Phật Học Vấn Đáp


Xin hỏi phải nắm bắt mức độ tùy thuận chúng sanh như thế nào?
Xin hỏi phải nắm bắt mức độ tùy thuận chúng sanh như thế nào? Ví dụ như một việc nào đó, nếu không tùy thuận người khác, không tùy thuận tập thể thì có thể làm liên luỵ đến việc của họ; còn nếu tùy thuận thì sẽ khiến cho chính mình phạm giới, như mượn danh nghĩa của mình để làm một số việc.

8/12/2022 12:06:57 PM

Việc này phải có trí huệ, nếu không có trí huệ thì chính là như trong nhà Phật nói: “Từ bi đa họa hại, phương tiện xuất hạ lưu” (từ bi lắm họa hại, phương tiện thành hạ lưu), bạn sẽ rơi xuống hạ lưu, có họa hại rồi. Cho nên phải có trí huệ. Khi tùy thuận chúng sanh, bạn từ Thập Đại Nguyện Vương thì có thể lĩnh hội được. Bạn xem “Lễ kính chư Phật”, nhất định phải tùy thuận, cung kính đối với người nhất định phải tùy thuận, đối với người ác cũng phải cung kính. “Tán thán Như Lai” thì có điều kiện, bạn xem tán thán thì đổi thành Như Lai, Ngài không gọi là chư Phật. Tán thán nhất định là việc tốt, việc thiện. Họ làm không như pháp thì không được tán thán. Cho nên Như Lai là từ trên tánh đức mà nói, chư Phật là từ trên hình tướng mà nói, việc này không như nhau. Do đây có thể biết, Bồ tát Phổ Hiền dạy chúng ta “Hằng thuận chúng sanh”, bạn sẽ hiểu được hằng thuận chúng sanh là có chừng mực, không phải là vô điều kiện, trong đó có điều kiện, những thứ này phải nên khéo mà học tập. Nền tảng cơ bản nhất vẫn là Đệ Tử Quy, nếu bạn có thể bắt đầu học từ Đệ Tử Quy, bắt đọc học từ Thập Thiện Nghiệp, bắt đầu học từ Thái Thượng Cảm Ứng Thiên thì chừng mực đó vô cùng rõ ràng. Bạn sẽ biết trong các tình huống khác nhau, làm sao vận dụng linh hoạt, vận dụng đến chỗ vừa vặn. Cho nên đây là trí huệ.

Mượn danh nghĩa làm một số việc, sự việc này nếu không như pháp, có khi chính mình còn phải chịu trách nhiệm pháp luật. Cho dù chính bạn cảm thấy không quan trọng, người nhà của bạn sẽ gián tiếp chịu tổn hại, việc này cũng không thể không lưu ý.

Trích từ:  Học Phật Vấn Đáp. Hòa Thượng Thích Tịnh Không


Thẻ
Giới        Chúng Sanh       

Câu Hỏi Ngẫu Nhiên


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật