Home > Pháp Luận > Chan-Nhu-Quan--Cua-Phat-Giao

Tiết Thứ Nhất: Lời Tựa


Trong Phật Giáo, Chân như (Tatha. tuy bao gồm nhiều ý nghĩa, nhưng nói một cách đại thể, thì chân như là chỉ cái tướng chân thực, nghĩa là cái chân tướng bất biến của mọi hiện tượng, hoặc là cái nguyên tắc làm cho hiện tượng giới trở lại trạng thái như như bất động. Ðó là cái nguyên ý của danh từ Chân như. 

Lúc đầu, trong triết học Bà la môn, khi nói tới thực tại của vũ trụ thường dùng một chữ "Tat" (cái ấy. . Chẳng hạn người ta thường nói "cái ấy là cái ấy". Theo triết học Bà la môn, bản thể của vũ trụ không thể dùng ngôn ngữ văn tự mà diễn tả được, bởi thế chỉ tạm dùng danh từ "cái ấy" khi muốn chỉ cái trạng thái bất biến bất động của vạn hữu, tức bản thể thực tại của vũ trụ. 

Trái lại, Phật Giáo (ít nhất là Nguyên thủy Phật Giáo . vốn không lập ra một nguyên lý cố định nào cả mà chỉ chiếu theo những hiện tượng của vũ trụ nguyên sinh mà khảo sát sự thực, do đó dần dần phát hiện cái quan hệ nhân quả, pháp tắc và động lực nội tại của sự hoạt động của các hiện tượng. Do đó, nếu đem cái động lực, pháp tác và quan hệ nội tại biểu hiện thành nguyên lý cố định mà gọi là "cái ấy", ”cái ấy" thì e rằng không hợp với tâm ý suy cứu. 

Như vậy, chung cùng ta có thể gọi cái chân tướng như thực của hiện tượng là "như thế", như thế". Theo ý này, giữa triết học Bà la môn và triết học Phật Giáo, ít nhất ở điểm xuất phát, rõ ràng đã có một sự sai khác căn bản về cách dụng ngữ. 

Song thật ra, đây chỉ là điểm đại thể thôi. Tuy nói là tư tưởng Chân như của Phật Giáo, nhưng thật ra chưa hẳn nhất định như thế. Tuỳ theo sự phân biệt về giáo lý mà nội dung của Chân như quan cũng chia thành nhiều loại, cho nên không thể nói một cách nhất luật được. 

Chân như, đứng về địa hạt lịch sử mà quan sát thì lúc đầu gọi là cái pháp tắc của mọi hiện tượng, hoặc là cái quan hệ bất biến nhất định, nếu nói theo văn tự thì chỉ miễn cưỡng gọi đó là "như thế, như thế". 

Song đến khi hình nhi thượng học của triết học Phật Giáo được triển khai thì dần dần Chân như quan đã biến thành Thực thể luận, và cuối cùng đã trở nên rất gần với Ðại ngã (Phạm thiên. của Upanishads. Chẳng hạn Chân như quan trong Ðại Thừa Khởi Tín Luận có thể nói gần giống như Ðại Ngã trong Vedanta, rồi Phật Giáo hoá mà thành danh từ Chân như, đó là tư tưởng có thể tiêu biểu cho sự gần gũi nhất với triết học Bà la môn. 

Như vậy tư tưởng Chân như của Phật Giáo đã trải qua những giai đoạn và được triển khai như thế nào? Về phương diện giáo lý sử của Phật Giáo đây là một vấn đề hết sức to lớn, nhất là Ðại Thừa Khởi Tín Luận được coi như một bộ sách cương yếu thuyết minh căn bản của triết học Ðại Thừa. 

Tìm hiểu sự phát triển căn bản của triết học Ðại Thừa là một vấn đề rất trọng yếu và cũng rất hứng thú. Song đây là một đề mục cực kỳ phiền toái và có những quan hệ hết sức phức tạp, vì tư tưởng Chân như tuy đã có từ thời kỳ Phật Giáo Nguyên thuỷ, nhưng mãi về sau có lẽ năm, sáu trăm năm sau Phật nhập diệt mới được triển khai một cách rộng rãi. 

Cho nên, nếu đem nghiên cứu vấn đề để tìm ra những quan hệ của sự triển khai đó, thiết tưởng là một việc khó khăn lắm. Nhưng, nếu muốn thấu đáo vấn đề, trước hết ta phải quy định cái địa vị của Ðại Thừa Khới Tín Luận trong lịch sử Phật Giáo . 

Theo truyền thuyết thông thường từ xưa thì Khởi Tín Luận đã được Mã Minh trước tác khoảng một trăm năm trước thời Long Thụ (khoảng thế kỷ thứ nhất Tây lịch. . Nhưng theo kết quả các cuộc nghiên cứu gần đây, nếu đặt Khởi Tín Luận trước thời Long Thụ, đứng trên lập trường lịch sử tư tưởng Phật Giáo phát đạt mà nhận xét, thì điều đó e khó có thể được chấp nhận, nhất là gần đây nhiều học giả Trung Quốc cũng cùng một quan điển. Bởi vậy, xác định địa vị lịch sử của Khởi Tín Luận thật sự là một việc khó khăn. 

Vấn đề được đạt ra là: nếu Khởi Tín Luận trước thời Long Thụ thì quan hệ lịch sử giữa tác phẩm đó với lập trường Trung Quán Phật Giáo của Long Thụ ra sao? Vấn đề này thật sự đã thành một vấn đề rất khó giải quyết. Cho đến nay, trong giới học giả vẫn chưa có một định thuyết nào cả? 

Về tiêu chuẩn triết học, ta có thể nói Chân như quan là địa vị cực điểm của Khởi Tín Luận, nhưng nếu theo dõi lịch trình phát triển của tư tưởng theo thứ tự đến tuyệt điểm Chân như quan là một vấn đề thiết tưởng không phải dễ dàng. Ðiều này ai cũng phải thừa nhận. 

Ở đây tôi xin đề cập qua đến Chân như quan của Phật Giáo, và mục đích là để tìm ra xuất phát điểm của tư tưởng Chân như quan: Tư tưởng Chân như của Ðại Thừa đã xuất phát từ kinh Bát Nhã, vì kinh Bát Nhã không những là căn bản của tư tưởng Ðại Thừa, đồng thời còn là mối liên lạc giữa Ðại Thừa và Tiểu Thừa. Hơn nữa, về phương diện lịch sử, Bát Nhã còn là bộ kinh cổ nhất trong các kinh Ðại Thừa. Do đó, nếu nghiên cứu tư tưởng Ðại Thừa, bất cứ về bộ môn nào, không nghiên cứu qua kinh Bát Nhã thì sẽ không có kết quả trọn vẹn . 

Song từ xưa đến nay phần nhiều các học giả chỉ nghiên cứu triết học Ðại Thừa ở thời kỳ đầu, hoặc đi sâu vào tư tưởng của Long Thụ là thời kỳ triết học Ðại Thừa đã phát đạt, chứ ít ai lưu tâm đến việc nghiên cứu tư tưởng và lập trường của kinh Bát Nhã một cách khúc triết. Chắc cũng có người cho rằng Ðại Trí Ðộ luận của Long Thụ là phần chú thích của Ðại phẩm Bát Nhã, vậy nghiên cứu luận Trí Ðộ tức là đã nghiên cứu Bát Nhã rồi. 

Nếu nghiên cứu sự phát triển của Phật Giáo mà chỉ lấy các vị Luận sư hay một vài bộ luận làm trung tâm, hoặc chỉ nghiên cứu kinh tạng rồi một mực cho rằng Phật đã nói tất cả, còn về địa vị lịch sử của kinh, luận, không cần biết đến, thì e rằng phương pháp nghiên cứu chưa được đúng lắm. 

Muốn nghiên cứu tư tưởng của Long Thụ trước hết cần phải nghiên cứu tất cả các kinh điển Ðại Thừa đã được thành lập trước thời Long Thụ. 

Không những thế, đôi khi ta cũng phải ngừng lại ở thời Long Thụ, lấy tư tưởng của Long Thụ làm tiêu chuẩn, rồi tìm hiểu sự phát đạt qua các kinh điển trước và sau thời Long Thụ, như vậy ta có thể thấy được một cách rõ ràng hơn nhưng giai đoạn phát triển của Phật Giáo. Ðó là điều chúng ta nên ghi nhận. 

Ở đây chúng tôi cũng áp dụng phương pháp đó để nghiên cứu Chân như quan, nhưng không nhất định phải lấy tư tưởng của Long Thụ làm tư tưởng duy nhất, mà phải nghiên cứu tất cả tư tưởng trong kinh Bát Nhã trước thời Long Thụ để tìm xem giữa tư tưởng hồi đó với tư tưởng Chân như trong Khởi Tín Luận sau này có một quan hệ nào không. Ðó là thiển kiến của tôi trong việc nghiên cứu tư tưởng Chân như. Nhưng bản thân tôi xin thú thật rằng, tôi chưa nghiên cứu toàn bộ Bát Nhã, nhất là nguyên văn bằng tiếng Phạn (sanskrit. thì tôi chỉ mới đọc chừng tám nghìn bài tụng Bát Nhã mà thôi. Bởi vậy, ở đây tôi xin chỉ giới thiệu một cách đại cương. 

Kinh Sách Liên Quan

Tìm không thấy