Ở đây có hai ý:
1/ Niệm Phật công đức, đúng theo lý, lẽ ra diệt tội không khác nhau, nhưng vì người tội trong ba phẩm nghiệp ác có nhiều ít: Hạ phẩm thượng sinh tội ít, chỉ có tội trong năm mươi ức kiếp, chướng sinh Tây phương, người ở hai phẩm dưới tội dần dần nhiều, nên có tội trong tám mươi ức kiếp. Vì tội kia có tăng giảm, nên nói diệt nhiều ít khác nhau, chẳng phải niệm công đức khác, khiến cho diệt tội của họ cũng khác. Ví như tráng sĩ có sức mạnh, có thể vác tám đấu gạo, có người chỉ vác có năm đấu, bỏ sự hành trì của tráng sĩ kia, chẳng phải tráng sĩ không thể giở lên nhiều, mà gạo chỉ vốn có năm đấu. Nghĩa này cũng vậy. Hạ phẩm thượng sinh chỉ có tội trong năm mươi ức kiếp, Phật tùy tội của họ nhiều ít, nói diệt năm mươi ức kiếp; Hạ phẩm trung sinh tội nặng hơn phẩm trước, ba mươi ức kiếp tùy tội chướng của họ, mà nói diệt tội trong tám mươi ức kiếp sinh tử. Nên tội của hạng Hạ phẩm hạ sinh là nặng nhất, nên nếu đầy đủ mười niệm xưng A di đà Phật, trong mỗi niệm diệt tội trong tám mươi ức kiếp ba phẩm này nói diệt tội khác nhau, chẳng phải là niệm Phật công đức khác nhau.
2/ Niệm danh hiệu Phật công đức tuy không khác, nhưng do tâm niệm Phật có chí thành khác nhau nên khiến diệt tội nhiều ít khác nhau. Hạ phẩm thượng sinh, tội nghiệp nhẹ mỏng, chết không có tướng ác, tâm sợ sệt không cùng cực, dù chí thành niệm Phật, chỉ có thể diệt tội trong năm mươi ức kiếp sinh tử; Hạ phẩm trung sinh, lửa mạnh của địa ngục cùng lúc đều đến, người tội quên sợ, chí thành niệm Phật, do tâm triệt để, nên diệt trừ tội nặng trong tám mươi ức kiếp.