Home > Khai Thị Phật Học > Kiem-Uoc
Kiêm Ước
Sa Môn Thích Đạo Thế chùa Tây Minh biên soạn | Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản, Việt Dịch


Thiên này có hai phần: Thuật ý và Dẫn chứng.

Thứ nhất PHẦN THUẬT Ý

Sai lầm là bởi lý luận suông, không bằng chứng cứ vào sự thật, nghe thấy là bởi như bắt chước, không bằng quyết định vào hiểu biết. Vì vậy tin theo không bằng học hỏi, lời nói không bằng việc làm, cho nên nghiên cứu chủ yếu thích hợp lý lẽ, đặt nền móng to lớn cho bậc Thánh cao nhất, chấm dứt mọi duyên cốt phải tiết kiệm, là thước đo rộng dài của hạng người mẫu mực. Không xây dựng tâm tư không phân biệt, lẽ nào có cảm ứng không cùng tận? Vì vậy một mảy lông một hạt thóc mà có ích tất cả Tứ sanh, một ý niệm một khoảnh khắc mà luôn luôn giúp đỡ Lục độ. Đây là công lao vượt lên trên một nửa sinh sôi này nở tận cùng đời vị lai, ôm ấp xưa nay tiết kiệm mà cũng là đức hạnh quy phạm cao vời thế gian ít người sánh kịp.

Thứ hai PHẦN DẪN CHỨNG

Như trong Tân Bà Sa Luận nói: Hỏi: Trong các đệ tử thì Đại Ca diếp Ba là vị ít ham muốn thích vừa đủ có đủ các hạnh khổ hạnh (Đỗ đa hạnh, xưa nói là Đầu đà); Bạc câu la là vị ít bệnh tật luôn tiết kiệm đầy đủ giới hạnh thanh tịnh, hai vị này khác nhau điều gì? Tôn giả Đại Ca diếp Ba, có được đồ ăn thức uống hoặc dở hoặc ngon, đều thuận theo lần lượt mà ăn chứ không hề phân biệt chọn lựa, giống như ngựa hay tùy theo thức ăn có được mà ăn không bỏ. Tôn giả Bạc Cử La, đã có được đồ ăn thức uống hoặc dở hoặc ngon, thì lựa ra thức ngon mà ăn thứ dở. Như trong kinh nói: Có bốn bậc Thánh, một là bậc Thánh vui vẻ thỏa mãn tùy theo đồ ăn thức uống có được, hai là bậc Thánh vui vẻ thỏa mãn tùy theo y phục có được, ba là bậc Thánh vui vẻ thỏa mãn tùy theo đồ nằm có được, bốn là bậc Thánh tùy theo có không có niềm vui đoạn trừ và niềm vui tu tập.

Lại trong kinh Trung A hàm nói: Lúc ấy có cái học về giống và khác nhau, bấy giờ Tôn giả Bạc câu la chưa xuất gia, bạn bè thân thiện luôn luôn đến nơi Bạc câu la mà thưa hỏi nghĩa lý đó. Bạc câu la nhân đó giải thích cho họ: Tôn học đạo trong giới luật chánh pháp này đến nay đã tám mươi năm, chưa từng dấy lên ý tưởng tham dục. Tôi mang y rách vá rách vá chắp lại đến nay đã tám mươi năm, cũng không dấy lên ý tưởng cao ngạo, cũng chưa hề nhớ là nhận y của cư sĩ, chưa hề cắt đứt làm y phục, chưa hề nhờ vả Tỳ kheo khác làm y, chưa hề dùng kim may y, chưa hề cầm túi đựng kim chỉ ngay cả một sợi chỉ cũng không. Tôi khất thực đến nay đã tám mươi năm, cũng không dấy lên ý tưởng cao ngạo, cũng chưa hề nhận lời mời của cư sĩ, cũng chưa hề vượt qua khất thực, chưa hề đi theo mọi người khất thực từ trong đó sẽ được các loại đồ ăn thức uống ngon lành tuyệt vời sạch sẽ nhất, chưa từng nhìn khuôn mặt người nữ, chưa từng bước vào trong phòng của Tỳ kheo ni, chưa từng nhớ lại cùng nhau chào hỏi với Tỳ kheo ni, thậm chí đi trên đường cũng không cùng nhau nói chuyện, chưa từng nuôi giữ Sa di, chưa từng nhớ là thuyết pháp cho hàng bạch y, thậm chí bốn câu kệ, chưa từng có bệnh tật gì thậm chí đau đầu trong chốc lát, chưa từng nhớ là uống thuốc thậm chí chỉ một miếng Ha lê lặc. Tôi ngồi xếp bằng tròn hơn tám mươi năm, chưa từng dựa vào tường dựa vào cây, tôi ở trong ba ngày đêm đạt được ba sự chứng thực thông suốt, tôi ngồi xếp bằng tròn mà nhập Niết bàn. Đây gọi là Tôn Giả Bạc câu la chưa hề có pháp. Lại trong Tăng Kỳ Luật nói: Đạt Nhị Già La hán tự mình rất vui mừng yên lòng, mà thuyết kệ rằng:

Muốn đạt được niềm vui vắng lặng,
Nên luyện tập pháp hạnh Sa môn
Ngăn lại thì giữ gìn thân mạng,
Giống như rắn bò vào hang chuột
Muốn đạt được niềm vui vắng lặng,
Nên luyện tập pháp hạnh
Sa môn Cơm áo gắn liền với thân mạng,
Dở ngon tùy theo với mọi người
Muốn đạt được niềm vui vắng lặng,
Nên luyện tập pháp hạnh
Sa môn Tất cả biết dừng lại vừa đủ,
Chuyên tâm tu dưỡng đạo Niết bàn.

Lại trong kinh Cựu Tạp Thí Dụ nói: Xưa có Tỳ kheo, ngồi thiền hành đạo ở dưới tán cây lúc nhàn rỗi, trên cây có một con khỉ, thấy Tỳ kheo ăn leo xuống đứng bên cạnh, Tỳ kheo lấy cơm cho ăn. Con khỉ được ăn thì đi lấy nước để cung cấp cho Tỳ kheo tắm rửa. Nhiều tháng liền như vậy, ngày hôm sau ăn hết mà bỗng nhiêu quên không để lại, con khỉ vì không được ăn nên rất tức tối, lấy Ca sa của Tỳ kheo leo lên cây xé nát, Tỳ kheo giận mà dùng gậy đánh, lỡ tay đánh trúng con khỉ liền chết. Những con khỉ khác cùng nhau đến khiêng con khỉ chết đi vào trong chùa. Tỳ kheo Tăng biết chắc chắn có nguyên cớ nên xét hỏi ý đó. Tỳ kheo nói lại đầy đủ, thế là Đức Phật dạy từ nay trở đi mỗi khi Tỳ kheo ăn cơm, đều phải dành một phần để lại mà bố thí cho các loài vật, không được ăn hết.

Lại trong Ngũ Phần Luật nói: Đức Phật bảo với Tỳ kheo: Đời quá khứ xưa kia, ở bên bờ sông Căng già có một Tiên nhân, sống ở trong hang đá. Lúc bấy giờ Long vương vào ban ngày từ lòng nước xuất hiện, dùng thân quấn quanh Tiên nhân bảy vòng, đầu thò ra ở phía trên, hướng xuống phía dưới cung kính nhìn Tiên nhân. Tiên nhân đi vắng đệ tử ở lại giữ hang, Long vương cũng giống như trước vào ban ngày xuất hiện thể hiện lòng cung kính. Đệ tử sợ hãi nên vô cùng gây ốm bệnh hoạn. Vào lúc bấy giờ Ta thực hành Bồ tát đạo đi khắp nơi bên bờ sông Căng già, trông thấy sự việc như vậy, thì cố ý hỏi xem, người ấy trả lời đầy đủ như vậy. Ta lại hỏi rằng: nay ông mong không tiếp tục thấy Long vương phải không? Đáp rằng: Đúng như vậy. Lại hỏi: Ông thấy dưới cổ Long vương có những vật gì? Đáp rằng: Có ngọc ma ni. Ta lại nói rằng: nếu lúc Long vương xuất hiện thì ông nên chắp tay hướng về Long vương nói lời như vậy. Nay tôi cần ngọc quý ma ni ở dưới cổ Ngài, nguyện xin Ngài lấy giúp cho tôi. Bấy giờ đệ tử Tiên nhân nghe Ta nói xong, Long vương từ mặt nước xuất hiện thì thuận theo cầu xin ngọc quý, Long vương nghe xin ngọc quý thì không tiến tới không lùi lại lặng lẽ mà đứng yên. Lúc ấy đệ tử Tiên nhân lại vì Long vương thuyết kệ rằng:

Nay tôi cần ngọc ngọc quý ma ni,
Nằm ở dưới cổ của Long vương

Ý tôi thật quý trọng vui mừng,
Lặng im không nói như thế nào?
Long vương liền dùng kệ đáp rằng:
Tất cả những nhu cầu của Ta,
Đều có được nhờ ngọc quý này
Nay ông đi theo câu xin Ta,
Vĩnh viễn đoạn tuyệt không trở lại
Như tiếng lửa rừng rực nổ tung,
Khiến lòng dạ con người kinh hãi
Nay ta nghe thấy lời ông nói,
Sợ hãi vượt quá sự việc này
Ngay sau đó Đức Thế tôn dẫn ra tích xưa thuyết kệ:
Cầu xin điều người ta không thích,
Nói ra thì dẫn đến oán thù
Long vương nghe thấy tiếng cầu xin,
Một khi xa không còn trở lại.

Đức Phật lại bảo với Tỳ kheo: Vào đời quá khứ có Quốc vương Ca Di, vui thích bố thí cung cấp cho những người nghèo thiếu khốn khổ. Lúc ấy có Phạm Chí được nhà vua rất quý trọng, chưa từng đi theo nhà vua cầu xin điều gì. Lúc bấy giờ nhà vua ấy vì Phạm Chí mà thuyết kệ rằng:

Mọi người đều từ phương xa đến, Không ngại đi theo cầu xin Ta Mà ông nay ở tại nơi này, Không cầu xin có mục đích gì?

Phạm Chí liền dùng kệ trả lời rằng:
Cầu xin điều người ta không thích,
Không cho thì dẫn đến oán thù
Vì vậy lặng im không mong cầu,
Sợ rằng xa cách tình thân ái!
Nhà vua lại thuyết kệ đáp rằng:
Cầu xin không tổn thương đức hạnh,
Cũng không sai lầm cho thân miệng
Vứt cái có để bù cái không,

Tại vì sao mà không mong cầu?
Phạm Chí tiếp tục dùng kệ trả lời rằng:
Người tài đức không nói cầu xin,
Nói cầu xin ắt không tài đức
Lặng lẽ không có gì cầu xin,
Thì gọi là người đủ tài đức.

Lúc ấy nhà vua nghe thuyết về kệ người tài đức thì tâm vô cùng hoan hỷ, liền lấy một con trâu chúa và hơn một ngàn con trâu mà ban cho Phạm Chí.

Tụng rằng:

Lục tình không kiều ngạo buông thả,
Tứ nhiếp dẫn dắt tâm thầm kín
Tiết kiệm phòng ngừa cho người vật
Im lặng ngưỡng mộ chốn núi rừng
Khe núi uốn cong ngừng tiếng ngựa,
Cành lá đan xen tỏa bóng râm
Hồ cao tụ tập đông tuyết lạnh,
Cửa dưới thầm hiên chim kết tổ
Màu đá xưa nay không cũ mới,
Đỉnh cao hiện rõ nào nay xưa
Xe lớn xa xăm tậm nơi nào,
Ngựa phi nước đại tiễn đường dài
Vì sao tu dưỡng sáu ý niệm,
Thành kính thuộc về một âm thanh
Thuyền báu yêu thương không xuất hiện,
Uổng công cầu cứu giữa biển sâu

NHÂN DUYÊN CẢM ỨNG

Sơ lược dẫn ra hai chuyện: 1. Thiện Đạo Khai thời Tấn; 2. Đỗ Trí Khải thời Đường.

1: Thời nhà Tấn ở núi La Phù có Thiện Đạo Khai, họ Mạnh người vùng Đôn Hoàng, tuổi trẻ ôm ấp chí hướng cao xa, tụng kinh hơn bốn mươi vạn lời, không ăn thóc gạo đậu mè mà chỉ ăn hạt cây bách, hạt cây bách khó có được lại ăn nhựa thông, về sau ăn hạt đá nhỏ mỗi lần nuốt mấy hạt mấy ngày ăn một lần. Có lúc ăn một tí gừng cay, như vậy trải qua bảy năm, sau đó không sợ gì nóng lạnh, mùa Đông phanh áo mùa Hạ ấm áp ngày đêm không nằm. Bạn cùng học với đạo Khai có tất cả mười người thỏa thuận với nhau ăn uống như vậy, qua mười năm có người chết có người rút lui, chỉ có Đạo Khai giữ trọn chí hướng. Thái Thú Tiến Lăng lính đưa ngựa đón đạo Khai, Đạo Khai từ chối tự mình đi bộ quãng đường dài ba trăm dặm, đến sớm hơn một ngày, các thần núi thần cây có lúc hiện ra hình dáng kỳ dị để thử, nhưng không hề có vẻ gì sợ hãi. Vào năm thứ hai thời Kiến Vũ Thạch Hổ, từ Tây Bình đi đến, một ngày đi bảy trăm dặm, đến Nam An độ cho một đứa trẻ làm Sa di, tuổi vừa mười bốn, bẩm thọ giáo pháp thực hành có thể sánh kịp Đạo Khai. Lúc ấy Thái Sử Tần Hổ nói: có vì sao Tiên nhân xuất hiện, sẽ có bậc cao sĩ đi vào khu vực. Thạch Hổ truyền lệnh cho châu quận khắp nơi, có người nào kỳ lạ lập tức bẩm báo. Tháng 11 mùa Đông năm ấy Thứ tử Tần Châu dân biểu chuyển giao Đạo Khai, ban đầu dừng lại trong Pháp Lâm Từ ở phía Tây thành Nghiệp, sau đó chuyển đến chùa Chiêu Đức vùng Lâm Chương ở phóng làm ra lầu gác ngồi thiền. Thạch Hổ cung cấp tiền bạc rất nhiều, Đạo Khai đều dùng để bố thí. Lúc ấy người vui thích Tiên đạo nhiều lần đến hỏi han, Đạo Khai đều không trả lời, mới nói kệ cho họ rằng:

Tôi thương hại cho mọi khổ đau,
Xuất gia làm lợi ích thế gian
Lợi ích thế gian cần học hiểu,
Học hiểu có năng lực đoạn ác Núi non cách trở ít lương thực, Làm kế sách này không ăn uống Không phải là cầu làm Tiên nhân, Mong đừng lan truyền nói với nhau!

Phật Đồ Trừng nói: Đạo sĩ này xem biết vận nước hưng suy, nếu ra đi thì sẽ xảy ra tai họa lớn. Đến năm thứ nhất thời Thái Ninh Thạch Hổ, Đạo Khai cùng với đệ tử rời Nam An đến Hứa xương, con cháu của Thạch Hổ tàn sát nhau làm cho Nghiệp Đô vô cùng hỗn loạn. Đến năm thứ ba thời Tấn Thăng Bình, Đạo Khai đi đến vùng Kiến Nghiệp, chẳng bao lâu đến Nam hải, sau đó đi vào nui La Phù, một mình ở nơi am tranh vắng lặng cách xa trần thế, hưởng thọ hơn một trăm tuổi và tạ thế ở am tranh trong núi, dặn lại đệ tử đem thi hài đặt trong hang đá. Đệ tử mói di chuyển vào trong hang đá. Có người tên là Khang Hoằng, xưa ở khe núi phía Bắc, nghe là đệ tử Đạo Khai mà thuật lại, Đạo Khai xưa ở trong núi thường có thần tiên qua lại, thế là từ xa đem tâm cung kính hướng đến, và sau đó ẩn mình ở Nam Hải đích thân qua lại gặp gỡ nhau đi sâu nghiên cứu ngưỡng mộ vô cùng, được nghe đầy đủ đến mà truyền lại cho biết như vậy. Ca ngợi rằng:

Trang nghiêm thay, người đức hạnh!

Bồng bềnh đoạn tuyệt trần gian

Bên ngoài Tiểu thừa bình dị,

Bên trong thông suốt tánh không

Dáng vẻ sâu thẳm sáng rực,

Bước cao là đến an lành Ăn cỏ chi lan nuôi thân,

Lang thang khắp nơi Trời đất.

Năm thứ nhất thời Tấn Hưng Ninh, Viên Hồng ở quận Trần làm Thái Thú Nam Hải, cùng với em trai là Dĩnh Thúc và Sa môn Chi Pháp Phòng, cùng nhau leo lên núi La Phù, đến cửa hang đá trông thấy hình hài của đạo Khai, và hương đèn dụng cụ bằng sành hãy còn, viên Hồng nói: Nghiệp hạnh của Pháp Sư đặc biệt hơn mọi người, đích thực là con ve lột xác mà thôi. Mới làm bài ca ngợi rằng:

Vật đẹp làm cho khác lạ,
Đức hạnh không đứng lẻ loi Con người sâu kín xa xôi, Nhìn đỉnh cao há hòa nhập?
Bồng bềnh Tiên nhân linh ứng,
Nay dạo gót hài nơi đâu Để lại giầy giữa rừng xanh, Ngàn năm tiếp tục duy trì.

Về sau Sa môn Tăng Cảnh Đạo Tiệm, đều muốn leo lên núi La Phù nhưng cuối cùng không đến được đỉnh núi.

Chuyện trên đây trích từ Lương Cao Tăng Truyện Lục.

2: Đỗ Trí Khải người vùng Ly Hồ Tào Châu thời nhà Đường, tu ổi trẻ thích kinh điển nhà Phật nên không làm quan, không lấy vợ mà khoác y phục làm Tăng, ở gần trong Thái Sơn lấy đọc tụng làm sự ng hiệp. Năm thứ 21 thời nhà Đường Trinh Quán, ở trong núi gặp phải tai họa gần chết, lấy ca sa che kín thân thể mà đầu óc mơ màng như trong mộng, thấy mẹ già và mấy chục người con gái đẹp nhiều lần đến cùng nhau quấy nhiễu. Trí Khải vẫn nghiêm trang bất động nên đám con gái dần dần áp sát cùng nhau trách mắng, đều nói rằng: Khiêng đi ném vào trong khe núi phía Bắc! Tức thì tất cả tiến gần lại trước mặt cùng lúc nắm lấy, có người chạm vào cà sa, liền cùng nhau cất tiếng niệm Phật, lùi lại phía sau sám hối thỉnh cầu tạo hình tượng Đức Phật A di đà giúp cho và tụng danh hiệu Bồ tát Quán Âm hơn ba mươi lần. Trong chốc lát liền cảm thấy trên thân thể ướt đẩm mồ hôi, tức thì căn bệnh khỏi hẳn. Chuyện trên đây trích từ Minh Báo Thập Di Lục.