Home > Truyện Phật Giáo > Nhung-Truyen-Cam-Ung-Ve-Kinh-Dai-Phuong-Quang-Phat-Hoa-Nghiem

Bồ Tát Thiên Thân


Bồ tát Thiên Thân là em của bồ tát Vô Trước, người Tây Vực[3]. Thuở nhỏ, bồ tát Thiên Thân học theo giáo nghĩa Tát bà đa bộ (Hữu bộ); lớn lên, tinh thông năm bộ luật[4]. Thời gian đầu, bồ tát tu học theo Tiểu thừa[5] và soạn năm trăm bộ luận Tiểu thừa. Bồ tát Vô trước thương em mình là người thông minh mà chưa phát tâm tu học theo Đại thừa, mãi say mê ca tụng giáo lí Tiểu thừa mà không bàn đến giáo pháp Đại thừa[6], nên giả vờ bệnh để hóa độ em. Bồ tát Vô Trước sai người gọi em đến để dẫn dụ và sách tấn, giảng cho em hiểu về nghiệp nhân của bệnh. Nghe xong, bồ tát Thiên Thân lớn tiếng đọc tụng các bộ kinh mà lâu nay người anh đã thụ trì, đó là các kinh Duy ma[7], Pháp hoa[8], Niết bàn[9], Hoa nghiêm[10] v.v... Bồ tát Vô Trước lắng nghe mà trong lòng vui buồn lẫn lộn.

Đọc các bộ kinh ấy suốt mấy ngày như vậy, bồ tát Thiên Thân mới tin tưởng và tỏ ngộ, hết lòng kính trọng giáo nghĩa Nhất thừa[11] của kinh Hoa nghiêm, biết đây là cảnh giới của chư Phật, nên xả bỏ Tiểu thừa, tu theo Đại thừa và vô cùng hối hận về lỗi lầm trước đây. Lúc này, bồ tát định lấy dao bén cắt lưỡi để tạ tội, nhưng bồtát Vô Trước khuyên can:

- Trước đây, em dùng miệng để ca tụng giáo lí Quyền thừa, bài xích giáo pháp

Chân thừa. Nay, em cũng nên dùng miệng mình để khen ngợi giáo pháp Chân thừa thì tội lỗi sâu nặng ấy sẽ tự tiêu tan, đâu cần cắt lưỡi làm gì!

Từ đó, bồ tát Thiên Thân vào núi, thụ trì kinh Hoa nghiêm. Sau, bồ tát soạn bộ luận Thập địa[12], hễ chỗ nào chưa thông suốt thì đến hỏi bồ tát Vô Trước. Nếu bồ tát Vô Trước cũng chưa hiểu thấu thì vận thần thông bay lên cõi trời Tri Túc[13] để thỉnh bồ tát Từ Thị[14] quyết đoán. Bộ luận vừa viết xong thì đại địa chấn động và từ nơi bộ luận ấy phóng ra vầng hào quang chiếu sáng vài trăm dặm. Thấy vậy, cả nước vui mừng và đều lấy làm lạ. Điều này được ghi đầy đủ trong truyện Vô Trước.

Kinh Sách Liên Quan

 
1.    Kinh Hoa Nghiêm Phổ Hiền Hạnh Nguyện Phẩm, Tam Tạng Pháp Sư Bát Nhã | Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh, Việt Dịch
2.    Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm 4 Tập, Đại Sư Thật Xoa Nan Đà | Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh, Việt Dịch
3.    Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh Yếu Giải, Cư Sĩ Như Hòa
4.    Diệu Nghĩa Thành Phật Của Hoa Nghiêm Nhất Thừa, Thanh Khâu Sa Môn Kiến Đăng Chi | Thượng Tọa Thích Nguyên Chơn, Việt Dịch
5.    Hoa Nghiêm Niệm Phật Tam Muội Luận, Cư Sĩ Bành Tế Thanh | Ni Sư Hải Triều Âm, Việt Dịch
6.    Lược Giải Những Pháp Số Căn Bản, Cư Sĩ Hạnh Cơ
7.    Thành Duy Thức Luận, Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang | Hòa Thượng Thích Thiện Siêu, Việt Dịch
8.    Trung Luận, Long Thọ Bồ Tát | Hòa Thượng Thích Viên Lý, Việt Dịch
9.    Kinh Hoa Nghiêm Đại Phương Quảng Phật Giảng Giải Trọn Bộ, Hòa Thượng Thích Tuyên Hóa | Tỳ Kheo Thích Minh Định, Việt Dịch
10.    Luận Hoa Nghiêm Niệm Phật Tam Muội, Cư Sĩ Bành Tế Thanh | Cư Sĩ Định Huệ, Việt Dịch
11.    Hoa Nghiêm Kinh Chỉ Quy, Đại Sư Pháp Tạng Hiền Thủ | Thượng Tọa Thích Nguyên Chơn, Việt Dịch
12.    Truyện Ký Kinh Hoa Nghiêm, Ngộ Bổn, Việt Dịch
13.    Hoa Nghiêm Pháp Giới Huyền Cảnh, Đại Sư Thanh Lương Trừng Quán | Thượng Tọa Thích Nguyên Chơn, Việt Dịch
14.    Giới Thiệu Kinh Hoa Nghiêm, Cao Quán Như | Cư Sĩ Định Huệ, Việt Dịch