Home > Học Phật Nên Biết > Khuyen-Phong-Sanh

Khuyên Phóng Sanh


Gần đây trên khắp địa cầu, các thứ tai nạn xuất hiện rất nhiều. Suy cứu nguyên do đều vì ăn thịt. Từ nhân có quả, trong quả lại có nhân, biết bao giờ hết khổ. Cái thảm của sát kiếp, nhân loại tuy rất sợ nhưng ăn thịt và sát sanh thì con người lại rất ham thích.

Ở Trung Hoa, muốn cứu vãn kiếp sát, các thiện sĩ lập hội phóng sanh, mong lòng người phát khởi từ bi, không ăn không giết, ngõ hầu cảm quả báo đỡ các thiên tai. Nhưng cá nhân chuyển nghiệp còn dễ, cộng nghiệp của muôn loài mà tiêu được là chuyện khó khăn, cho nên tóm lược những chuyện phước tội, ấn tặng khắp các xóm làng. Những mong kẻ thấy người nghe đồng giữ giới sát, ăn chay làm phước để chung hưởng thái bình. Mỗi khi muốn ăn thịt thì trong tâm tưởng, cứ đặt địa vị mình là con vật, thấu đáo cái khổ của nó, lâu ngày tự nhiên miệng, bụng không nỡ đòi hỏi. Kính thần, tế Tổ, phụng thân, đãi khách cũng dùng chay được cả.

Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, đều sẽ thành Phật. Phật thấy tất cả chúng sanh đều là Phật.

Kinh Phạm Võng nói: “Ta là Phật đã thành. Các ngươi là Phật sẽ thành. Tin như vậy là đã trọn vẹn giới phẩm.

Kinh Thập Thiện nói: “Ăn thịt bệnh nhiều nên từ tâm không sát.

Kinh Ưu Bà Tắc Giới: “Hết thảy chúng sanh vì nghiệp sát nên mệnh yểu, tiền của hao mòn, quyến thuộc phân ly, chịu các tai ương. Xả thân này rồi còn đọa ác đạo.

Kinh Lăng Nghiêm dạy: Người ăn thịt dê, dê chết làm người, người chết làm dê. Cứ như vậy mười loài sanh rồi chết, chết rồi sanh, cướp mạng lẫn nhau, cùng với nghiệp ác cùng sanh cùng tử.

Mười loại chúng sanh ăn thịt lẫn nhau. Ác nghiệp theo dõi suốt đời vị lai. Vì nhân duyên ấy, trải trăm ngàn kiếp mãi trong sanh tử.

Phổ Hiền Hạnh Nguyện Phẩm: “Chúng sanh chí ái thân mạng. Chư Phật chí ái chúng sanh. Cứu mạng chúng sanh tức Phật mãn nguyện.

Đọc văn giới sát của Liên Trì đại sư như uống đề hồ, mỗi chữ mỗi chữ thấm vào xương tủy. Âm thanh nhân ái, câu câu cảm người. Giới sát hộ sanh, tối thiện công đức, vì an ổn chúng sanh, ngưng tắt nghiệp sát. Nguyện mười phương quân tử sớm mau mãnh tỉnh, không làm mọi ác, phụng hành chúng thiện. Thể theo đức hiếu sinh của trời đất, coi muôn loại là đồng bào chúng bạn, mới không phụ tâm từ bi của các bậc Thánh Hiền.

1.

Đời nhà Tấn, Hứa Chân Quân tuổi trẻ ham săn bắn. Một ngày kia, anh bắn trúng một nai con. Mẹ nai ở đâu nhảy xổ ra, không sợ người, không sợ tên, âu yếm liếm vết thương cho con rồi chợt lăn ra chết. Hứa Chân Quân mang cả hai xác về nhà, mổ bụng nai mẹ, thấy ruột đứt đoạn. Hứa Chân Quân bật khóc, hối hận, bỏ tên phá cung, vĩnh viễn từ đấy không săn bắn. Sau làm quan. Rồi từ chức, tu tiên, đắc đạo. Vì thường hiển linh cứu đời nên được vua nhà Tống sắc phong là Thần Công Diệu Tế Chân Quân.

Hết thảy chúng sanh đều nặng tình mẹ con. Đau đớn sinh ly tử biệt, cảnh người cảnh nai khác gì?

2.

Thời Xuân Thu chiến quốc. Đại tướng quân nước Sở, Dương Do Hàn, là tay thiện xạ. Một hôm cùng vua đi săn. Gặp một vượn già, vua ra lệnh bắn, con vượn như hiểu tiếng người, rơi mật mất hồn, cứng thân không chạy nổi, chỉ đành nước mắt tràn trề. Vua Sở động lòng, từ đó tuyệt bỏ nghề săn. Toàn dân ca tụng đức vua hiền minh.

3.

Vua Thành Thang, thủy tổ nhà Thương, một hôm du hành, thấy một thợ săn giăng lưới bốn phía, lớn tiếng khấn rằng: “Nguyện loài bay trên trời giáng xuống, loài đi trên đất vào đây. Cầm thú bốn phương đều tới lưới này. Vua thấy như thế, trong lòng không nỡ, nhưng cũng không muốn chướng ngại việc mưu sống của thợ săn, liền tới mở ba mặt lưới. Chỉ lưu lại một mặt, cải lời chúc nguyện: “Những loài đi về bên trái, xin được như ý. Những loài đi về bên phải, xin được như ý. Những loài cần bay lên cao, xin bay thẳng lên cao. Những loài cần ở chỗ thấp, xin cứ an về chỗ thấp. Chỉ những con vật nào đã hết mạng sống, xin vào lưới này.

Vua dùng phương tiện giáo hóa người đời đừng tàn nhẫn, bớt tạo nghiệp.

4.

Đời nhà Tống, quan đại phu Công Tôn Kiều, mỗi khi có ai biếu cá tươi, đều sai thả vào một cái ao riêng. Thấy cá bơi lội tung tăng, lòng ông vui thích, chúc nguyện “vạn sự như ý, vạn sự như ý. Thế mới biết chẳng phải chỉ Phật giáo đề xướng phóng sanh mà các hiền nhân nhà Nho cũng ái tiếc vật mạng, làm lành tu đức.

Cất chân hạ bước
Nên cần lưu ý.
Không hại vật nhỏ,
Bảo tồn từ tâm,
Nuôi dưỡng thiên lương.

(Thiên lương: Lòng lành vốn sẵn có).

5.

Tỉnh Chiết Giang, gia đình họ Trương từ bi, ưa làm việc thiện. Một buổi chiều, con hoẵng bị thợ săn đuổi, hoảng hốt nhảy bừa vào nhà. Bà Trương vội dùng áo phủ kín, đợi thợ săn đi rồi, thả hoẵng vào rừng. Mùa xuân năm sau, con hoẵng hốt nhiên lại chạy vào nhà họ Trương, dùng sừng móc vào tã đang bọc đứa bé, mang đi. Bà Trương đuổi theo đến bên bờ ruộng, bồng được con về. Bà hết hồn kinh ngạc, thấy gian nhà vốn yếu cũ nay đã đổ sập. Nếu mẹ con không chạy ra ngoài thì đã chết cả. Thế mới thấy tâm linh giác, trí thông minh và lòng biết ơn của loài vật. Một niệm từ bi quả là chẳng thiệt thòi.

6.

Ơn đức Thích Ca giáo hóa, nhân loại biết đến nhân quả báo ứng. Kinh Kim Quang Minh kể chuyện: Ven núi có một cái ao lớn. Năm ấy hạn hán, ao cạn nước, hàng vạn cá tôm bị phơi nắng gần chết. Con ông trưởng giả đi chơi qua đấy, vội trở về xin Vua cho mượn 20 thớt voi. Lại mượn của các quán rượu những cái đãy da lớn đựng rượu, đem đựng nước đổ vào ao cạn. Thấy tôm cá sống lại, con ông trưởng giả mừng quá, niệm danh hiệu đức Bảo Thắng Như Lai, cầu nguyện cứu khổ cho bọn nó. Về sau, một buổi sớm mai, nhà ông trưởng giả bỗng nhiên sáng rực. Một đoàn thiên tử từ trên trời bay xuống, đem cho trưởng giả rất nhiều châu báu, nói rằng: “Chúng tôi là những cá tôm ở cái ao kia. Nhờ được nghe danh hiệu Phật đã được sanh thiên, nay đến tạ ơn.

7.

Đời nhà Hán, Khiếu Dương Bảo, thiên tánh nhân từ, thông minh lanh lẹ. Năm lên 9 tuổi, thấy một chim sẻ bị cú vọ đuổi đánh, bị thương rơi xuống đất, kiến càng bu lại đốt gần chết. Dương Bảo đem về, bỏ vào một lồng tre, nuôi cho lành những vết thương. Sau khi lông cánh đầy đủ, chim sẻ được thả đi. Một đêm, Dương Bảo mộng thấy một đồng tử tự xưng là: “Sứ giả của Vương Mẫu ở núi Bồng Lai bị nạn, được ân công cứu sống. Nay xin đem bốn vòng ngọc quý lễ tạ. Chúc nguyện ân công con cháu bốn đời làm quan vinh hiển. Quả đúng như lời.

8.

Quá khứ khi hành Bồ tát đạo, đức Bổn Sư thấy một diều hâu phóng bắt một bồ câu. Bồ câu sợ hãi bay vụt vào lòng Bồ tát tìm trú ẩn. Diều hâu giận hỏi: “Bồtát cứu bồ câu, cướp miếng ăn của tôi để tôi chết đói?. Bồ tát cắt ngay thịt ở cánh tay đền chim diều hâu.

Nhưng ít quá làm sao đủ no? Bồ tát phải cân cho đủ số thịt bằng con bồ câu thì tôi mới chịu.

Bồ tát cắt mãi mà bên con bồ câu vẫn nặng hơn. Bồ tát lóc sạch thịt toàn thân mà vẫn không đủ. Diều hâu hỏi: Bồ tát có ân hận không?

Ta không hề hối tiếc.

Ai biết trong tâm ông có hối hận không?

Nếu ta thật lòng, nguyện thân này trở lại bình phục.

Vừa dứt lời, quả nhiên lập tức da thịt bồi lên nguyên lành như cũ. Con diều hâu hiện nguyên hình là vua Đế Thích, đỉnh lễ Bồ tát nói: “Sở dĩ hóa làm diều hâu, cốt để thử lòng Bồ tát. Việc khó nhẫn Bồ tát đã nhẫn, khó làm Bồ tát đã làm. Sự việc vĩ đại này chứng tỏ Bồ tát sắp thành Phật.

9.

Nhà Tống, năm Vạn Lịch thứ 9. Gia đình họ Vu đem biếu mẹ mười con lươn. Mẹ Vu không thích sát sanh, bỏ tất cả vào cái lu rồi quên mất. Một đêm, mộng thấy mười người mặc áo vàng đội mũ chóp nhọn, đột nhiên vào phòng quỳ xin cứu mạng. Vu mẫu tỉnh dậy, đi khắp trong ngoài, thấy chiếc lu trong có bầy lươn, nước đã cạn. Bà hết hồn vội đem thả ra sông. Họ Vu đời đời hưng thịnh.

10.

Ở Giang Tô, gia đình Tu Mỗ chuyên nghề giết trâu. Trước khi giết, Tu Mỗ kéo lưỡi trâu cắt xoẹt, đem nướng, coi là món ăn tuyệt vời. Trâu kêu thảm thê, Tu Mỗ không một động tâm. Ngày kia, Tu Mỗ treo con dao giết trâu trên ngáng cửa ra vào rồi nằm ngay ở dưới, ngủ say, há miệng thở. Bỗng hai con chuột rủ nhau tới cắn, dây đứt, dao rớt trúng miệng, đứt đầu lưỡi, chết tại chỗ.

Nhân quả báo ứng, không phải là lời nói hư vọng. Chúng sanh mê muội với ta đồng thể. Khắp khuyên ai nấy mở lòng từ thương xót, giữ giới sát và phóng sanh.

11.

Cũng ở Giang Tô, tên Nông Thắng Nguyên ham ăn thịt chó. Một hôm, ném con chó đã giết rồi vào bồn nước sôi, toan nhổ lông. Bất chợt chó nhảy vọt lên cắn cổ Nguyên, máu phun lai láng. Thuốc men vô hiệu quả. Đủ ba tháng rên la thống khổ rồi mới chết.

Giáo huấn con cháu ngay từ tuổi thơ. Trưởng dưỡng từ tâm chớ thương tổn vật. Một niệm từ bi đủ làm Hiền Thánh.

12.

Một Tiên ông đang an tọa. Một chú sẻ con rét cóng rớt ngay vào lòng. Tiên ông không dám cục cựa, ngồi cứng ngắc như chiếc cây khô để chim an lòng nghỉ ngơi sưởi ấm.

Ai muốn sống lâu hãy tu Từ tâm. Ta giúp loài vật, Trời Phật giúp ta.

13.

Trí Giả đại sư đào hơn 60 cái ao để phóng sanh, dựng bia cấm bắt cá. Ngài khắp khuyên người đời giữ giới sát.

Vua Chân Tông nhà Tống, năm Thiên Hỷ, hạ chiếu rộng khuyên lập ao phóng sanh ở các am miếu.

Triều Minh, Liên Trì đại sư cũng lập ao phóng sanh, làm văn phổ khuyến từ tâm giữ giới sát. Do đây đức phong lan tỏa, người người noi gương từ mẫn. Con số không thể kể xiết.

14.

Vĩnh Minh đại sư, húy Diên Thọ, thuở trẻ làm quan. Lấy tiền công quỹ mua tôm cá phóng sanh, bị xử tử. Vua thấy ngài nét mặt khoan thư không sợ hãi, biết đây là bậc đại hiền, liền ân xá cho đi xuất gia. Ngài chứng đắc thiền định, dạy người niệm Phật, được vô ngại biện tài. Lâm chung có rất nhiều điềm lành, khiến người ta tin chắc Ngài đã thượng phẩm thượng sanh.

15.

Tôn Chân Nhân là bậc danh y Đường triều, từ bi tế thế. Một hôm thấy lũ trẻ đánh một con rắn sắp chết. Ông liền chuộc mạng nó, đem về tẩm thuốc rồi thả ra đồng cỏ. Vài hôm sau trong lúc tĩnh tọa, thấy một người mặc áo xanh thỉnh đại sư xuống long cung. Long Vương đem rất nhiều châu báu tạ ơn đã cứu sống con mình. Đại sư từ chối nói rằng: “Xin cho tôi những phương thuốc bí truyền để cứu bệnh thế gian. Đấy mới thật là trân bảo hiếm có. Long Vương liền tặng 36 phương thuốc. Đại sư trở về nhân gian, cứu người vô số.

16.

Một cao Tăng biết Sadi đệ tử bảy ngày nữa mãn số, khuyên Sadi về nhà mẹ. Tám ngày sau, Sadi trở về chùa, tướng mạo cải biến. Thầy hỏi: Sadi đã làm công đức gì lớn lắm nên đáng lẽ yểu số mà nay trường thọ?

Sadi thưa: “Con đâu có làm được việc gì lớn lao. Chỉ trên đường về nhà gặp mưa, thấy bầy kiến bị nước trôi khốn khổ, con đã lấy cành cây bắc cầu cho đàn kiến thoát chết. Việc làm thật giản dị mà công đức khó nghĩ bàn.

17.

Triều Tấn, tiểu quan Khổng Dụ mua một con rùa phóng sanh. Rùa xuống nước, ngoái nhìn Khổng Dụ như ngỏ ý tạ ơn rồi mới lặn chìm. Về sau Khổng Dụ được phong tước hầu, lãnh chiếc ấn hình con rùa quay đầu nhìn lại. Mới biết thiện báo được làm quan lớn, chính là phước quả của việc cứu rùa.

18.

Khuất Sư gặp một người bán cá. Con cá chép nhìn Ngài như cầu cứu. Sư liền mua thả xuống sông. Về sau, trên giường bệnh, mộng thấy Long Vương bảo: “Mạng Sư đã hết nhưng vì cứu một Long tử nên được phước, thọ thêm mười hai năm. Về sau, Sư không bệnh mà hóa.

19.

Đời Tống, hai anh em Tống Giao và Tống Kỳ cùng đọc sách. Được một tướng sư cho biết: “Em sẽ đỗ Trạng Nguyên, còn anh cũng thi đỗ nhưng kém. Một hôm, Giao có việc ra ngoài đồng, thấy một tổ kiến bị nước. Giao dùng một cành tre làm cầu, cứu được vô số kiến thoát chết. Năm đó anh em cùng đi thi, lại gặp thầy tướng. Thầy tướng ngạc nhiên bảo Tống Giao: “Ông đã làm đại âm đức nên nay tướng mạo đổi thay. Giao đáp: “Bần nho đâu có năng lực gì. Thầy nói: “Ông sẽ ở ngôi vị cao hơn ông em. Quả nhiên năm ấy, Tống Kỳ đỗ Trạng Nguyên. Tống Giao tuy đỗ dưới nhưng vì có người tiến cử nên được nhà vua đặc cách, phong chức quan lớn.

20.

Tôn Long Từ là một tâm địa nhân hậu trong thôn. Hễ thấy cầm thú bị nạn liền tìm hết cách cứu giúp. Chim được sổ lồng, lòng ông thư sướng khoái lạc. Vì thế tuy nghèo mà ông luôn mạnh khỏe vui vẻ. Hơn 70 tuổi, ông không bệnh mà chết. Không thân thích, không bạn bè. Dân làng đem thi thể ông để ra ven núi. Hốt nhiên ở đâu bay về đủ thứ chim, cả ngàn vạn con, mỏ ngậm đất thả lên tử thi, thành một ngôi mộ. Xóm làng ai nấy kinh ngạc, ngậm ngùi cảm động, tự thẹn mình không bằng loài vật. Từ đấy mọi người noi gương họ Tôn, chăm lo giới sát, phóng sanh tu phước.

21.

Triều Tần, nho sinh Khiếu Mao Bảo mua một con rùa rất lớn, thả ra sông. Về sau Mao Bảo làm đại tướng, cầm quân ra trận, bị đại bại. Quân sĩ chạy tán loạn. Mao Bảo cùng kế, đâm đầu xuống sông, có cảm giác như rơi trên một tảng đá nhỏ. Tảng đá theo nước trôi đi phăng phăng. Mao Bảo vừa thoát nạn giặc, vừa thoát nạn chết chìm. Đi khoảng thật xa, hòn đá dạt vào bờ. Nhìn lại, ngạc nhiên làm sao, không phải tảng đá mà là con rùa lớn.

Cổ nhân nói rằng: “Nhân quả báo ứng như bóng theo hình. Chớ cho là thiện nhỏ mà bỏ qua. Thật lòng từ bi, không phí một ân huệ nào.

22.

Một chủ quán mỗi khi thấy ruồi rớt vào chum rượu liền vớt ra, lấy vải thấm cho chân cánh đỡ ướt rồi thả đi. Cứ như thế, năm này sang năm khác. Bữa kia, kẻ gian vu cáo, ông bị tống ngục, không cách nào biện bạch. Quan tòa phán quyết rồi làm biên bản. Một con ruồi bay tới bám vào ngòi bút. Đuổi con này ra con khác tới bu. Ông không cách nào viết được. Phán quan thầm nghi trong đây chắc có oan tình. Để công phu xét lại, tìm được thủ phạm. Nỗi oan sáng tỏ, chủ quán được tha.

Việc ruồi báo ân, ít ai nói tới. Phật dạy: “Bò bay máy cựa, vi tế côn trùng đều có tánh linh. Nhân quả báo ứng đâu còn phải ngờ.

23.

Trương Đề Hình một đời thẳng thắn nhân từ. Hễ có đồng nào liền vào chợ mua vật phóng sanh. Mệnh chung, tự biết giờ khắc, bảo người nhà: “Chư Thiên tới đón. Nói xong vui vẻ nhắm mắt thở ra.

Quả báo của phước nghiệp, đời thịnh vui thái bình, nhân dân cùng muôn vật thở không khí ái thân.

24.

Đời Đường, Tổ Huệ Năng bị kẻ ác xoay xở nên tạm ẩn trong đám thợ săn. Những lúc vắng vẻ, mở lưới cho thỏ, chim v.v... chạy thoát. Như thế trải 16 năm. Về sau, Ngài kiến lập Tào Khê đạo tràng, đại hưng Phật pháp. Thiền phái lưu truyền, nhập Thánh siêu phàm, con số rất nhiều. Ân đức bao trùm, vĩnh tỏa vạn thế.

25.

Triều Đường, Phan Quả hồi trẻ thấy một con dê lạc chủ, ăn cỏ ở ngoài đồng. Phan Quả và các bạn hợp sức bắt dê lùa về nhà. Con dê kêu lớn. Sợ chủ dê nghe biết, Phan Quả vội nắm lưỡi dê, kéo mạnh đến nỗi đứt. Dê đau đớn thảm khốc, đầy mõm máu đỏ. Về đến nhà, cả bọn làm thịt chung hưởng. Sang năm sau, bỗng nhiên lưỡi Phan Quả teo thụt lại chỉ còn bằng hạt đậu. Người ta khuyên Phan Quả chép kinh Pháp Hoa cầu siêu cho dê. Phan Quả y lời, hàng ngày kính tin trai giới, kiền thành chép kinh không gián đoạn. Một năm sau, lưỡi Phan Quả phục hồi dần dần như cũ. Quan huyện sở tại biết chuyện, khen người cải hối hướng thiện, đặc cách cho làm Lý trưởng bản thôn.

26.

Pháp Hoa Châu Lâm ghi: Thời Đường

Cao Tổ, năm Vũ Đức, một nông phu thấy con trâu láng giềng giẫm hại ruộng mình, lấy dây buộc lưỡi nó, kéo mạnh đến nỗi đứt lưỡi. Con trâu miệng đầy máu, tuy đau đớn mà không kêu được. Về sau anh ta cưới vợ, sanh một con trai. Đứa bé lớn lên câm ngọng không biết nói. Lân bang hàng xóm đều bảo đây là báo ứng hiện tiền.

27.

Chiết Giang, Hàm Châu, viên Lý trưởng đến nhà một người dân nghèo để xét thuế. Người này chỉ có con gà mái đang ấp, định làm thịt đãi khách. Lý trưởng nhất định từ chối, xin tha mạng cho gà. Một bữa khác, có dịp đi qua, Lý trưởng thấy một đàn gà con xúm xít nhảy quanh gà mẹ, trong lòng khoan khoái vui sướng. Lại một bữa khác cũng đi thu thuế, mọi việc xong xuôi trở về. Dọc đường gặp một con hổ già. Đang lúc hoảng hốt sợ hãi, bỗng một gà mái dõng mãnh nhảy xổ lên mặt hổ, mổ vào hai mắt. Hổ bất chợt, vừa đau vừa mù vội vàng bỏ chạy. Lý trưởng thoát nạn.

28.

Triều Minh, Vương cư sĩ đốc tín Phật giáo, bái yết một vị cao Tăng, bạch: “Hiện nay khắp nơi giặc cướp chiến tranh các thứ tai nạn, nguyện xin dạy cách cứu vớt. - Chỉ có giới sát, phóng sanh mới thoát nạn. Xét toàn cầu hiện nay chiến tranh, đói khát, bệnh dịch... nguyên nhân đều do sát nghiệp cảm triệu. Một người giới sát, một người miễn nạn. Một nhà giới sát, một nhà miễn nạn. Cho đến một thôn, một huyện, một tỉnh, một quốc gia cũng thế. Người đời chán sợ ác loạn, không biết gốc do tâm mình. Chỉ cần giữ giới sát, phóng sanh, tự nhiên hết ách nạn. Thâm tín thực hành, công hiệu lập tức. Xưa nay thiện ác báo ứng trải ngay dưới mắt con người. Làm sao còn nghi ngờ mà chưa quyết định hướng thiện?

29.

Triều Minh, đất Giang Tô, Thái phu nhân nghiêm trì trai giới, phụng hành chúng thiện. Mỗi ngày lễ Phật tụng kinh không hề gián đoạn. Năm Sùng Chinh, Đinh Dậu mùa đông, ngày lễ chúc thọ 60 tuổi, bà thiết trai cúng Tăng. Bao nhiêu tiền bạc thân bằng mừng thọ, bà đều ấn tống kinh sách. Bà khỏe mạnh an vui, con cháu đầy nhà.

30.

Ai Liễu Trang rất giỏi xem tướng. Một ông quan dắt con đến cầu xem, biết con mình yểu tướng, tỏ vẻ lo buồn. Một đạo nhân khuyên: “Rộng làm âm đức liền sửa được định số. Cầu âm đức chỉ phóng sanh là dễ hơn cả. Ông quan liền lập nguyện phóng sanh, tận lực cứu sanh. Phàm các việc thiện lợi ích sinh linh, không một việc nào ông coi nhẹ. Quả nhiên, con ông mạnh khỏe bình an. Biết việc này, Ai Liễu Trang rất cảm kích kinh lạ. Từ đó xem tướng cho ai cũng khuyên làm thiện để cải số mạng.

Xưa nay phóng sanh diên mạng là sự thường. Đã giữ giới sát phóng sanh lại rộng khuyên mọi người, ắt sẽ được vạn sự cát tường như ý. Thiện thần giúp lành, phúc lộc gia tăng.

31.

Triều Thanh, năm Đại Quang, quan thái thú Chư Cẩm Minh hồi xưa bệnh nặng, lập thệ sám hối nghiệp chướng, cúng dường tu phước. Một đêm, mộng nghe đức Quán Thế Âm Bồ tát dạy: “Kiếp trước ngươi làm quan nghiêm khắc. Tuy không tâm riêng tư nhưng tổn nhân hậu cũng giảm phước lộc. Lại hay sát sanh nên bị báo đoản mệnh. Nay may mắn biết phát thệ lợi nhân tế vật. Âm luật cõi u minh chỉ phóng sanh là thêm thọ, ngươi nên đem sức vào việc này.

Từ đó cả nhà giới sát phóng sanh. Chư Cẩm Minh dần dần khỏi bệnh.

32.

Triều Nguyên, một phú ông không con, được một đạo nhân dạy: “Kiếp trước sát nghiệp quá nặng. Nay phải cứu đủ tám trăm vạn sinh mệnh mới chuộc được tội. Trung gian không được giết hại sinh mạng kiến trùng. Phú ông vâng lời. Quả nhiên về sau, sanh được một con thi đỗ cử nhân.

Do đây biết rằng: Phát nguyện cải lỗi làm thiện với tâm kiền thành, ắt định số có chuyển biến.

33.

Đất Tô Châu, Vương Đại Lâm một đời yêu tiếc thân mạng loài vật, thường phóng sanh. Trong thôn, bọn trẻ nít bắt cá, chim, dế, trùng, v.v... làm trò chơi. Ông răn khuyên, bỏ tiền ra chuộc mạng những sinh vật ấy để phóng xả. Ông thường nói: “Tuổi trẻ cần vun bồi mỹ đức nhân từ, ái tiếc vật mạng, chớ nuôi dưỡng tập khí tàn nhẫn hiếu sát. Cả thôn từ người lớn đến trẻ con đều tuân phụng. Về sau, Vương Đại Lâm bệnh nặng, phảng phất nghe tiếng nói: “Đại công đức phóng sanh khiến nhà ngươi tăng thọ ba kỷ (1 kỷ = 12 năm).

Năm 97 tuổi, Vương Đại Lâm an lành mà tịch. Năm đời con cháu sum vầy.

34.

Triều Thanh, năm Ung Chính, tỉnh Chiết Giang, huyện Ngô Hưng, có tên Ngô hay đánh chim bắt cá. Người ta khuyên dụ thế nào nó cũng không nghe, chỉ cười nhạt. Về sau Ngô bị nhọt độc. Toàn thân mọc ra vô số mụn nhỏ rỉ nước. Gân thịt hư nát, nằm thẳng cẳng trên giường, rên la kêu khổ. Như thế đến chết. Khi sắp chết, tự thấy rùa, cá, chim, ếch vào phòng, mổ thịt anh ta để ăn. Người vợ biết đây là oan báo, do lúc bình sinh đã tàn nhẫn giết hại cảm triệu. Bà gọi các con bảo: “Trông đấy mà chừa nghiệp sát sanh. Cả nhà từ nay phải giữ giới sát, phóng sanh để cầu nguyện cho vong linh bố được giải thoát.

35.

Nhà Thanh, năm Gia Khánh. Một huyện lệnh phu nhân sửa soạn cỗ bàn thật long trọng để đãi khách ngày sinh nhật. Đêm ấy, phu nhân mộng thấy thần hồn vào bếp, nhập vào thân con heo đang bị trói chặt. Người ta cầm dao án trên đầu heo, rồi dùng mũi dao nhọn chích thẳng vào yết hầu. Máu chảy như suối. Phu nhân đau đớn kêu thét. Người ta lấy nước sôi đổ vào thân heo, mổ bụng cắt thịt. Phu nhân thống khổ không thể tưởng tượng. Lại nhập vào thân dê để chịu cái thảm của dê bị giết. Xong lại phụ vào thân gà, vịt, ếch, cá v.v... mỗi mũi dao một thống khổ. Cứ thế, phu nhân lãnh chịu sự cắt cổ mổ bụng, phanh thây xé xác của từng con vật. Hồi tỉnh lại, phu nhân nhớ tới tình cảnh trong mộng, sợ hãi toát mồ hôi. Bi thương hối hận, liền bãi bỏ bữa tiệc. Từ nay trường trai giữ giới sát, phóng sanh tu phước, hăng hái ít ai sánh kịp.

36.

Triều Minh, đất Giang Tô, tên Triệu ngồi thuyền đi thăm thân nhân. Hốt nhiên thấy có một người lạ ngồi trong thuyền. Nhìn kỹ mới nhận ra đây là một người làm trong nhà đã chết từ lâu. Triệu sợ hãi hỏi: “Có việc gì? Vong bộc đáp: “Tôi ở âm phủ. Hôm nay phụng mệnh đi bắt ba người. Một ở Hồ Quảng, hai chính là người thân mà ông đi thăm hôm nay.

Thế còn người thứ ba?

Vong bộc ngập ngừng ngại ngùng không nói.

Chính là ta, tên Triệu, phải không?

Vong bộc gật đầu an ủi: “Vì bình thường cả nhà ăn chay giữ giới sát nên có thể giải trừ ách nạn. Tôi thấy đã có người lên tiếng xin cho ông. Nếu quá nửa đêm mà tôi không đến nhà ông. Đó là ông đã thoát.

Nói rồi người ấy biến mất.

Triệu lên bờ, đến nhà người thân. Vừa tới cửa đã nghe từ trong nhà vọng ra tiếng khóc bi ai. Triệu hiểu ngay, vội vàng quay lại trở về nhà. Đêm ấy quả nhiên Vong bộc không tới. Triệu bình an, sống thêm hơn 10 năm nữa.

37.

Tỉnh Chiết Giang ở thành Nam, một nông phu vác bừa thăm đồng, thấy một con rắn lớn liền quay bừa đập chết. Năm sau, đúng ngày ấy, thằng bé con một của anh, mộng thấy rắn cắn. Liền đó bốc cơn nóng lạnh. Thuốc uống vô hiệu. Cuối cùng kêu lớn một tiếng, trợn mắt thè lưỡi mà chết. Nông phu đau đớn vạn phần. Thế là tuyệt tự không con để trông cậy về mai hậu.

38.

Đất Quý Châu, có họ Lục tuổi 60 rất thích ăn lươn. Một ngày kia vào chợ mua lươn. Muốn tự chọn những con tươi nhất nên xắn áo đến tận nách, đưa tay vào vại. Bất chợt cả đàn lươn nhất tề nhảy lên cắn chặt cánh tay ông ta, đeo lủng lẳng, không rơi một con. Răng ngập vào thịt rất sâu. Họ Lục đau quá, mặt trắng bệch, ngã lăn xuống đất. Cả chợ xúm lại xem. Không cách nào kéo được lươn ra. Người ta lấy dao chém lũ lươn rơi xuống một loạt. Những cái đầu vẫn cắn chặt. Phải phá vỡ từng cái đầu mới xong. Toàn bộ cánh tay thịt nát. Họ Lục kêu lên một tiếng, thảm thê mà chết.

39.

Đất Giang Tô, ở ngoại thành có nhiều ao hồ, quanh đó cây cối rậm rạp, chim về rất đông. Tên Vương giăng lưới rồi đi quanh đó cầm gậy xua đuổi, chim sợ hãi bay cả vào lưới. Vương thâu lưới đem về bắt từng con, lấy đá đập chết. Buộc túm cả lại mang vào chợ bán. Cứ như thế không biết bao lâu. Cuối cùng, Vương mắc quái bệnh, toàn thân đau đớn. Thuốc uống vô hiệu. Vương tự cắn lưỡi bảy lần, chảy máu mà chết.

40.

Đất Giang Tô, họ Vi gia cảnh bần khốn, bản chất nhân từ. Sáng sáng dậy sớm, quét ven bờ cho ốc xuống sông, khỏi bị người bắt. Nhịn đói quét cả vài mươi dặm đường, hơn 40 năm trời không gián đoạn, không quản ngại mỏi nhọc.

Năm Long Khánh, Đinh Mão, đời Minh Tống, cháu của ông là Vi Thế Năng mộng thấy vị Thần mặc áo giáp vàng bảo: “Tổ phụ nhà ngươi làm phước. Nương công đức ấy, ngươi sẽ được quan vị nhất phẩm. Về sau, Vi Thế Năng được phong chức Lễ Bộ Thị Lang. Con cháu đời đời vinh hiển.

41.

Đời nhà Thanh, năm Đạo Quang thứ 16. Quan phủ Cao Thi Nghiêm ra lệnh cấm toàn dân bắt ếch, vì ếch là loài vật có ích cho nhà nông. Tên Trương A Hỷ vốn vẫn chuyên nghề bắt ếch, ngoan cố không nghe. Một hôm mưa to, nước lên cao, A Hỷ ở ven bờ sông bắt ếch, trượt chân chết đuối. Hôm sau tử thi nổi lên, người ta thấy vô số ếch tranh nhau rỉa ăn thịt.

Giết ếch rất là tàn nhẫn: Chém đầu, chặt chân, lột da, chẳng khác khổ hình địa ngục. Thỉnh các bậc quân tử xét nghĩ.

42.

Tô Châu có một quán chuyên bán miến lươn, sát hại rất nhiều thủy tộc. Một ngày kia, chủ quán ra đi cả đêm không trở về. Hôm sau, con cháu tìm thấy tử thi ở ven bờ sông. Vô số lươn cá vây quanh rúc rỉa. Dân chúng bu lại xem. Ai cũng sợ hãi ác báo của nghiệp sát sanh.

43.

Tỉnh Chiết Giang, huyện Gia Hưng, có một bà lão dạy con đi bắt cua. Bà lấy lạt buộc cua cho con đem ra chợ bán. Lấy đây làm kế mưu sinh. Mạng cua bị bắt không thể đếm số. Một ngày kia bà bệnh nặng phát cuồng, lấy dây lạt vẫn buộc cua, thắt một nút bỏ vào miệng nuốt. Lại thắt nút nữa, nuốt vào. Nuốt hết cái lạt. Kéo ra từng nấc, từng nấc. Kéo ra, kéo ra hết, lại nuốt vào. Nuốt rồi lại kéo ra. Đờm dãi hòa máu cùng tuôn. Bà tự nói: “Ta sống bằng đồng tiền ác nên phải thọ ác báo. Như thế một thời gian bà mới chết.

44.

Tỉnh Chiết Giang, một nhà buôn gỗ đặc biệt hành đạo ăn uống. Dù đãi khách hay tự làm cho mình, đều xa xỉ phi thường. Họ chế biến ra món Bách Điểu Triều Vương, nhồi thật nhiều đầu chim sẻ vào bụng vịt đem hầm thật nhừ. Về sau, bỗng bị một cái nhọt lớn ở lưng, bốn bề vô số nhọt nhỏ. Thầy thuốc nói: “Thứ bệnh Bách Điểu Triều Vương này, thần y tái thế cũng không chữa được. Bệnh nhân đau đớn khôn nhẫn, ngày đêm rên rỉ. Mấy tháng sau mới chết.

Những ai ưa ăn thịt nên biết sợ.

45.

Đất Giang Tô, cư dân quanh vùng mưu sinh bằng nghề bắt chim cá, thành tính hiếu sát. Chỉ có gia đình Trần Văn Bảo ưa làm việc thiện. Thấy ai bắt cá, chim liền chuộc để phóng sanh. Thường khuyên bảo mọi người: “Một việc sát sanh rất tổn thương lòng từ bi, tổn phước giảm mạng. Báo ứng rất đáng sợ, gần thì mình phải chịu, xa tới con cháu khổ. Về sau, một đêm, nhiều người trong xóm mộng thấy hai con quỷ, tay cầm nhiều lá cờ, nói: “Chỉ trừ gia đình Trần Văn Bảo. Ngày hôm sau, cả vùng mắc nạn ôn dịch. Hơn 300 dân thôn chết. Chỉ một gia đình Trần Văn Bảo hoàn toàn bình an, sống lâu, chết lành.

46.

Anh thợ cạo họ Lý chuyên ăn thịt ếch. Một đêm, anh bỗng thấy đầy giường chiếu, mền nệm, quần áo, chỗ nào cũng chỉ toàn ếch. Anh liền khơi lò bốc lửa, đem cả chăn chiếu y phục ném tuốt vào lửa. Quay lại nhìn trên giường lại thấy toàn ếch. Như vậy phá rối suốt đêm hết ngủ. Sáng hôm sau kể chuyện lại cho hàng xóm, anh tự nói: “Ếch sẽ còn đến bám đầy thân tôi. Người ngoài không ai thấy gì, riêng anh phàn nàn đầu tóc mặt mày chỗ nào cũng ếch. Anh cạo sạch toàn bộ lông trên người. Nhưng đi đến đâu, đối với anh cũng chỉ thấy ếch và ếch. Anh sai nữ tỳ lấy phất trần đập vào thân. Quần, áo, chăn, mùng, anh bắt bỏ vào bồn mà đập. Bất an như thế, sáu năm mới chết.

47.

Đất Giang Tô, có một người rất thích thịt ba ba. Anh cho rằng thịt này mềm và bổ tim gan. Chỉ cần có tiền là anh tìm mua ba ba nấu ăn. Một đêm, anh mộng thấy một người áo đen đến xin tha mạng. Ngày hôm sau, có người biếu một con ba ba rất lớn. Cả nhà thể theo giấc mộng đêm qua, đều khuyên anh phóng sanh, bòn mót một chút phước. Nhưng trông thấy ba ba, anh liền mê man quên cả. Đích thân đi mổ cắt nấu nướng, tận tình ăn dùng. Xong xuôi anh nghĩ đến tắm rửa. Quá lâu không thấy anh ra. Vợ con phá cửa vào phòng tắm, chẳng thấy bóng người nào. Thùng tắm toàn máu, xương thịt cũng nát hết, chỉ còn mớ tóc.

Thương thay bao nhiêu đau khổ, kiếp này sang kiếp khác chỉ vì miếng ăn.

48.

Tỉnh Chiết Giang, có hai nho sinh Đào Thạch Lương và Trương Chi Hậu cùng đi. Giữa đường, gặp người đánh cá đem bán hàng vạn con lươn. Họ Đào mủi lòng nói với bạn: “Tôi muốn phóng sanh nhưng không đủ lực. Anh có vui lòng góp sức không?. Họ Trương đồng ý. Cùng nhau đi đến các nhà để khuyến hóa thêm. Mua được cả mớ, đem đến chùa phóng sanh. Năm sau, họ Đào mộng thấy một vị thần áo đỏ cho biết: Anh vốn không có tên trong sổ khoa cử. Chỉ vì đại công đức phóng sanh nên sẽ được vinh hiển.

Quả nhiên kỳ thi ấy, họ Đào họ Trương đều đỗ cử nhân.

49.

Sáng nào cũng uống sữa ngọt từ vú bò mà ra. Ngày hai bữa ăn, gạo bùi cũng do trâu khổ công cày ruộng mới có. Nghĩ đến ân nuôi sống ta, làm lợi ích cho ta, nỡ nào giết chúng nó?

50.

Con hẻm hiền hòa nơi chị bạn tôi ở, chợt... dậy sóng. Hẻm này được đánh giá cao về nếp sống văn hóa, đoàn kết gắn bó, chặt chẽ trong tình làng nghĩa xóm, với ý thức “bà con xa không bằng láng giềng gần. Vậy mà, mầm mống chia rẽ tỵ hiềm, phân cách giàu nghèo đã nảy sanh, từ khi một vị “Phú ông thời đại đến xây cất ngôi nhà cao tầng đồ sộ ở đầu hẻm. Đây là một “băng đảo tách rời với bà con bình dị trong xóm. Đã vậy “phú ông còn đẩy khoảng cách càng xa hơn, khi ông ta mang về một con bẹcgiê to xù hung tợn. Hễ thoát ra khỏi nhà là nó rượt đuổi, sủa ẩu, cắn càn, gây kinh hãi cho cả xóm...

Một buổi trưa, khi cháu Tân đứa con trai lớn của chị bạn tôi đi học về, vừa đạp xe quẹo vào hẻm, bất thình lình con “hung cẩu vọt ra từ cổng nhà, nhào tới đớp vào bắp chân, bàn chân của cháu. Vợ chồng chị bạn tôi chạy tới, điếng hồn khi thấy đứa con yêu quằn quại rên la do vết thương chó cắn, máu me đầm đìa. Bà con túa lại đỡ nạn nhân, la ó đòi người chủ của con chó dữ phải chịu trách nhiệm. Bấy giờ, ông chủ nhà mới đủng đỉnh xuất hiện, thản nhiên nói: “Cái gì mà la ôàn thế? Chó nhà này đã có chích ngừa. Ai lo sợ thì tự đưa đi khám chữa. Hoặc cứ... tự do đi thưa kiện!. Cuộc đấu khẩu quyết liệt nổ ra. Trong cơn đau nhức và kinh hãi, cháu Tân căm phẫn thét lên: “Rồi, tôi cho cả chủ lẫn chó bài học nhớ đời!.

Sau mấy ngày, cha cháu đưa con đi chữa trị, vết thương chưa hẳn liền da, vậy mà mỗi sáng sớm, cháu vẫn bước khập khiễng đi tập thể dục ngoài vỉa hè đầu hẻm. Cháu trang bị cho mình cây gậy gỗ dài cứng chắc để tự vệ và cố tâm... phục thù! Sáng nào, chủ nhà ấy cũng mở cổng thả chó cho ra hẻm, ra đường để... phóng uế.

Sáng hôm ấy, con bẹcgiê vừa vọt ra hẻm, đã bị hai tên “săn bắt chó từ đâu tới, áp sát xe gắn máy, ném vòng sắt vào cổ, kéo tuốt ra đường. Con vật kêu rú mấy tiếng rồi nghẹn họng. Cháu Tân còn thương tích ở chân, vụt nắm chặt cây gậy xấn tới, đập mạnh tới tấp vào gã cướp ngồi phía sau. Bất ngờ bị đòn quá đau, hắn loạng choạng buông rơi chiếc vòng sắt, vội “bỏ chó chạy lấy người.

Tôi tới thăm cháu Tân, thấy con vật “hắc ám trước kia, giờ lại quấn quýt chơi đùa với ân nhân cứu mạng của nó, với các con của anh chị bạn. Lúc đầu, tôi hơi hoảng nhưng rồi chợt hiểu ra. Qua lần chết hụt, con vật hung hăng đã trở nên hiền lành, thân thiện.

“Còn ông chủ của nó thì sao? - Tôi hỏi.

Anh chị cười vui: “Tiến bộ lắm rồi. Ông đ㠓đổi mới tư duy, đích thân đến nhận lỗi với cháu Tân và bà con lối xóm. Quan hệ láng giềng đã được cải thiện đáng kể.

Tôi nhìn sang cháu Tân. Một ấn tượng đẹp tỏa sáng từ cậu trai trẻ, đã sớm biết tự hình thành nhân cách đáng quý. Bằng tấm lòng dũng cảm, bao dung và nhân từ, cháu đã cải hóa được con người, kể cả con vật xuẩn động, tạo chuẩn mực cần thiết cho tình người, cho nếp sống văn minh trong đời thường tốt đẹp hơn.

51.

Tiểu sử Cồ Cộ

Tết năm 2000, gia đình Ông Hoàng Trung Ký ở TP. Hồ Chí Minh, gởi đến chùa Dược Sư một con gà trống xin phóng sanh. Cố Sư trưởng Hải Triều Âm tiếp nhận và đặt tên là Cồ Cộ.

Suốt thời gian nhập chúng, sáng nào Cồ Cộ cũng gáy vang đúng giờ thức chúng.

Cồ Cộ hùng dũng ngang nhiên, cả 10 anh chó đều lấm lét lùi bước, không ai dám tranh ăn với Cồ Cộ.

Cồ Cộ rất ưa mì và bún. Nhưng sư cô Quảng Thanh bóc chuối mời thì Cồ Cộ cũng nể tình ăn luôn một lúc 5 trái, chiếm kỷ lục về tài ăn chuối ở chùa Dược Sư, hơn cả mấy chú Rùa. Rất khoái được vuốt ve nên hay chạy theo sư cô Vĩnh Lạc.

Ngày 17/11/2001 (3/10 năm Tân Tỵ) bỗng nhiên mất tích. Hóa ra là Cồ Cộ bị con ông Đạo ở trong làng bắt. Sau đó, quý cô đi tìm và Cồ Cộ đã trở về chùa Dược Sư bình an.

Vì ham dỏng tai nghe trì chú niệm Phật nên giờ này Cồ Cộ đã theo Bồ tát Thánh Hiền vãng sanh cõi Phật.

(Cố Sư trưởng Hải Triều Âm viết)