nhập Pháp Giới), Địa bà ha la dịch vào đời Đường. 

Phật Hoa Nghiêm Nhập Như Lai Trí Đức Bất Tư Nghị Kinh, 2 quyển (hội Phổ Quang Pháp Đường), Xà na quật đa dịch vào đời Tùy. 

Đại Phương Quảng Nhập Như Lai Trí Đức Bất Tư Nghị Kinh, 1 quyển (hội Phổ Quang Pháp Đường), Thật xoa nan đà dịch vào đời Đường. 

Đại Phương Quảng Như Lai Bất Tư Nghị Cảnh Giới Kinh, 1 quyển (biệt bản Hoa Nghiêm), Thật xoa nan đà dịch vào đời Đường. 

Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh Bất Tư Nghị Phật Cảnh Giới Phần, 1 quyển (biệt bản Hoa Nghiêm), Đề Vân Bát nhã dịch vào đời Đường. 

Đại Phương Quảng Phổ Hiền Sở Thuyết Kinh, 1 quyển (biệt bản Hoa Nghiêm), Thật xoa nan đà dịch vào đời Đường. 

Đến như Kinh Hoa Nghiêm 40 quyển do ngài Bát nhã dịch vào đời Đường cùng đồng dạng là bản biệt hành của phẩm Nhập Pháp Giới trong toàn bộ Kinh Hoa Nghiêm.

Bản dịch Tạng văn của kinh này do các ngài Thắng Hữu, Thiên Vương Bồ đề người Ấn Độ và ngài Trí Quân người Tây Tạng cộng tác phiên dịch từ Phạn văn, ngài Biến Chiếu Hộ hiệu đính thành 115 quyển (Nại Đường Mục Lục ghi 130 quyển, Đức Cách Mục Lục ghi 116 quyển, thật ra là 115 quyển), chia làm 45 phẩm; 44 phẩm đầu tương đương với 38 phẩm đầu của bản dịch đời Đường, phẩm thứ 45 tương đương với phẩm Nhập Pháp Giới thứ 39 của bản dịch đời Đường. Bản Tạng dịch so với bản Hán dịch, có thêm phẩm thứ 11 và phẩm thứ 32, ngoài ra, văn cú trong các phẩm khác cũng có thêm bớt chút ít.

Về bản Phạn của kinh này, như NHIẾP ĐẠI THỪA LUẬN THÍCH q. 15, bản dịch đời Lương ghi: Kinh Hoa Nghiêm có 100. bài kệ, nên gọi là Bách Thiên Kinh. Còn HOA NGHIÊM KINH TRUYỆN KÝ q. 1 nói: Theo truyền thuyết, Hoa Nghiêm Kinh Đại Bất Tư Nghị Giải Thoát này có ba bản, hai bản Thượng và Trung ẩn giấu chẳng truyền, bản Hạ có 100. bài kệ, 48 phẩm, hiện đang lưu truyền tại Thiên Trúc. Ở đây nói bản Hạ 100. bài kệ hiện đang lưu hành tại Thiên Trúc rất phù hợp với Kinh Bất Tư Nghị Giải Thoát có 100. bài kệ được ghi trong Luận Đại Trí Độ q.100, và Kinh Hoa Nghiêm bản Phạn có 100. bài kệ được đề cập tới trong Lục thập Hoa Nghiêm Hậu Ký, bản dịch đời Tấn, đủ chứng minh kinh này cũng có tên Kinh Bất Tư Nghị Giải Thoát gồm 100. bài kệ mà Kinh Tứ Thập Hoa Nghiêm là một phần trong đó. Như TRINH NGUYÊN THÍCH GIÁO LỤC q. 17 ghi: "Bản Phạn của Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm gồm có 6 pho, 100. bài kệ, đời Đường đã dịch 80 quyển tương đương với pho thứ 2; Kinh Hoa Nghiêm mà quốc vương Nam Thiên Trúc đã từng giảng là pho thứ 3 (tức bản Phạn Tứ thập Hoa Nghiêm do ngài Bát nhã dịch) có 16.700 bài kệ". TỨ THẬP HOA NGHIÊM KINH HẬU KÝ cũng nói bản Phạn này là bản Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm đã được vua nước Ô đồ ở Nam Thiên Trúc tự tay biên chép, trong 100. bài kệ ấy có phẩm "Đồng tử Thiện Tài thân cận thừa sự 55 vị thiện tri thức bậc Thánh trong số Phật sát vi trần số thiện tri thức nhập Bất Tư Nghị Giải Thoát Cảnh Giới Phổ Hiền Hạnh Nguyện". Tham khảo thêm Thập Địa Kinh Luận của Thế Thân, cùng các Thích Luận của các ngài Kim Cương Quân, Kiên Huệ giải thích phẩm Thập Địa của kinh này; Luận Đại Thừa Tập Bồ tát Học của Tịch Thiên cũng dẫn dụng kệ tụng của phẩm Hiền Thủ trong kinh này, thì có thể thấy phẩm Nhập Pháp Giới, phẩm Thập Địa cho đến các phẩm khác của kinh này, tại Ấn Độ thời cổ đại đã trở thành từng kinh riêng lẻ lưu hành. Trong đó, phẩm Nhập Pháp Giới (tức Tứ thập Hoa Nghiêm) và phẩm Thập Địa là 2 trong 9 bộ kinh lớn được đọc tụng rộng rãi từ xưa đến nay trong giới Phật giáo Népal, nhờ đó mà bản Phạn của 2 phẩm này được bảo tồn cho đến nay. Đến thế kỷ XIX, bản Phạn của 2 phẩm này cùng với các sách chữ Phạn khác lại do Nepal lưu truyền đến các quốc gia Ấn Độ, Anh, Pháp, Nhật Bản v.v… và được hiệu khám xuất bản. Bản Phạn phẩm Thập Địa hiện đang lưu hành là bản do Cận Đằng Hoảng Diệu hiệu san (Đông Kinh, 1936), phẩm Nhập Pháp Giới do Linh Mộc Đại Chuyết và Tuyền Phương Cảnh hiệu san (Đông Đô, 1934 1936), Phổ Hiền Bồ tát Hạnh Nguyện Tán do Độ Biên Hải Húc hiệu san (1902). Còn các bản Phạn của các phẩm khác dường như đều đã thất lạc, chưa thấy phát hiện.

Trong các bản Hán dịch kinh này, bản 80 quyển dịch vào đời Đường, văn nghĩa lưu loát nhất, phẩm mục hoàn bị hơn hết, vì thế được lưu truyền rộng rãi tại Trung Quốc. Sau đây, nội dung Kinh Hoa Nghiêm sẽ được lược thuật theo bản dịch này.

Kinh Hoa Nghiêm bản dịch đời Đường được hình thành từ 9 hội thuyết pháp:

Từ Ngữ Phật Học Trong: Lời Giới Thiệu

Kinh Sách Liên Quan

 
1.    Kinh Hoa Nghiêm Phổ Hiền Hạnh Nguyện Phẩm, Tam Tạng Pháp Sư Bát Nhã | Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh, Việt Dịch
2.    Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm 4 Tập, Đại Sư Thật Xoa Nan Đà | Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh, Việt Dịch
3.    Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh Yếu Giải, Cư Sĩ Như Hòa
4.    Diệu Nghĩa Thành Phật Của Hoa Nghiêm Nhất Thừa, Thanh Khâu Sa Môn Kiến Đăng Chi | Thượng Tọa Thích Nguyên Chơn, Việt Dịch
5.    Hoa Nghiêm Niệm Phật Tam Muội Luận, Cư Sĩ Bành Tế Thanh | Ni Sư Hải Triều Âm, Việt Dịch
6.    Lược Giải Những Pháp Số Căn Bản, Cư Sĩ Hạnh Cơ
7.    Thành Duy Thức Luận, Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang | Hòa Thượng Thích Thiện Siêu, Việt Dịch
8.    Trung Luận, Long Thọ Bồ Tát | Hòa Thượng Thích Viên Lý, Việt Dịch
9.    Kinh Hoa Nghiêm Đại Phương Quảng Phật Giảng Giải Trọn Bộ, Hòa Thượng Thích Tuyên Hóa | Tỳ Kheo Thích Minh Định, Việt Dịch
10.    Luận Hoa Nghiêm Niệm Phật Tam Muội, Cư Sĩ Bành Tế Thanh | Cư Sĩ Định Huệ, Việt Dịch
11.    Hoa Nghiêm Kinh Chỉ Quy, Đại Sư Pháp Tạng Hiền Thủ | Thượng Tọa Thích Nguyên Chơn, Việt Dịch
12.    Truyện Ký Kinh Hoa Nghiêm, Ngộ Bổn, Việt Dịch
13.    Hoa Nghiêm Pháp Giới Huyền Cảnh, Đại Sư Thanh Lương Trừng Quán | Thượng Tọa Thích Nguyên Chơn, Việt Dịch