Tác Giả

Đại Lão Hòa Thượng Hư Vân

1. Bồ Tát Địa Tạng Phát Đại Thệ Nguyện
2. Chớ Đợi Đến Già Mới Học Đạo
3. Chớ đợi đến già mới học đạo mộ phần đầy cả thiếu niên
4. Chúng Ta Bắt Trước Người Xưa Nói Lời Trống Rỗng
5. Con Gà Biết Niệm Phật
6. Giới Được Phân Thành Bốn Loại Giới Pháp Giới Thể Giới Hạnh Giới Tướng
7. Giới luật là nền tảng căn bản của Phật pháp
8. Hư Vân Lão Hòa Thượng Khuyên Chúng Ta Giới Sát Phóng Sanh
9. Khai Khị Pháp Hội Thủy Lục Năm 1946
10. Không Rời Được Ba Nhu Cầu Ăn Mặc Chỗ Ở
11. Là Đệ Tử Phật Phải Y Giáo Phụng Hành
12. Luận Việc Thành Đạo Rất Dễ Nhưng Muốn Trừ Vọng Tưởng Lại Rất Khó
13. Nếu Bàn Về Việc Hành Trì Thì Không Ngoài Bốn Chữ
14. Nghiêm Trì Giới Luật
15. Phải Biết Luân Hồi Ái Dục Là Cội Gốc
16. Phải Hiểu Rõ Sự Niệm Phật
17. Pháp Của Phật Có Thiên Kinh Vạn Luận
18. Phật Thuyết Đại Tạng Kinh Không Ngoài Giảng Giải Hai Chữ Nhân Qủa
19. Quyết Định Hành Trì Một Pháp Môn
20. Sau Khi Phật Diệt Độ Pháp Trụ Thế Gian Có Ba Giai Đoạn
21. Sống Trong Ba Cõi Chịu Luân Hồi Sáu Đường
22. Tam Quy Ngũ Giới
23. Tham Thiền Cùng Niệm Phật
24. Thế nào là đạo...?
25. Tin Sâu Lý Nhân Quả
26. Tín Tâm Kiên Cố
27. Toàn Bộ Ba Tạng Không Ngoài Giới Định Huệ
28. Tu đạo nói khó thì rất khó bảo dễ thì cũng rất dễ
29. Tu Hành Phải Phân Rõ Gì Là Chánh Và Gì Là Phụ
30. Tu Hành Trong Phật Thất Qúy Tại Nhất Tâm


Pháp Âm Liên Quan Tới Tác Giả
(Trích Từ Điển Phật Học Huệ Quang) 

Đại Lão Hòa Thượng Hư Vân là một vị cao-tăng chứng-đạo ở bên Thiền-tông vào thời cận-đại Trung-quốc. Ngài người làng Tương, tỉnh Hồ Nam, họ Tiêu, tên Cổ Nham, tự Đức Thanh.

Cuộc đời Sư gắn liền với 5 dòng Thiền pháp: Tào Động, Lâm Tế, Vân Môn, Pháp Nhãn và Quy Ngưỡng.

  • Năm 19 tuổi, Sư lễ ngài Thường Khai Lão Nhân chùa Dũng Tuyền ở núi Cổ Sơn, tỉnh Phúc Kiến, cầu xuất gia.
  • Năm 20 tuổi, Sư thọ giới Cụ túc với Hòa thượng Diệu Liên. Về sau, Sư du phương học đạo khắp các vùng Tứ Xuyên, Tây Khang, Tây Tạng, Ấn Độ, Tích Lan, Miến Điện v.v… 
  • Năm 43 tuổi, Sư phát tâm đến chiêm bái núi Ngũ Đài để đền đáp ân sâu của cha mẹ, bắt đầu từ am Pháp Hoa núi Phổ Đà, cứ 3 bước lạy 1 lạy, ròng rã 3 năm trường, chịu nhiều đói lạnh, 3 lần bị bệnh nặng, sắp chết, đều có Bồ-tát Văn-Thù cảm ứng cứu giúp. Cuối cùng, Sư đến được chùa Hiển Thông núi Ngũ Đài.
  • Năm 56 tuổi, Sư trụ chùa Cao Mân, Giang Tô, một hôm nhân bị nước sôi bắn vào tay khiến tách trà rơi xuống đất, Sư liền dứt gốc nghi, triệt ngộ bản lai. 
  • Năm 61 tuổi, cuối đời Thanh, Sư theo Lưỡng Cung (chỉ Vua và Thái Hậu), đến phía Tây lập pháp hội “Chúc Thánh Hộ Quốc Tiêu Tai”, rồi trở về ẩn cư ở núi Chung Nam, đổi tên là Hư Vân, hiệu là Huyễn Du. Sau, Sư đến hoằng hóa ở đảo Penang, Mã Lục giáp, Kuala Lumpur, Đài Loan. 
  • Năm 68 tuổi, khi giảng kinh tại Thái Lan, Sư từng nhập định 9 ngày, gây xôn xao cả kinh đô Thái. Sư cũng từng thuyết phục quan Hiệp Thống tỉnh Vân Nam là Lý Căn Nguyên, hủy bỏ lệnh đuổi tăng phá chùa, cũng như Sư đã từng điều đình sự tranh chấp giữa Trung Quốc và Tây Tạng, trừ khử họa chiến tranh, khuyến dụ bọn trộm cướp trở về đường lành. Sư truyền bá giáo pháp 18 năm ở Vân Nam. 
  • Năm 90 tuổi, Sư mới trở về trụ trì chùa Cổ Sơn.
  • Năm 109 tuổi, Sư hoằng pháp ở Hương Cảng. Sau, vì ôm ấp bi nguyện hộ giáo cứu tăng nên năm sau Sư trở về đại lục.
  • Sư thị tịch vào mùa thu năm 1959, tại núi Vân Cư, hưởng thọ 120 tuổi.

Trọn đời Sư, đã vâng giữ các hạnh thanh tịnh, khổ, hiếu, nhẫn, định, xả, bi, dị, phương tiện, vô úy, bất phóng dật. Sư thường than thở khi thấy tông phong suy tàn, đạo tràng đổ nát, luật giáo không được nghe. Sư phát nguyện chấn hưng, trùng tu các tòng lâm trong nước, tổng cộng hơn 80 ngôi lớn nhỏ như: Chùa Hoa Đình (Vân Thê) ở Vân Nam, Chúc Thánh Thiền Tự ở Kê Túc, chùa Nam Hoa ở Tào Khê, chùa Dũng Tuyền ở núi Cổ Sơn tỉnh Phúc Kiến, Vân Môn Thiền Tự ở huyện Khúc Giang Quảng Đông, Chân Như Thiền Tự ở Vân Cư tỉnh Giang Tây v.v… Mỗi nơi khi hoàn thành Sư đều trao cho 1 vị làm Trụ trì, sau đó tiếp tục đi nơi khác. Tuy là bậc cự phách trong Thiền Tông, nhưng Sư cũng thường dạy người nên chân thật niệm Phật.

MỘT SỐ TÀI LIỆU CHI TIẾT HƠN VỀ CUỘC ĐỜI NGÀI:

Ngài Hư Vân quê ở đất Tương, tỉnh Hồ Nam, thuộc họ Tiêu. Thân phụ là Ngọc Ðường từng làm Tri phủ Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến, làm quan thanh liêm, được dân ái mộ. Năm 40 tuổi, chưa có con, nên một hôm ông cùng phu nhân đến chùa Quán Âm để xin cầu tự. Bởi lòng thành nên có cảm ứng, do đó sau khi trở về, phu nhân có tin mang thai. Trải qua mười tháng tới kỳ sanh nở, cả hai đều nằm mộng thấy có một ông lão râu dài, mặc áo xanh, trên đầu mang hình tượng Quán Âm, cưỡi hổ đi tới. Khi tỉnh giấc, bào thai lọt lòng là một bọc thịt (Bồ-tát bậc Ðệ Bát Ðịa mới có cảnh giới này). Bà mẹ sợ quá mà chết.

Ngày hôm sau, một ông già bán thuốc đi ngang qua, lấy dao mở bọc thịt ra thì thấy trong bọc là một đứa nhỏ con trai. Hài nhi được bà kế mẫu nuôi dưỡng.

Vốn có thiện căn, nên đối với sách vở Nho giáo, Ngài Hư Vân đọc mà không thấy hứng thú, đối với công danh thì lạnh nhạt, chỉ có Kinh Phật là còn ham thích, cho nên ngay từ thuở thơ ấu Ngài đã nhen nhúm ý tưởng xuất gia tu hành. Có một lần, trốn tới chùa Cổ Sơn ở Phúc Châu Ngài toan xuất gia, nhưng bị bắt về nhà. Thân phụ bắt Ngài trở về quê ở Hồ Nam giao cho người chú thứ hai trông nom, cốt ý để tuyệt hết mọi ý niệm xuất gia.

Ngài vốn là đứa con duy nhất, người chú thứ ba thì lại chết đi không có con nối dõi, do đó Ngài trở thành vị kế thừa của hai chi trong gia tộc. Theo phong tục hồi đó, Ngài có thể cưới hai vợ, một người là dâu của cha ruột, một người thay cho dâu của chú, như vậy cả hai chi còn giữ được hương hỏa về sau. Ðây là trường hợp một lần được cả hai, người đời ước mong mà không có, tuy nhiên đối với Ngài là cả một sự phiền hà.

Ðể làm nhiệm vụ tiếp nối hương hỏa trong gia tộc, tới năm 18 tuổi, Ngài cùng hai bà họ Ðiền và họ Ðàm làm lễ thành hôn, và nghi thức được cử hành cùng một lượt. Cả hai bà đều thuộc dòng dõi khuê các, nên rất thông hiểu nghĩa lý. Trong đêm tân hôn, Ngài Hư Vân đã cùng hai bà đi tới một thỏa thuận, với giao ước rằng trên danh nghĩa tuy là vợ chồng nhưng thực tế thì không phải, trinh tiết vẫn giữ trọn vẹn, cả ba cùng ở chung, không xâm phạm nhau, an cư như vậy.

Năm sau, với sự ưng thuận của hai bà, Hòa thượng Hư Vân quyết tâm ra đi (sau này hai bà cũng xuất gia). Ngài giã từ đời sống gia đình êm ấm, đến chùa Dũng Tuyền ở Cổ Sơn thuộc Phúc Châu để xuất gia. Tới đây ngài lạy Trưởng lão Diệu Liên làm thầy, nhận pháp danh là Diễn Triệt, hiệu là Ðức Thanh. Ngài rất sợ bị người trong gia đình tìm đến, nên Ngài đi vào núi sâu tu khổ hạnh, đói ăn quả tùng, lá cây, khát thì uống nước suối. màn trời chiếu đất, y áo rách rưới tả tơi chẳng đủ che thân ... ngài vẫn chẳng màng.

Quote:
Tu khổ hạnh như vậy quả thực vượt khả năng của mọi người, như câu nói:

Mặc, những gì không ai mặc được
Ăn, những gì không ai ăn được
Nhẫn những gì không ai nhẫn được
Chịu, những gì không ai chịu được

Vậy mà lạ thay, sức khỏe của ngài mỗi ngày mỗi thêm tráng kiện, tâm nhẹ như mây, bước nhanh như gió, tai nghe tiếng từ xa, mắt thấy vật nhiều dặm. Nhận ra sự đổi thay nơi công lực, ngài rời hang động, vân du đây đó để tự kiểm chứng. Trên bước đường du hóa, tình cờ ngài gặp một đạo sư. Thấy diện mạo quái lạ của ngài, vị đạo sư hỏi ngài tu theo môn phái gì? Ngài thành thật trả lời là ngài theo gương người xưa, “ép xác tìm tâm”, tự tu tự chứng. Vị đạo sư bảo: "Ông chỉ học cách Tu Thân, còn Tu Tâm ra sao, ông có biết không? Tu thân cách này, bất quá chỉ giải thoát mình chứ chẳng cứu được ai. Nếu phát Bồ Đề Tâm theo lời Phật dạy thì tuy tu đạo xuất thế gian mà phải không rời thế gian pháp. Đó mới là con đường Trung Đạo !!!"

Để tìm cơ hội thân cận với các Thiện tri thức, đồng thời có thể học hỏi thêm Phật Pháp, Ngài đi khắp nơi tham vấn, vượt núi băng rừng nếm đủ mùi vị gian nan. Nơi nào có Cao tăng Ðại đức thì dù nơi đó có xa xôi, ngăn sông cách núi đến đâu, Ngài cũng phải tìm tới để học Ðạo. Trên đường tham vấn học hỏi Ngài đã gặp nhiều sự trắc trở, nhưng sẵn đức tính kiên nhẫn, với ý chí sắt đá, quên mình để cầu Pháp, Ngài vẫn không thối chí, ý hướng ban đầu vẫn không đổi thay, lúc nào cũng hăm hở đi tới, tinh tấn học tập.

Quote:
Tinh thần của Ngài như vậy, quả thực rất đáng bội phục và là một gương mẫu để mọi người noi theo !!!

Về sau, Ngài lập nguyện báo ơn hiền mẫu bằng cuộc hành hương "tam bộ nhất bái", từ Phổ Ðà Sơn đi tới Ngũ Ðài Sơn. Ba năm trời ròng rã, công đức của Ngài thành tựu viên mãn và Ngài hoàn thành được chí nguyện của mình.

Bây giờ kể một sự tích có tính cách cảm ứng đạo giao liên hệ tới cuộc hành hương nói trên.

Khi Ngài đi và lạy tới được bờ sông Hoàng Hà thì gặp trời đổ tuyết, suốt trong ba ngày ba đêm không ngớt. Ngài tạm trú trong một căn lều cỏ, lúc đó vừa đói vừa lạnh, thân thể bị tê, mất cả cảm giác, mê man bất tỉnh nhân sự. Giữa lằn ranh của sống và chết, ngài bỗng lờ mờ thấy dáng dấp một người hành khất bước vào chòi. Người ấy cởi bớt y phục của mình mà đắp cho ngài, lại lấy trong túi vải một nắm gạo rang, nhóm lửa, nấu cháo rồi đỡ ngài dậy. Ngài ăn cháo xong thì sức khỏe phục hồi, Ngài tiếp tục hành trình đi và lạy hướng tới Ngũ Ðài sơn. Ngài được người hành khất đó cứu sống, không phải chỉ một lần mà hầu như suốt chặng đường gian truân, khi nào gặp hiểm nguy cùng cực thì người ấy lại tình cờ có mặt....

Suốt thời gian thực hành hạnh nguyện, chỉ trừ khi qua sông, lội suối hoặc bão giông không thể cất bước, ngoài ra, ngài không hề ngưng nghỉ, chỉ nhất tâm bước ba bước, quỳ xuống lạy một lạy. Cuối cùng, sau ba năm ròng rã, ngài cũng tới được chùa Hiển Thông trên núi Ngũ Đài. Nơi đây, ngài muốn tìm tung tích người hành khất ân nhân để tạ ơn thì một lão sư, khi nghe xong câu chuyện đã điềm đạm bảo ngài rằng: “Chính là Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát đó. Bồ Tát thường hiện thân hành khất trợ duyên cho người cầu đạo.” Nghe thế, Hòa Thượng Hư Vân sụp xuống, lạy khắp mười phương tạ ơn vị Bồ Tát xuất thế gian mà không rời thế gian pháp !!!

Trong khoảng thời gian Hòa thượng Hư Vân ẩn tu tại Cửu Hoa sơn, có tin đưa tới cho hay rằng chùa Cao Mân tại Dương Châu có tổ chức một khóa Thiền trong tám thất. Ngài quyết định tới đó tham gia. Từ Cửu Hoa Sơn, Ngài đi dọc theo ven sông. Ðương lúc mùa mưa lớn, nước sông tràn lên bờ, rủi sẩy chân, Ngài rớt xuống nước rồi bị nước cuốn đi, như vậy nổi trôi theo dòng trong khoảng hai mươi bốn tiếng đồng hồ. Khi trôi tới gần đập đá Thái Thạch, Ngài mắc vào lưới cá nên được người ta vớt lên, nhưng lúc đó tình trạng của Ngài chỉ là thoi thóp. Dân chài báo tin cho chùa Bảo Tích ở gần đấy để đưa Ngài về chùa cấp cứu. Ngài tỉnh lại, nhưng bị xuất huyết tại bẩy nơi trên thân thể - thất khiếu lưu huyết - bệnh tình rất là nguy kịch. Ngài chỉ nghỉ ngơi vài ngày rồi lại tiếp tục hướng tới Cao Mân dự Thiền Thất, chẳng kể gì tới mạng sống, tâm ý chẳng hề đổi thay.

Quy củ chùa Cao Mân rất là chặt chẽ và sự thi hành quy lệ cũng rất nghiêm túc. Ai phạm quy lệ sẽ bị trừng phạt không nể nang. Hồi đó, vị trụ trì là Thiền sư Nguyệt Lãng chỉ định Ngài đứng ra thay thế chức vụ của người, mà Ngài không nhận, nhưng như vậy là phạm quy lệ, nên Ngài bị đòn rồi bị đánh bằng hương bản. Ngài nhận hình phạt mà không kêu ca; song, sau khi bị đánh, bệnh tình trở nên nguy ngập, xuất huyết liên miên, khó có cơ cứu vãn.

Quote:
Có người nghĩ rằng; "Hòa thượng Hư Vân dụng công tu Ðạo như vậy, không lẽ chư thần hộ pháp không bảo hộ Ngài khiến Ngài bị rớt xuống nước?" Kỳ thực, chư thần đã từng hộ trì, nếu không, dân chài làm sao biết để vớt Ngài lên? Ðủ hiểu trong chốn vô hình luôn luôn có chư thần gia hộ.

Ðây cũng là một sự khảo nghiệm để biết cảm tưởng của Ngài đối trước vấn đề sanh tử của bổn thân mình qua những lần tai nạn. Gặp thử thách như vậy Ngài có chùn bước chăng? Hoặc giả Ngài có khi nào nghĩ rằng: "Ta đã tu bao nhiêu năm, nào tụng Kinh, bái sám, đốt ngón tay, ẩn tu, tập khổ hạnh, thứ gì cũng để hết tâm lực, cớ sao ta chẳng thấy một cảm ứng nào đền đáp? Thôi! Ta khỏi tu nữa, ta phải hoàn tục đặng trở về với đời sống ngũ dục vậy!" Nếu quả có ý nghĩ đó thì Ngài đâu có thể trở thành vị Tổ sư của cả năm Tông phái!

Chùa Cao Mân vốn là nơi mà quy củ được tôn trọng triệt để. Không ai được trò chuyện với nhau, thậm chí cùng ở chung mà không biết tên nhau. Hòa thượng Hư Vân cũng giữ đúng kỷ luật, tuy bệnh tình trầm trọng Ngài vẫn không hể đả động tới, cũng không ai biết Ngài vừa được vớt ở sông lên, Ngài chỉ biết dốc một lòng một dạ vào công phu tham thiền. Hai mươi ngày sau thì bệnh tình thuyên giảm, ấy cũng là do sự gia hộ của chư Phật và chư Bồ-tát.

Một hôm, có vị trụ trì chùa Bảo Tích ở Thái Thạch là Pháp sư Ðức Ngạn đến thăm Cao Mân. Khi nhác thấy hòa thượng Hư Vân ngồi ngay ngắn trên thiền sàng, dung quang tươi nhuận và sáng sủa, Pháp sư hết sức kinh ngạc mới kể lại cho mọi người nghe sự tích Ngài bị nước cuốn và được cứu vớt ra sao. Ai nấy đều lấy làm kinh dị, và để giúp Ngài dụng công tu tập cho được kết quả, các vị có trách nhiệm trong Thiền đường không cắt đặt Ngài phải chấp hành một công tác gì khác nữa. Từ đó Ngài chuyên tâm thiền định cho tới khi đạt tới cảnh giới nhất niệm bất sinh.

Ðến thất thứ tám, trong đêm thứ ba, vào giờ khai tịnh, người trực mang nước nóng tới và, trong lúc vô ý đã rót nước sôi bắn vào tay Ngài, do đó ly trà trong tay Ngài rớt xuống đất. Ngài nghe tiếng ly vỡ ly tan và ngay đấy khai ngộ (Thiền sư Tử Bá cũng được khai ngộ khi nghe tiếng bát bể).

Nhân dịp Ngài đọc kệ như sau:

Bôi tử phác lạc địa
Hưởng thanh minh lịch lịch
Hư không phấn toái dã
Cuồng tâm đương hạ tức

Dịch nghĩa:

Ly trà rớt xuống
Tiếng bể vang lên
Hư không tan vụn
Cuồng tâm liền hết

Lại có kệ như sau:

Ðãng trước thủ
Ðả toái bôi
Gia phá nhân vong ngữ nan khai
Xuân đáo hoa hương xứ xứ tú
Sơn hà đại địa thị Như Lai

Dịch nghĩa:

Tay, nước bắn
Chén bể nát
Nhà tan, người mất, nói không ra
Xuân đến nơi nơi ngát hoa thơm
Sông núi đất đai, đều Như Lai.

Khai ngộ rồi, Ngài rời Cao Mân, vân du bốn phương, càng tinh tấn thêm trong việc tu học và tham vấn các Thiện tri thức. Sau, Ngài đến Vân Nam, rồi ở đấy trùng tu tự viện tại núi Kê Túc. Vì tài chánh thiếu hụt Ngài phải lên đường đi Nam Dương để quyên góp. Trên thuyền đi tới Singapore Sư nhuốm bệnh, rồi, khi lên bờ Ngài lại không có hộ chiếu. Nhân viên chính quyền Anh quốc nhận thấy Ngài mang bệnh truyền nhiễm nên đưa Ngài tới ở tại Viện truyền nhiễm. Chẳng khác gì đưa Ngài vào chỗ chết. Về sau người ta đưa Ngài về chùa Cực Lạc, an trí riêng một nơi, bế quan luôn, nhưng chỉ ít lâu sau, bệnh của Ngài thuyên giảm. Ngài lại lên đường đi Thái Lan để lạc quyên, tá túc tại một ngôi chùa. Sư nhập định trong chín ngày, trông bề ngoài như người đã chết mà thực không phải chết, nên cả kinh thành Bangkok kinh động. Rồi, trên từ quốc vương, các quan lớn nhỏ, đến dân chúng, mọi người kéo đến xin quy y với Ngài. Các thứ tịnh tài của tín đồ cúng dường đều được gom lại gửi về Vân Nam để lo việc xây cất tu viện.

Điều đáng kể nữa là lúc 112 tuôi, khi Ngài từ Hương Cảng (Hong Kong) về Trung Quốc, ngài bị mấy lần Cộng Sản Trung Quốc tra tấn dã man ở mức thật tử nhất sinh ... Chính thời điểm này các môn đồ đệ tử mới mới khẩn thỉnh Ngài tự thuật lại cuộc đời tu hành, hoằng pháp lợi sanh, hầu mong làm tấm gương sáng cho hậu thế. Vì lòng từ bi quảng đại, tuy bị trọng thương qua hai lần bị tra tấn cực hình, Ngài vẫn cố gượng kể lại cuộc đờI tu hành của mình, mà sau này chư đệ tử viết lại thành quyển "Biên Niên Tự Thuật". Tuy bị công an Cộng Sản Trung Quốc tra tấn, chết đi sống lại hai lần, nhưng xuyên qua những bài pháp ngữ cùng trong quyển "Biên Niên Tụ Thuật", Ngài chưa từng đả kích hay lên án chế độ Cộng Sản, mà chỉ bảo là do nghiệp duyên tiền kiếp, nên nhẫn nhịn gánh chịu.

______________
 
Tiểu sử và câu chuyện xuất gia của Thiền sư Hư Vân

Thiền sư Hư Vân là người ở Tương Lương, tỉnh Hồ Nam Trung Quốc. Tên tục của Ngài là Tra, thuộc dòng dõi Lương Võ Đế. Thân sinh ra Thiền sư là Ngọc Ðường - từng giữ chức Tri phủ Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến, cha Ngài là một vị quan thanh liêm, được dân ái mộ. Mẹ Ngài họ Nhan, tuổi ngoài bốn mươi mà chưa có một mụn con, vì vậy đã đến chùa Quán Âm để xin con cầu tự. 

Sau lần đó, vào một đêm nọ họ cùng mộng thấy một vị trưởng lão mặc y phục màu xanh, đầu đội tượng Quán Thế Âm, thân cưỡi hổ, nhảy lên giường nằm. Vợ quan Ngọc Đường kinh sợ tỉnh dậy, nghe mùi hương lạ thoảng khắp phòng và thọ thai sau đó. Tuy nhiên, bào thai lúc lọt lòng lại là một bọc thịt khiến bà thất vọng ê chề, uất khí mà qua đời. Ngày hôm sau, một ông già bán thuốc đi ngang qua, lấy dao mở bọc thịt ra thì thấy trong bọc là một đứa nhỏ con trai chính là Thiền sư Hư Vân.
Chân dung Thiền sư Hư Vân. 

Bản ghi chép về cuộc đời 120 năm của Hòa thượng chấn hưng Phật giáo

Dường như có thiện căn với Phật pháp, từ nhỏ Hòa thượng Hư Vân đã không ăn được thịt. Bên cạnh đó, đối với sách Nho giáo, Ngài không thấy có hứng thú để tìm hiểu, ngược lại với kinh sách Phật giáo Ngài đam mê vô cùng. Theo tìm hiểu được biết, Thiền sư biết đến Phật pháp qua đám tang của bà nội. 

Đến năm 17 tuổi, cha của Thiền sư Hư Vân là Ngọc Đường quyết định cưới Ngài hai cô gái là Điềm Thị và Đàm Thị để giữ gìn hương hỏa, nhưng Hòa thượng Hư Vân không hề nhiễm sắc dục. Trong đêm tân hôn, Ngài Hư Vân đã cùng hai bà đi tới một thỏa thuận, với giao ước rằng trên danh nghĩa tuy là vợ chồng nhưng thực tế thì không phải, trinh tiết vẫn giữ trọn vẹn, cả ba cùng ở chung, không xâm phạm nhau, an cư như vậy.

Một năm sau đó, Hòa thượng Hư Vân đã từ bỏ đời sống gia đình êm ấm, đến chùa Dũng Tuyền ở Cổ Sơn thuộc Phúc Châu để xuất gia. Tới đây ngài lạy Trưởng lão Diệu Liên làm thầy, nhận pháp danh là Diễn Triệt, hiệu là Ðức Thanh. Vì lo sợ người trong gia đình tìm đến nên ngài đi vào núi sâu tu khổ hạnh, đói ăn đọt tùng lá dại, khát uống nước suối nước sương trong nhiều năm liền.

Thiền sư Hư Vân thu phục lòng người bằng sự từ bi

Sau hơn 20 năm tu hành, Thiền sư Hư Vân cảm thấy đạo nghiệp vẫn chưa thành, để báo đáp công sơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, Thiền sư đã phát nguyện tam bộ nhất bái từ Phổ Ðà sơn đi tới Ngũ Ðài sơn. Ba năm trời ròng rã, công đức của Ngài thành tựu viên mãn và Ngài hoàn thành được chí nguyện của mình.

Khai ngộ rồi, Ngài rời Cao Mân, vân du bốn phương, càng tinh tấn thêm trong việc tu học và tham vấn các Thiện tri thức. Sau, Ngài đến Vân Nam, rồi ở đấy trùng tu tự viện tại núi Kê Túc. Vì tài chánh thiếu hụt Ngài phải lên đường đi Nam Dương để quyên góp. Trên thuyền đi tới Singapore Sư nhuốm bệnh, rồi, khi lên bờ Ngài lại không có hộ chiếu. Nhân viên chính quyền Anh quốc nhận thấy Ngài mang bệnh truyền nhiễm nên đưa Ngài tới ở tại Viện truyền nhiễm. Chẳng khác gì đưa Ngài vào chỗ chết. Về sau người ta đưa Ngài về chùa Cực Lạc, an trí riêng một nơi, bế quan luôn, nhưng chỉ ít lâu sau, bệnh của Ngài thuyên giảm. Ngài lại lên đường đi Thái Lan để lạc quyên, tá túc tại một ngôi chùa. Sư nhập định trong chín ngày, trông bề ngoài như người đã chết mà thực không phải chết, nên cả kinh thành Bangkok kinh động. Rồi, trên từ quốc vương, các quan lớn nhỏ, đến dân chúng, mọi người kéo đến xin quy y với Ngài. Các thứ tịnh tài của tín đồ cúng dàng đều được gom lại gửi về Vân Nam để lo việc xây cất tu viện.

Những điều kỳ đặc về Tổ sư Thiền tông Bồ Đề Đạt Ma Những gian nan khổ nạn trong cả một đời của Hòa thượng Hư Vân quả thật không thể lời nói mà tả ra được. Theo các tài liệu ghi lại, Thiền sư Hư Vân đã trùng tu, kiến tạo lại vài mươi ngôi chùa lớn nhỏ khắp cả nước. Lúc nào cũng thế, một mình ngài chống tích trượng lên núi hoang. Khi công trình xây cất sửa sang hoàn thành thì ngài giao lại cho chư tăng, rồi một mình chống gậy xuống núi. Việc xây cất các tu viện trên núi dường như luôn có Long thần hộ pháp gia hộ nên kể từ lúc khởi công cho đến khi hoàn tất, muôn việc lành đều đến, chùa chiền luôn được tín thí bốn sự cúng dường.

Năm 1959 (120 tuổi), bệnh tình của Thiền sư ngày càng nặng. Tuy nhiên, sư vẫn đứng ra trông coi, lo liệu việc trùng tu Chân Như Thiền Tự và hướng dẫn, sách tấn tứ chúng tu tập.

Đến 1 giờ 40 phút ngày 13/10/1959, sư an nhiên tọa Thiền thị tịch, thọ 120 tuổi, tăng lạp 101 tuổi. Chúng môn đệ ngậm ngùi tổ chức tang lễ và cử hành lễ trà tỳ, thu được hơn 100 viên xá lợi tinh khiết, đủ năm màu, lớn nhỏ đủ loại, là minh chứng cho cuộc đời tu tập chứng ngộ, công hạnh diệu kỳ của sư. Đại chúng thỉnh xá lợi của sư nhập tháp Hải Hội núi Vân Cư.
 
Cố Giáo Sư Minh Chi
Cố Giáo Sư Trương Đình Nguyên
Cư Sĩ Bành Tế Thanh
Cư Sĩ Bích Ngọc
Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa
Cư Sĩ Cao Hữu Đính
Cư Sĩ Chân Hiền Tâm
Cư Sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền
Cư Sĩ Đạo Quang
Cư Sĩ Diệu Âm
Cư Sĩ Diệu Hà
Cư Sĩ Định Huệ
Cư Sĩ Đoàn Trung Còn
Cư Sĩ Đức Hạnh Lê Bảo Kỳ
Cư Sĩ Dương Đình Hỷ
Cư Sĩ Đường Tương Thanh
Cư Sĩ Giang Đô Trịnh Vĩ Am
Cư Sĩ Giang Vị Nông
Cư Sĩ Hạnh Cơ
Cư Sĩ Hồ U Trinh Ở Núi Tứ Minh
Cư Sĩ Hoàng Phước Đại
Cư Sĩ Hồng Như
Cư Sĩ Hồng Dương Nguyễn Văn Hai
Cư Sĩ Huệ Thiện
Cư Sĩ Khánh Vân
Cư Sĩ Lâm Cự Tinh
Cư Sĩ Lê Huy Trứ MSEE
Cư Sĩ Lê Sỹ Minh Tùng
Cư Sĩ Liêu Nguyên
Cư Sĩ Liêu Địch Liên
Cư Sĩ Lưu Minh Chánh
Cư Sĩ Lưu Thừa Phù Ghi Chép
Cư Sĩ Lý Viên Tịnh
Cư Sĩ Lý Nhất Quang
Cư Sĩ Mao Lăng Vân cung kính kết tập
Cư Sĩ Minh Chánh
Cư Sĩ Minh Trí và Mẫn Đạt
Cư Sĩ Ngô Đức Thọ
Cư Sĩ Nguyên Giác
Cư Sĩ Nguyên Hồng
Cư Sĩ Nguyễn Lang
Cư Sĩ Nguyên Phong
Cư Sĩ Nguyễn Đức Sâm , Ngô Đức Thọ
Cư Sĩ Nguyễn Đức Sinh
Cư Sĩ Nguyễn Hữu Kiệt
Cư Sĩ Nguyễn Minh Tiến
Cư Sĩ Nguyễn Xuân Chiến
Cư Sĩ Phạm Cổ Nông
Cư Sĩ Phúc Trung
Cư Sĩ Phương Luân
Cư Sĩ Quách Huệ Trân
Cư Sĩ Quảng Minh
Cư Sĩ Tâm Phước
Cư Sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám
Cư Sĩ Thiên Nhơn
Cư Sĩ Thôi Chú Bình
Cư Sĩ Thuần Bạch
Cư Sĩ Tiểu Bình Thật
Cư Sĩ Tịnh Mặc
Cư Sĩ Tô Khắc Minh
Cư Sĩ Tôn A Tử
Cư Sĩ Uông Trí Biểu
Cư Sĩ Viên Đạt
Cư Sĩ Vọng Tây
Đại Lão Hòa Thượng Hư Vân
Đại Lão Hòa Thượng Thích Ấn Quang
Đại Lão Hòa Thượng Thích Diễn Bồi
Đại Lão Hòa Thượng Thích Hành Trụ
Đại Lão Hòa Thượng Thích Mộng Tham
Đại Lão Hòa Thượng Thích Phổ Tuệ
Đại Lão Hòa Thượng Thích Thắng Hoan
Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang
Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh
Đại Lão Hòa Thượng Tinh Vân
Đại Sư An Thế Cao
Đại Sư Bách Trượng Hoài Hải
Đại Sư Chí Công
Đại Sư Cổ Diêm Khuông Am Thanh Liên bật-sô Linh Thừa
Đại Sư Đạo Bái
Đại Sư Đạo Nguyên
Đại Sư Đạo Tuyên
Đại Sư Diệu Hiệp
Đại Sư Diệu Khẩu
Đại Sư Diệu Không
Đại Sư Diệu Liên
Đại Sư Đời Tống, Nguyên Chiếu
Đại Sư Gia Tường Cát Tạng
Đại Sư Hải Đông
Đại Sư Hám Sơn
Đại Sư Hàm Thị
Đại Sư Hoài Cảm
Đại Sư Hoằng Nhất
Đại Sư Hoằng Tán
Đại Sư Huệ Ngộ
Đại Sư Khuy Cơ
Đại Sư Liên Trì
Đại Sư Linh Phong Ngẫu Ích Trí Húc
Đại Sư Pháp Tạng Hiền Thủ
Đại Sư Phi Tích
Đại Sư Pomnyun Sunim Trí Quang
Đại Sư Quán Đảnh
Đại Sư Quảng Khâm
Đại Sư Tăng Triệu
Đại Sư Thái Hư
Đại Sư Thân Loan
Đại Sư Thang Hương Danh
Đại Sư Thanh Lương Trừng Quán
Đại Sư Thật Hiền
Đại Sư Thật Xoa Nan Đà
Đại Sư Thích Ấn Thuận
Đại Sư Thích Tăng Triệu
Đại Sư Thiên Thai Trí Giả
Đại Sư Thượng Sư Tsong Kha Pa
Đại Sư Tĩnh Am
Đại Sư Tông Bổn
Đại Sư Triệt Ngộ
Đại Sư Trung Phong Minh Bổn
Đại Sư Tsong Kha Pa
Đại Sư Ưu Đàm
Đại Sư Viên Hư
Đại Sư Vĩnh Minh Diên Thọ
Đời Dao Tần, Duy Tắc Thiền sư Thiên Như
Đời Dao Tần, Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập
Đời Đường Sa Môn Văn Thẩm Thiếu Khương
Đời Lưu Tống Cương Lương Gia Xá
Hòa Thượng DaLai Lama
Hòa Thượng Thích Bảo Lạc
Hòa Thượng Thích Bích Liên
Hòa Thượng Thích Chân Thường
Hòa Thượng Thích Đồng Bổn
Hòa Thượng Thích Đổng Minh
Hòa Thượng Thích Đức Nhuận
Hòa Thượng Thích Đức Niệm
Hòa Thượng Thích Đức Thắng
Hòa Thượng Thích Giác Khang
Hòa Thượng Thích Giác Qủa
Hòa Thượng Thích Giác Quang
Hòa Thượng Thích Hân Hiền
Hòa Thượng Thích Hoằng Tri
Hòa Thượng Thích Hoằng Trí
Hòa Thượng Thích Hồng Đạo
Hòa Thượng Thích Hồng Nhơn
Hòa Thượng Thích Huệ Hưng
Hòa Thượng Thích Huyền Dung
Hòa Thượng Thích Huyền Tôn
Hòa Thượng Thích Huyền Vi
Hòa Thượng Thích Khánh Anh
Hòa Thượng Thích Khế Chơn
Hòa Thượng Thích Mãn Giác
Hòa Thượng Thích Minh Cảnh
Hòa Thượng Thích Minh Châu
Hòa Thượng Thích Minh Lễ
Hòa Thượng Thích Minh Quang
Hòa Thượng Thích Minh Thành
Hòa Thượng Thích Nhất Chân
Hòa Thượng Thích Như Điển
Hòa Thượng Thích Phước Nhơn
Hòa Thượng Thích Phước Sơn
Hòa Thượng Thích Quảng Độ
Hòa Thượng Thích Quang Phú
Hòa Thượng Thích Tâm Châu
Hòa Thượng Thích Tâm Quang
Hòa Thượng Thích Thái Hòa
Hòa Thượng Thích Thánh Nghiêm
Hòa Thượng Thích Thanh Từ
Hòa Thượng Thích Thiên Ân
Hòa Thượng Thích Thiện Hoa
Hòa Thượng Thích Thiện Huệ
Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
Hòa Thượng Thích Thiền Tâm
Hòa Thượng Thích Thông Bửu
Hòa Thượng Thích Tịnh Không
Hòa Thượng Thích Tịnh Nghiêm
Hòa Thượng Thích Toàn Châu
Hòa Thượng Thích Trí Chơn
Hòa Thượng Thích Trí Hoằng
Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm
Hòa Thượng Thích Trí Quảng
Hòa Thượng Thích Trí Thủ
Hòa Thượng Thích Trung Quán
Hòa Thượng Thích Từ Quang
Hòa Thượng Thích Tuệ Đăng
Hòa Thượng Thích Tuệ Đặng
Hòa Thượng Thích Tuệ Nhuận
Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ
Hòa Thượng Thích Tuyên Hóa
Hòa Thượng Thích Viên Giác
Hòa Thượng Thích Viên Huy
Hòa Thượng Thích Viên Lý
Tam Tạng Pháp Sư Bát Nhã
Tam Tạng Pháp Sư Đàm Vô Sấm
Tam Tạng Pháp Sư Đề Vân Bát Nhã
Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang
Thượng Nhân Pháp Nhiên
Thượng Tọa Thích Chân Tính
Thượng Tọa Thích Chánh Lạc
Thượng Tọa Thích Đồng Ngộ
Thượng Tọa Thích Đức Trí
Thượng Tọa Thích Giải Hiền
Thượng Tọa Thích Hằng Đạt
Thượng Tọa Thích Hạnh Bình
Thượng Tọa Thích Huyền Châu
Thượng Tọa Thích Mật Thể
Thượng Tọa Thích Minh Tuệ
Thượng Tọa Thích Nguyên Bình
Thượng Tọa Thích Nguyên Chơn
Thượng Tọa Thích Nguyên Hùng
Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng
Thượng Tọa Thích Nhuận Châu
Thượng Tọa Thích Phổ Huân
Thượng Tọa Thích Phước Hòa
Thượng Tọa Thích Phước Thái
Thượng Tọa Thích Quảng Ánh
Thượng Tọa Thích Thiện Phụng
Thượng Tọa Thích Tiến Đạt
Thượng Tọa Thích Trí Đức
Thượng Tọa Thích Trí Siêu
Thượng Tọa Thích Trường Lạc
Thượng Tọa Thích Vĩnh Hóa
Tiến Sĩ Lê Sơn Phương Ngọc
Tiến Sĩ Sinh Học Matthieu Ricard
Tiến Sĩ Vật Lý Trịnh Xuân Thuận
Tỳ Kheo Thích Đăng Quang
Tỳ Kheo Thích Đồng Thọ
Tỳ Kheo Thích Đồng Tịnh
Tỳ Kheo Thích Duy Lực
Tỳ Kheo Thích Giác Nghiên
Tỳ Kheo Thích Giới Bổn
Tỳ Kheo Thích Giới Đức
Tỳ Kheo Thích Giới Nghiêm
Tỳ Kheo Thích Hoằng Đạo
Tỳ Kheo Thích Hoằng Thường
Tỳ Kheo Thích Huệ Chiểu Chùa Đại Vân Ở Chuy Châu
Tỳ Kheo Thích Minh Điền
Tỳ Kheo Thích Minh Định
Tỳ Kheo Thích Minh Trí
Tỳ Kheo Thích Nguyên Chứng
Tỳ Kheo Thích Tâm Hạnh
Tỳ Kheo Thích Thanh Giác
Tỳ Kheo Thích Thiện Hạnh
Tỳ Kheo Thích Thiện Trang
Tỳ Kheo Thích Thông Huệ
Tỳ Kheo Thích Viên Ngộ
Tỳ Kheo Visuđhacara



Kinh Sách Cùng Tác Giả

Con đường tu cần phải trải qua gian khổ; như vậy mới có thể khai ngộ. Không nên hy vọng mọi người đối với mình tốt; nếu người tu chẳng vậy thì không khác gì kẻ thế tục.